Bài giảng Chương 1: Xhất, nguyên tử, phân tử - Bài 2: Chất

MỤC TIÊU

 1/ Kiến thức

 - HS phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo, vật liệu và chất (giới hạn ở những chất được giới thiệu).

 - Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất, các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất,còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất.

 - HS biết các cách (quan sát, làm TN) để nhận ra tính chất của chất, mỗi chất có những tính chất vật lý, hóa học nhất định. Phân biệt chất và hỗn hợp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 1: Xhất, nguyên tử, phân tử - Bài 2: Chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hóa học 9 Trường THCS Long Hữu
 TUẦN: 01 NGÀY SOẠN:
 TIẾT: 02 NGÀY DẠY:
CHƯƠNG 1: CHẤT, NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ
BÀI 2: CHẤT
 I / MỤC TIÊU
 1/ Kiến thức
 - HS phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo, vật liệu và chất (giới hạn ở những chất được giới thiệu).
 - Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất, các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất,còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất.
 - HS biết các cách (quan sát, làm TN) để nhận ra tính chất của chất, mỗi chất có những tính chất vật lý, hóa học nhất định. Phân biệt chất và hỗn hợp.
 - Biết được nước tự nhiên là 1 hỗn hợp, nước cất là chất tinh khiết; Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.
 2/ Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo; chất tinh khiết và hỗn hợp.
 - Kỹ năng quan sát thí nghiệm, một số thao tác thí nghiệm đơn giản.
 3/ Thái độ:
 - Ứng dụng tính chất của chất vào thực tế cuộc sống.
 - Ý thức giữ gìn nguồn nước sạch.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Phương pháp: Thí nghiệm nghiên cứu, thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, trực quan, đàm thoại.
 2/ Phương tiện:
 a) GV: +Dụng cụ: Đèn cồn, quẹt diêm, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, dụng cụ đo nhiệt kế.
 + Hóa chất: bột lưu huỳnh, nước tự nhiên, nước khoáng, nước cất, muối ăn, cồn.
 + Tranh phóng to H1.1, 1.2 trang 8 SGK; H1.4, H1.5 trang 10 SGK, bảng phụ.
 b) HS: Đọc trước bài “chất” 
III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 1/ Ổn định: (1 phút)
 2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 Hóa học là gì ? vai trò của hóa học trong cuộc sống chúng ta ? Phương pháp để học tốt môn hóa học ?
 3/ Bài mới: Các em thường nghe nói đến chất, chất có ở đâu ? và có tính chất gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài này.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHẤT CÓ Ở ĐÂU ? (10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV: Thông báo 
 Hằng ngày chúng ta thường tiếp xúc với nhiều vật thể có xung quanh chúng ta như quần áo, sách vở,..và cả bầu khí quyển, những vật này có phải là chất không ?
- GV: Gọi hs đọc sgk trang 7.
- GV: Các em hãy quan sát và kể tên những vật cụ thể quanh em ?
- GV: Những vật vừa kể gọi chung là ? 
- GV: Vật thể có 2 loại: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
- GV: Vật thể tự nhiên là những gì có sẵn trong tự nhiên, còn vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
- GV: Các em hãy nêu ra đâu là vật thể tự nhiên, đâu là vật thể nhân tạo ở ví dụ trên ?
- GV: Vậy chất có ở đâu ? 
- GV: Thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
- HS: đọc sgk.
- HS:bàn, ghế, phấn, con người, cây cối, soong, thủy tinh, sông, suối,
- HS: gọi chung là vật thể.
 Vật thể
Tự nhiên nhân tạo 
Một số chất làm từ 
 vật liệu
Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất
- HS: trả lời.
 + Vật thể tự nhiên: sông, suối, cây cối, con người.
 + Vật thể nhân tạo: thuỷ tinh, soong, bàn, ghế, phấn.
- HS: Ở đâu có vật thể ở đó có chất.
- HS: Khác nhận xét kết luận
I/ CHẤT CÓ Ở ĐÂU?
chất có ở khắp nơi ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
HOẠT ĐỘNG 2: TÍNH CHẤT CỦA CHẤT (20 phút)
- GV: Hiện nay người ta biết được khoảng 3 triệu chất nhưng vẫn đang nghiên cứu tìm , muốn tìm chất mới phải nghiên cứu tính chất của chất.Vậy làm thế nào để biết tính chất của chất?
- GV: Gọi hs đọc mục II sgk trang 8.
- GV: chất có ở mấy trạng thái ? 
- GV: Tính chất của chất gồm tính chất vật lý và tính chất hóa học.
- GV: Vậy tính chất vật lý bao gồm những tính chất gì ?
- GV: Khả năng cháy, phân huỷ gọi là gì ?
- GV: Khi 1 chất cháy không phải là nó mất đi mà nó biến đổi thành chất khác. 
- GV: Nêu ví dụ: đốt củi tro.
- GV: yêu cầu hs đọc mục a, b, c sgk trang 8.
- GV: Tiến hành thí nghiệm và giải thích mục a, b, c.
- HS: đọc sgk.
- HS: Chất có 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.
- HS: gồm
thể, màu, mùi,vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
- HS: gọi là tính chất hóa học.
- HS: ghi nhận.
- HS: Đọc mục a, b, c sgk trang 8.
- HS:Ghi nhậnkết luận.
II/ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
 1/ MỖI CHẤT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT NHẤT ĐỊNH
Tính chất vật lý: gồm thể,màu,mùi,vị,tính tan , nhiệt đô sôi,nhiệt độ nóng chảy,khối lượng riêng,dẫn điện,dẫn nhiệt.
-Tính chất hóa học: là có sự biến đổi chất này thành chất khác.
-GV: yêu cầu hs đọc sgk trang 9.
-GV:Những chất khác nhau có thể có những tính chất giống hay khác nhau?
-GV:Mỗi chất có những tính chất riêng khác biệt với chất khác.Gọi hs cho ví dụ. 
-GV:Ngoài ra biết cách sử dụng chất và biết ứng ụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
-GV:Gọi hs kết luận.
-HS: đọc sgk.
-HS: có một số tính chất giống nhau.
-HS:Cho ví dụ:nước và cồn.
-HS:chú ý lắng nghe.
-HS:Kết luận.
2/VIỆC HIỂU BIẾT TÍNH CHẤT CỦA CHẤT CÓ LỢI GÌ?
-Giúp phân biệt chất này với chất khác,nhận biết được chất.
-Biết cách sử dụng chất.
-Biết ứng dụng chất thích hợp vào sản xuất,đời sống.
 4/Củng cố:(7 phút)
 -HS:trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk trang11.
 -Hãy nêu tính chất hóa học của chất và tính chất vật lý?
 5/ Dặn dò: (2 phút)
 - Hs học bài và làm bài tập 4 sgk trang 11.
 -Xem tiếp phần còn lại của bài,chuẩn bị mỗi nhóm 1 chai nước khoáng.
 ----------------------HẾT----------------------------

File đính kèm:

  • docchat.doc