Bài giảng Chương 4: Oxi – không khí (tiếp)

Kiến thức

- HS nắm vững được các khái niệm cụ thể về nguyên tố và đơn chất oxi: tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- HS nắm vững được những khái niệm mới: sự oxi hoá, sự cháy, sự oxi hoá chậm, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ.

- Củng cố và phát triển các khái niệm hoá học đã học ở các chương 1, 2, 3 về chất, hỗn hợp, nguyên tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, phân tử, CTHH, hoá trị, phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 4: Oxi – không khí (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4: OXI – KHÔNG KHÍ
* Mục tiêu chương
1. Kiến thức
- HS nắm vững được các khái niệm cụ thể về nguyên tố và đơn chất oxi: tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- HS nắm vững được những khái niệm mới: sự oxi hoá, sự cháy, sự oxi hoá chậm, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ.
- Củng cố và phát triển các khái niệm hoá học đã học ở các chương 1, 2, 3 về chất, hỗn hợp, nguyên tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, phân tử, CTHH, hoá trị, phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, và tiến hành một số thí nghiệm đơn giản như điều chế oxi, nhận biết oxi, thu khí oxi, đốt một vài đơn chất trong oxi.
- Rèn kĩ năng đọc viết kí hiệu các nguyên tố hoá học, CTHH, PTHH, tính toán theo PTHH.
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp, phán đoán, vận dụng các kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng thực tế.
3. Thái độ
Giáo dục lòng yêu thích môn học.
Ngµy so¹n : 
Ngµy gi¶ng: 
TiÕt 37
	TÍNH CHẤT CỦA OXI (T1)
1. Mục tiêu
1.1. KiÕn thøc
BiÕt ®­îc:
- Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
- HS biết được tính chất hoá học của oxi: Oxi là phi kim hoạt động hoá học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều phi kim: S, P hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.
1.2. KÜ n¨ng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với S, P rút ra được tính chất hoá học của oxi.
- Viết được PTHH.
1.3. Th¸i ®é 
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị
- GV:+ Dụng cụ : Đèn cồn, môi sắt
 + Hóa chất: 2 lọ chứa oxi, S, P.
- HS: 	chuÈn bÞ tr­íc bµi ë nhµ.
3. Phương pháp
- Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành.
4. Tiến trình dạy học
4.1. æn ®Þnh líp
4.2. KiÓm tra bµi cò
4.3. Bài mới
Ho¹t ®éng cña GV - HS
Ghi b¶ng
*Hoạt động 1: tính chất của oxi
- GV: Giới thiệu oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất ( 49,4% khối lượng vỏ trái đất)
? Trong tự nhiên oxi có ở đâu?
-HS: oxi có trong không khí.
? Hãy cho biết ký hiệu, CTHH, NTK, PTK của oxi?
-HS: + KHHH: O.
 + CTHH : O2.
 + NTK : 16.
 + PTK : 32.
-GV: cho HS quan sát lọ đựng oxi
? Hãy nêu những tính chất vật lý của oxi?
-HS: Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Hoá lỏng ở -183 độ C.
? Vậy oxi nặng hay nhẹ hơn không khí?
-HS: oxi nặng hơn không khí.
? ở 200C 1lit nước hòa tan được 31l khí oxi. NH3 tan được 700l. Vậy oxi tan nhiều hay ít trong nước?
- GV: Oxi hóa lỏng ở - 1830, oxi lỏng màu xanh nhạt.
? Em hãy nêu kết luận về tính chất vật lý của oxi?
*Hoạt động 2: tính chất hóa học
- GV làm thí nghiệm: Đưa muôi sắt có chứa bột S vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó đưa S đang cháy vào lọ thuỷ tinh có chứa khí oxi.
- Yêu cầu HS quan sát.
?Nêu hiện tượng của phản ứng.
-HS : lưu huỳnh cháy với ngọn lửa màu xanh, chất khí thoát ra.
? So sánh các hiện tượng S cháy trong không khí và trong oxi.
- GV: Chất khí đó là lưu huỳnh đioxit: SO2( còn gọi là khí Sunfurơ).
? Viết PTPƯ.
- GV làm TN: Đốt P đỏ trong không khí và trong khí oxi.
- Yêu cầu HS quan sát.
?Nêu hiện tượng xảy ra.
-HS : photpho cháy với ngọn lửa sáng chói.
? So sánh các hiện tượng P cháy trong không khí và trong oxi.
- GV giới thiệu: Bột đó là Điphotpho pentao xit P2O5 tan được trong nước.
? Hãy viết PTHH?
? Nhắc lại tính chất hóa học của oxi?
- KHHH: O.
- CTHH : O2.
- NTK : 16.
- PTK : 32.
I. Tính chất vật lí:
- Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Hoá lỏng ở -183 độ C.
II. Tính chất hoá học:
 1. Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với lưu huỳnh 
- lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí không mùi.
 S (r) + O2 (k) → SO2 (k)
b. Tác dụng với photpho:
- Phot pho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói tạo ra khói dày đặc bám vào thành bình dưới dạng bột.
 4P (r) + 5O2 (k) → 2P2O5 (r)
4.4. Cñng cè
GV
HS
Bài 1 :
a. Tính thể tích khí oxi tối thiểu (ĐKTC) cần dùng để đôt cháy hết 1,6g bột lưu huỳnh.
b. Tính khối lượng SO2 tạo thành sau phản ứng.
 Bài 2: Đốt cháy 6,2g P trong một bình kín có chứa 6,72 l khí oxi ở ĐKTC
a. Viết PTHH.
b. Sau phản ứng P hay oxi dư
c. Tính khối lượng hợp chất tạo thành.
Bài 1:
nS = 1,6 : 32 = 0,05 mol
PT: 
 S (r) + O2 (k) → SO2 (k)
nO2 = n S = n SO2 = 0,05 mol
VO2 (đktc) = 0,05 . 22,4 = 1,12l
m SO2 = 0,05 . 64 = 3,2g
Bài 2: 
a. PTHH: 4P (r) + 5O2 (k) → 2P2O5 (r)
b. nP = 6,2 : 31 = 0,2 mol
nO2 = 6,72: 22,4 = 0,3 mol
theo PT oxi còn dư còn P phản ứng hết.
nO2 sau phản ứng = = 0,25 mol
n O2 dư = 0,3 - 0,25 = 0,05 mol
c. Theo PT n P2O5 = 1/2 n P = 0,2 : 2 = 0,1 mol
mP2O5 = 0,1 . 142 = 14,2g
4.5. H­íng dÉn vÒ nhµ 
- §äc tr­íc néi dung phÇn 2: tÝnh ch©t hãa häc.
5. Rót kinh nghiÖm
Ngµy so¹n : 
Ngµy gi¶ng: 
TiÕt 38
	TÍNH CHẤT CỦA OXI (T2)
1. Mục tiêu
1.1. KiÕn thøc
BiÕt ®­îc:
- Một số tính chất hóa học của oxi: tác dụng với hầu hết các kim loại như: Fe, Cu và hợp chất như CH4. 
- Sù cÇn thiÕt cña oxi trong ®êi sèng 
 1.2. KÜ n¨ng
- Quan sát thí nghiệm của oxi với Fe rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxi.
- Viết được các PTHH.
- Tính được thể tích của oxi tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học ( ở đktc).
1.3. Th¸i ®é 
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị
- GV:+ Dụng cụ : Đèn cồn, môi sắt
 + Hóa chất: lọ chứa oxi, dây sắt.
- HS: 	chuÈn bÞ tr­íc bµi ë nhµ.
3. Phương pháp
- Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành.
4. Tiến trình dạy học
4.1. æn ®Þnh líp
4.2. KiÓm tra bµi cò
4.3. Bài mới
Ho¹t ®éng cña GV - HS
Ghi b¶ng
*Hoạt động 1: Tác dụng với kim loại
- GV: Tiết trước chúng ta đã biết oxi tác dụng với một số phi kim. Tiết này chúng ta sẽ xét tiếp các tính chất hóa học của oxi đó là tác dụng với kim loại và các hợp chất.
- GV: Làm thí nghiệm biểu diễn
- Cho đoạn dây sắt vào bình dựng oxi.
? Có dấu hiệu của phản ứng không.
-HS: không có hiện tượng xảy ra.
- GV: Quấn vào đầu đoạn dây thép một mẩu than gỗ đốt cho than cháy và dây sắt nóng đỏ đưa nhanh vào bình đựng oxi
? Quan sát và nêu nhận xét hiện tượng?
-HS : sắt cháy sáng chói, tạo ra các hạt nâu đỏ.
-GV : giới thiệu các hạt nâu đỏ là oxit sắt từ Fe3O4
? Hãy viết PTHH.
*Hoạt động 2: Tác dụng với hợp chất 
- GV : giới thiệu khí metan có trong khí bùn ao, phản ứng cháy của metan trong không khí tạo thành khí cacbonic, nước, đồng thời toả nhiều nhiệt.
-GV : yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK.
?Viết PTPU.
? Từ những tính chất hóa học của khí oxi hãy rút ra kết luận về đơn chất oxi.
II. Tính chất hoá học:
 2. Tác dụng với kim loại
- Sắt cháy sáng chói , không có lửa , không có khói tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu
 3 Fe(r) + 2O2 (k) → Fe3O4 (r)
3. Tác dụng với hợp chất:
- PTHH:
 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 
 (k) (k) (k) (h)
* Kết luận: Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia PƯHH với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất oxi có hoá trị II.
4.4. Cñng cè
GV
HS
Bài 1 :
a. Tính V khí oxi ở đktc cần thiết để đốt cháy hết 3,2 g khí metan.
b. Tính khối lượng khí CO2 tạo thành 
 Bài 2: Viết các PTHH khi cho bột đồng , cácbon , nhôm tác dụng với oxi
Bài 1:
nCH4 = 3,2 : 16 = 0,2 mol
PTHH : 
 CH4 (k) + 2O2(k) → CO2(k) + 2H2O(l)
Theo PT nO2 = 2nCH4 = 2. 0,2 mol = 0,4 mol
VO2 = 0,4 . 22,4 = 8,96l
nCO2 = nCH4 = 0,2 mol
m CO2 = 0,2 . 44 = 8,8g
Bài 2: 
2Cu + O2 → 2CuO
C + O2 → CO2
4Al + 3O2 → 2 Al2O3
4.5. H­íng dÉn vÒ nhµ 
- Chuẩn bị trước bài: sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp. Ứng dụng của oxi.
5. Rót kinh nghiÖm

File đính kèm:

  • doct37-38.doc