Bài giảng Chương 2: Cacbohiđrat (tiết 6)

Kiến thức

Biết được :

 Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.

 Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của glucozơ.

 Cấu trúc phân tử dạng mạch hở, dạng mạch vòng.

Hiểu được : Tính chất hoá học của glucozơ :

+ Tính chất của ancol đa chức.

+ Tính chất của anđehit đơn chức

 

doc11 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 2: Cacbohiđrat (tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc cấu tạo phân tử của glucozơ?
	A. phản ứng với Na và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.
	B. phản ứng với NaOH và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.
	C. phản ứng với CuO và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.
	D. phản ứng với Cu(OH)2 và với dung dịch AgNO3 trong amoniac.
2.4. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
	A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.	
	B. Metyl a - glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở.
	C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng 	mạch 	hở.	
	D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
2.5. Các chất Glucozơ (C6H12O6), fomandehit (HCHO), axetandehit CH3CHO, Fomiatmetyl (H-COOCH3), phân tử đều có nhóm – CHO nhưng trong thực tế để tráng gương người ta chỉ dùng:
 A. CH3CHO B. HCOOCH3 C. C6H12O6 D. HCHO
2.6. Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây không dùng để chứng minh được cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch hở:
 A. Khử hoàn toàn glucozơ cho n - hexan.
 B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc. 
 C. Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO-
 D. Khi có xúc tác enzim, dung dịch glucozơ lên men tạo rượu etylic 
2.7. Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây dùng để chứng minh được cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch vòng:
 A. Khử hoàn toàn glucozơ cho n - hexan.
 B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc. 
 C. Glucozơ có hai nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
 D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. 
2.8. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng?
	A. phản ứng với Cu(OH)2.	B. phản ứng với AgNO3/NH3.
	C. phản ứng với H2/Ni, to.	D. phản ứng với CH3OH/HCl.
2.8. Đồng phân của glucozơ là
	A.	saccarozơ	 B. mantozơ
	C.	xenlulozơ 	 D. fructozơ
2.10. Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?
A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.
B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
C. Còn có tên gọi là đường nho.
D. Có 0,1% trong máu người.
2.11. Khi nào bệnh nhân được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ (còn được gọi với biệt danh “huyết thanh ngọt”).
	A. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu > 0,1%.
	B. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu < 0,1%.
	C. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu = 0,1%.
	D. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu từ 0,1% ® 0,2%.
2.12. Cấu tạo nào dưới đây là một dạng cấu tạo của glucozơ?
b) Tính chất:
2.13. Để xác định glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh đái tháo đường người ta dùng 
	A. axit axetic 	 	B. đồng (II) oxit
	C. natri hiđroxit 	 	D. đồng (II) hiđroxit
2.14. Glucozơ tác dụng được với tất cả chất trong nhóm chất nào sau đây?
	A. H2/Ni , nhiệt độ; Cu(OH)2; [Ag(NH3)2]OH; H2O/H+, nhiệt độ.
	B. [Ag(NH3)2]OH; Cu(OH)2; H2/Ni, đun nóng; CH3COOH/H2SO4 đặc, đun nóng.
	C. H2/Ni , nhiệt độ; [Ag(NH3)2]OH; NaOH; Cu(OH)2.
	D. H2/Ni , nhiệt độ; [Ag(NH3)2]OH; Na2CO3; Cu(OH)2. 
2.15. Phản ứng khử glucozơ là phản ứng nào sau đây ?
	A. Glucozơ + H2/Ni , to. 	B. Glucozơ + Cu(OH)2.
	C. Glucozơ + [Ag(NH3)2]OH.	D. Glucozơ etanol. 
2.16. Phản ứng chuyển glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau là
	A. phản ứng với Cu(OH)2.	B. phản ứng tráng gương.
	C. phản ứng với H2/Ni. to.	D. phản ứng với kim loại Na.
2.17. Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là
	A. [Ag(NH3)2]OH.	B. Cu(OH)2.
	C. dung dịch Br2.	D. H2.
2.18. Sobit (sobitol) là sản phẩm của phản ứng
	A. khử glucozơ bằng H2/Ni, to.	
	B. oxi hóa glucozơ bằng [Ag(NH3)2]OH.
	C. lên men rượu etylic.	
	D. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. 
2.19. Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
	A. H2/Ni, to.	B. Cu(OH)2.
	C. dung dịch brom.	D. AgNO3/NH3.
2.20. Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất của nhóm andehit
B. Tính chất poliol
C. Tham gia phản ứng thủy phân
D. Lên men tạo rượu etylic
2.21. Để chứng minh glucozơ có nhóm chức andehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hoá học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức andehit của glucozơ?
A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3.
B. Oxi hoá glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.
C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.
D. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t0.
2.22. Có bốn lọ mất nhãn chứa: Glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên ?
A. [Ag(NH3)2]OH.	B. Na kim loại.
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.	D. Nước brom.
2.23. Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
	A. 68,0g; 43,2g.	B. 21,6g; 68,0g.
	C. 43,2g; 68,0g.	D. 43,2g; 34,0g.
2.24. Cho glucozơ lên men tạo thành ancol, khí CO2 tạo thành được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 50g kết tủa, biết hiệu suất lên men là 80%, khối lượng ancol thu được là:
	A. 23,0g.	B. 18,4g.
	C. 27,6g.	D. 28,0g.
2.25. Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 400 thu được, biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%.
A. 3194,4 ml 	B. 2785,0 ml 
C. 2875,0 ml	D. 2300,0 ml
2.26. Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18 gam glucozơ. 
A. 2,16 gam B. 10,80 gam
C. 5,40 gam D. 21,60 gam
2.27. Lên men a gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Tính a.
A. 13,5 gam	B. 15,0 gam 
C. 20,0 gam	D. 30,0 gam
2.28. Tính lượng kết tủa đồng (I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa 9 gam glucozơ và lượng dư đồng (II) hidroxit trong môi trường kiềm.
A. 1,44 gam	B. 3,60 gam
C. 7,20 gam	D. 14,4 gam
2.29. Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh từ CO2 và H2O cần được cung cấp năng lượng là 2813 kJ. Nếu mỗi phút bề mặt trái đất nhận được khoảng 2,09J năng lượng mặt trời thì thời gian để 10 lá cây xanh với diện tích mỗi lá là10 cm2 tạo ra 1,8 gam glucozơ là a phút, biết chỉ có 10% năng lượng mặt trời được sử dụng cho phản ứng tổng hợp glucozơ. Trị số của a là
	A. 670 	B. 1430 	C. 1340 	D. 715
GIẢI: Năng lượng cần để tạo ra 1,8 gam glucozơ:
(2813 . 1,8) : 180 = 28,13 (kJ) hay 28130 (J)
Năng lượng được 10 lá cây sử dụng trong 1 phút: 
 Thời gian cần thiết: 
28130 : 21 » 1340 (phút) hay 22 giờ 20 phút
2.30. Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực
B. Tráng gương, tráng phích
C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic 
D. Nguyên liệu sản xuất PVC 
2. Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ 
a) Đặc điểm cấu tạo phân tử
2.31. Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là
A. Đều có trong củ cải đường
B. Đều tham gia phản ứng tráng gương
C. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh 
D. Đều được sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”
2.32. Câu nào sai trong các câu sau:
A. Không thể phân biệt mantozơ và đường nho bằng cách nếm
B. Tinh bột và xenlulozơ không tham gia phản ứng tráng gương vì phân tử đều không chứa nhóm chức – CH=O
C. Iot làm xanh tinh bột vì tinh bột có cấu trúc đặc biệt nhờ liên kết hidro giữa các vòng xoắn amilozơ hấp thụ iot.
D. Có thể phân biệt mannozơ với saccarozơ bằng phản ứng tráng gương
2.33. Dựa vào tính chất nào sau đây, ta có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n.
 A. Tinh bột và xen lulozơ khi bị đốt cháy đều cho tỉ lệ mol 
 B. Tinh bột và xen lulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc.
 C. Tinh bột và xen lulozơ đều không tan trong nước.
 D. Thuỷ phân tinh bột và xen lulozơ đến tận cùng trong môi trường axit đều thu được glucozơ C6H12O6.
2.34. Phân tử mantozơ được cấu tạo bởi
	A.	1 gốc glucozơ và 1 gốc fructozơ
	B.	2 gốc fructozơ ở dạng mạch vòng
	C.	nhiều gốc glucozơ
	D.	2 gốc glucozơ ở dạng mạch vòng
2.35. Qua nghiên cứu phản ứng este hoá xenlulozơ người ta thấy mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) có
	A. 5 nhóm hiđroxyl 	 C. 3 nhóm hiđroxyl 
	B. 4 nhóm hiđroxyl 	 D. 2 nhóm hiđroxyl
2.36. Câu nào đúng trong các câu sau: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về
A. Công thức phân tử
B. tính tan trong nước lạnh
C. Cấu trúc phân tử
D. phản ứng thuỷ phân
2.37. Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là
	A. (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n.	B. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n. C. [C6H7O2(OH)3]n, (C6H10O5)n. 	D. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n.
2.38. Khối lượng saccarozơ cần để pha 500 ml dung dịch 1M là:
 A. 85,5 gam 	B. 171 gam 
 C. 342 gam 	D. 684 gam 
2.39. Khi thuỷ phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là
	A.	fructozơ	B. glucozơ 
	C.	saccarozơ	D. mantozơ
2.40. Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?
	A. Saccarozơ 	B. Tinh bột 
	C. Glucozơ	D. Xenlulozơ 
2.41. Saccarozơ có thể tác dụng với các chất
	A. H2/Ni, t0 ; Cu(OH)2, đun nóng ; 
	B. Cu(OH)2, đun nóng ; CH3COOH /H2SO4 đặc, t0. 
	C. Cu(OH)2, đun nóng ; dung dịch AgNO3/NH3.
	D. H2/Ni, t0 ; CH3COOH /H2SO4 đặc, t0. 
2.42. Đốt cháy hoàn toàn 0,5130 gam một cacbohidrat (X) thu được 0,4032 lít CO2 (đktc) và 2,97 gam nước. X có phân tử khối < 400 và có khả năng dự phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là
A. Glucozơ B. Fructozơ
C. Saccarozơ D. Mantozơ
2.43. Dùng 340,1 kg xenlulozơ và 420 kg HNO3 nguyên chất có thể thu được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat, biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%?
A. 0,75 tấn 	B. 0,6 tấn C. 0,5 tấn	D. 0, 85 tấn
2.44. Có thể tổng hợp rượu etylic từ CO2 theo sơ đồ sau:
 CO2 ® Tinh bột ® Glucozơ ® rượu etylic
Tính thể tích CO2 sinh ra kèm theo sự tạo thành rượu etylic nếu CO2 lúc đầu dùng là 1120 lít (đktc) và hiệu suất của mỗi quá trình lần lượt là 50%; 75%; 80%.
A. 373,3 lít B. 149,3 lít
C. 280,0 lít D. 112,0 lít
2.45. Khử glucozơ bằng hidro để tạo socbitol. Lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam socbitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam B. 22,5 gam
C. 1,44 gam D. 14,4 gam
32. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7 kg Xenlulozơ trinitrat từ xenlulozơ và axit nitric vớ

File đính kèm:

  • docTu hoc 12-2.doc