Bài giảng Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ (tiếp theo)

mục tiêu chương:

1. kiến thức :

- học sinh hiểu và biết được các hợp chất vô cơ gồm 4 loại: oxit, axit, bazơ, muối.

- học sinh hiểu biết tính chất hóa học, viết phương trình hóa học tương ứng.

- biết các ứng dụng và phương pháp điều chế chất.

2. kĩ năng:

- rèn luyện kỹ năng các thao tác làm thí nghiệm, sử dụng hóa chất.

- rèn học sinh kĩ năng quan sát hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình hóa học.

- phân biệt một số oxit cụ thể.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I:
CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
* MỤC TIÊU CHƯƠNG:
1. Kiến thức :
- Học sinh hiểu và biết được các hợp chất vô cơ gồm 4 loại: oxit, axit, bazơ, muối.
- Học sinh hiểu biết tính chất hóa học, viết phương trình hóa học tương ứng.
- Biết các ứng dụng vàø phương pháp điều chế chất.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng các thao tác làm thí nghiệm, sử dụng hóa chất.
- Rèn học sinh kĩ năng quan sát hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình hóa học.
- Phân biệt một số oxit cụ thể.
- Tính thành phần % về khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp hai chất. 
3. Thái độ:
- Học sinh vận dụng kiến thức , kỹ năng đã biết để giải thích một hiện tượng nào đó có trong cuộc sống.
Ngày dạy: 
Tiết ppct: 02	 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT.
KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT.
1. MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức :
- Học sinh biết được những tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit, dẫn ra phương trình hóa học tương ứng của mỗi tính chất. 
- Học sinh hiểu được cơ sở để phân loại oxit axit, oxit bazơ.
1.2. Kĩ năng:
 - Vận dụng hiểu biết tính chất hóa học để phân loại oxit và rèn kỹ năng viết phương trình hóa học.
 - Giải các bài tập định tính, định lượng.
1.3. Thái độ:
- Hiểu và phân loại oxit.
2. TRỌNG TÂM:
	Tính chất hóa học của oxit.
3. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Hóa chất:CuO, CaO, H2O, HCl. 
 Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút.
	b. Học sinh: Tìm hiểu bài học trước ở nhà.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 
Hãy định nghĩa thế nào là oxit, axit, bazơ, muối? Cho VD. (10đ)
- Oxit: là hợp chất tạo nên từ 2 nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. Vd: CuO, Na2O, Al2O3 
- Axit: là hợp chất phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Vd: HCl, H2SO4 
- Bazơ: là hợp chất phân tử gồm 1 ntử KL liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit Vd: NaOH, 
- Muối: là hợp chất phân tử gồm 1 hay nhiều ntử KL liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. Vd: NaCl
4.3. Giảng bài mới: 
Ở chương 4 “oxi – không khí” biết sơ lược oxit axit, oxit bazơ. Chúng có những tính chất hóa học nào? Tìm hiểu tiết hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1: Tính chất hóa học của oxit.
Phương pháp: Vấn đáp, thí nghiệm.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về oxit bazơ?
GV: yêu cầu HS viết phương trình hóa học:
BaO + H2O ® 
Na2O + H2O ® 
GV yêu cầu HS kể thêm một số oxit bazơ nào khác?
HS Kể: K2O, Li2O, CaO,
GV: Nêu kết luận về tính chất tác dụng với nước.
Gọi học sinh đọc thí nghiệm SGK/ 4
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm.
HS: Làm thí nghiệm nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
- Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO màu đen khô vào ống nghiệm chứa 2 –3 ml dung dịch HCl. Lắc nhẹ và quan sát.
HS: Hoạt động nhóm quan sát thí nghiệm nêu hiện tượng: bột màu đen hoà tan tạo thành dung dịch màu xanh lam.
HS: Viết phương trình hóa học: 
CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O
GV: Dung dịch màu xanh lam là dung dịch gì, tên gọi?
HS: Dung dịch màu xanh lam: CuCl2: Đồng (II) clorua.
GV: Gọi HS đọc phần kết luận.
HS: Đọc phần kết luận SGK.
GV giới thiệu: Bằng thực nghiệm người ta chứng minh rằng: Một số oxit bazơ: CaO, BaO, K2O, Na2O tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
HS: Viết pthh: BaO + CO2 ® BaCO3
GV: Yêu cầu HS nêu lên kết luận về tính chất của oxit bazơ tác dụng với oxit axit.
Kết luận: oxit bazơ + oxit axit ® Muối.
GV: Liên hệ lớp 8 yêu cầu HS viết PTHH oxit axit tác dụng với nước.
HS: P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
GV: Nêu lại một số gốc axit, axit tương ứng với các oxit axit thường gặp.
HS kể: SO2 ® = SO3 SO3 ® = SO4
 CO2 ® = CO3 N2O5 ® _ NO3
HS: Từ các vấn đề trên rút ra kết luận
GV: Gợi ý để HS liên hệ đến phản ứng của CO2 với dd Ca(OH)2 và viết PTHH.
HS: Viết PTHH: CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯+ H2O
GV: Thuyết trình nếu thay CO2 bằng SO2, SO3 cũng xảy ra phản ứng như vậy. Viết phương trình hoá học .
HS: Viết pthh: SO2 + Ca(OH)2 ® CaSO3 + H2O
 SO3 + Ca(OH)2 ® CaSO4 + H2O
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận.
HS: Kết luận oxit axit + dd bazơ ® Muối + nước.
GV:Đã xét ở mục c phần 1, yêu cầu HS nhắc lại.
HS: Nhắc lại: oxit bazơ + oxit axit ® Muối.
GV: Sử dụng bảng phụ ghi bài tập: 
 Các oxit: K2O, Fe2O3, SO3, P2O5
a. Gọi tên, phân loại?
b. Chất nào tác dụng với: nước, dd H2SO4, dd NaOH. 
 Viết phương trình hoá học? 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
HS: Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung ( nếu có)
GV: Nhận xét, bổ sung ( sửa sai) nếu có 
2 . Hoạt động 2: Phân loại oxit
Phương pháp: Vấn đáp.
GV: Tham khảo SGK cho một số ví dụ về 4 loại oxit
HS: Oxit bazơ: K2O ; oxit axit: SO2 ; oxit lưỡng tính: Al2O3 ; oxit trung tính: NO. 
GV giới thiệu: oxit lưỡng tính, oxit trung tính sẽ được học kỹ hơn ở các lớp trên.
I. Tính chất hóa học của oxit: 
1. Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào?
a. Tác dụng với nước:
 BaO + H2O® Ba(OH)2
Na2O + H2O ® 2NaOH 
* Kết luận: 
 Một số oxit bazơ + nước à dd bazơ (kiềm )
b. Tác dụng với axit:
b1. Thínghiệm: SGK
b2. Hiện tượng:
Bột CuO màu đen bị hoà tan tạo thành dung dịch màu xanh lam
CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O
(đen)	 ( màu xanh lam )
b3. Kết luận:
Oxit bazơ + dd axit àmuối + nước.
c. Tác dụng với oxit axit:
PTHH:
BaO + CO2 ® BaCO3¯
* Kết luận:
 Một số oxit bazơ + oxit axit à muối.
2. Tính chất hóa học của oxit axit:
a. Tác dụng với nước :
PTHH: 
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
* Kết luận: 
Nhiều oxit axit + nước à dd axit.
b. Tác dụng với dd bazơ:
PTHH: 
CO2 +Ca(OH)2 ® CaCO3 ¯ + H2O 
* Kết luận:
 Oxit axit + dd bazơ à muối + nước.
c. Tác dụng với oxit bazơ:
PTHH:
SO3 + K2O ® K2SO4 
* Kết luận:
 Oxit axit + oxit bazơ à muối.
* Bài tập áp dụng:
1. a/ - Oxit bazơ
K2O: Kali oxit
Fe2O3: sắt (III) oxit
 - Oxit axit: 
SO3: lưu huỳnh trioxit
P2O5: Điphotphopenta oxit
b1/ K2O + H2O ® 2KOH
SO3 + H2O ® H2SO4
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
b2/ K2O + H2SO4 ® K2SO4 + H2O 
 Fe2O3 + 3H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + 3H2O
b3/ SO3 + 2NaOH® Na2SO4 + H2O
 6NaOH + P2O5 ® 2Na3PO4 + 3H2O
II. Khái quát về sự phân loại oxit:
1. Oxit bazơ: K2O, Na2O, 
2. Oxit axit: SO2, CO2, 
3. Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO,
4. Oxit trung tính: CO, NO ,
 4. Củng cố và luyện tập:
 * Bài tập 3/ 6 SGK:
a. H2SO4 + ZnO ® ZnSO4 + H2O
b. 2NaOH + SO3 ® Na2SO4 + H2O
 c. SO2 + H2O ® H2SO3
d. CaO + H2O ® Ca(OH)2
 e. CaO + CO2 ® CaCO3
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Học bài.
- Làm bài tập: 1, 2, 4 / 6 SGK. Chú ý viết phương trình hoá học . 
- Xem trước bài “MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG”
	 - Hướng dẫn: BT4/ 6
	+ Dựa vào tính chất hóa học của oxit (bài học) à viết PTHH
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm: 	
* Hạn chế: 	

File đính kèm:

  • doch9-2.doc