Bài giảng Chuẩn độ dung dịch (tiếp)

- Sự chuẩn độ là sự đo thể tích của dung dịch thuốc thử có nồng độ đã biết phản ứng một thể tích xác định dung dịch của chất có nồng độ chưa biết cần xác định.

- Dung dịch chuẩn là dung dịch đã biết chính xác nồng độ.

- Điểm tương đương là thời điểm mà chất cần xác định nồng độ vừa tác dụng hết với dung dịch chuẩn.

- Chất chỉ thị là những chất gây ra hiện tượng mà ta dễ quan sát được bằng mắt như sự đổi màu, sự xuất hiện kết tủa có màu hoặc làm đục dung dịch xảy ra tại điểm tương đương. Chất chỉ thị màu hay dùng metyl da cam, metyl đỏ, phenolphtalein

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chuẩn độ dung dịch (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH
Khái niệm.
- Sự chuẩn độ là sự đo thể tích của dung dịch thuốc thử có nồng độ đã biết phản ứng một thể tích xác định dung dịch của chất có nồng độ chưa biết cần xác định.
- Dung dịch chuẩn là dung dịch đã biết chính xác nồng độ.
- Điểm tương đương là thời điểm mà chất cần xác định nồng độ vừa tác dụng hết với dung dịch chuẩn.
- Chất chỉ thị là những chất gây ra hiện tượng mà ta dễ quan sát được bằng mắt như sự đổi màu, sự xuất hiện kết tủa có màu hoặc làm đục dung dịch xảy ra tại điểm tương đương. Chất chỉ thị màu hay dùng metyl da cam, metyl đỏ, phenolphtalein
- Điểm cuối là thời điểm kết thúc chuẩn độ.
Chuẩn độ axit-bazơ (hay chuẩn độ trung hòa)
a. Nguyên tắc: Dùng dd kiềm (NaOH, KOH) đã biết chính xác nồng độ làm dd chuẩn để chuẩn độ dung dịch axit hoặc dùng dd axit mạnh (HCl, H2SO4, HNO3) đã biết chính xác nồng độ để chuẩn độ dung dịch bazơ.
b. Cách chuẩn độ: đổ dung dịch chuẩn bazơ (hoặc axit) vào buret. Dùng pipet lấy dung dịch axit (hoặc bazơ) cần xác định nồng độ vào bình tam giác sạch vài giọt dung dịch phenolphtalein. Vặn buret để nhỏ từ từ dung dịch chuẩn bazơ (hoặc axit) va lắc đều, khi nào dung dịch chất chỉ thị đổi màu sang hồng (hoặc hết hồng) thì kết thúc chuẩn độ. Ghi lại thể tích dung dịch đã dùng từ đó tính toán để suy ra nồng độ. 
Công thức : CHCl . VHCl = CNaOH . VNaOH
Chuẩn độ oxi hóa-khử bằng phương pháp pemanganat : 
Phương pháp này được dùng để chuẩn độ các chất khử (Fe2+, H2O2, trong môi trường axit mạnh vì trong môi trường axit mạnh thì 
 MnO4- + 5e + 8H+ ® Mn2+ + 4H2O.
BÀI TẬP CHUẨN ĐỘ DUNG DịCH : .
TỰ LUẬN
1. Khái niệm sự chuẩn độ? Khái niệm điểm tương đương? Khái niệm điểm cuối. Cho thí dụ minh hoạ.
5. Thêm 40,00 ml dung dịch HCl vào 50,00 ml dung dịch NaOH thì pH dung dịch thu được bằng 10,00. Nếu thêm tiếp 5,00 ml dung dịch HCl nữa thì pH =3,00. Xác định nồng độ dung dịch HCl và NaOH đã dùng.
6. Hòa tan 0,133 g mẫu hợp kim Fe-Cr trong dd H2SO4 loãng rồi chuẩn độ bằng dd KMnO4 thì hết 20 ml dd. Biết rằng để chuẩn độ 10 ml dung dịch H2C2O4 0,05 M khi có mặt H2SO4 phải dùng hết 9,75 ml dung dịch KMnO4. 
 Viết các pứ xảy ra.Tính nồng độ mol của dung dịch KMnO4 và Tính % (m) của Fe trong mẫu hợp kim.
2. Chuẩn độ 20 ml dd HCl chưa biết nồng độ đã dùng hết 17 ml dd NaOH 0,12M. Xác định CM của dd HCl.
3. Chuẩn độ 20 ml dung dịch HCl 0,12 M bằng dung dịch NaOH 0,3M. Tính pH của hỗn hợp sau phản ứng sau khi thêm 9,98 ml và 10,03 ml dung dịch NaOH.
4. Thêm 45,00 ml dd NaOH 0,01 M vào 100 ml dd HCl thì pH dd thu được bằng 5. Xác định nồng độ dd HCl.
7. Cho dd A chứa hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong môi trường H2SO4 loãng. Lấy 25,00 ml A rồi chuẩn độ bằng dd KMnO4 0,025M thì hết 18,15 ml dd đó. Lấy lại 25,00 ml A nữa rồi thêm vào đó lượng dư dung dịch NH3, lọc, rửa kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, cân được 1,2 gam.
 	Viết các phương trình hoá học. và Tính nồng độ mol của các muối sắt.
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Sự chuẩn độ là
A. sự đo thể tích dd thuốc thử có nồng độ đã biết.	 B. xác định nồng độ của dd tác dụng với thuốc thử.
C. sự tiến hành phản ứng xác định nồng độ của dung dịch.
D. sự đo thể tích dung dịch thuốc thử và xác định nồng độ dung dịch tác dụng.
Câu 2: Điểm tương đương trong phương pháp chuẩn độ axit-bazơ là có sự
A. đổi màu của chất chỉ thị. B. thay đổi về trạng thái chất tương ứng với ion chuẩn độ.
C. thay đổi đột ngột về giá trị pH. D. thay đổi màu của dung dịch.
Câu 3: (trang 245 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao) Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 2,0?
 	A. 43,75 ml	B. 36,54 ml	C. 27,75 ml	D. 40,75 ml
Câu 4: Thực chất, các phản ứng chuẩn độ trong phương pháp chuẩn độ axit-bazơ là
A. phản ứng trung hòa. B. phản ứng oxi hóa-khử. C. phản ứng thế.	D. phản ứng hóa hợp.
Câu 5: Chuẩn độ dung dịch CH3COOH bằng dd chuẩn NaOH. Tại điểm tương đương, pH của dung dịch là
A. > 7.	B. < 7.	C. = 7.	D. không xác định được.
Câu 6: Khi chuẩn độ etanol bằng dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường axit xảy ra phản ứng sau
 3CH3CH2OH + K2Cr2O7 + 4H2 SO4 à 3CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O 
 Để chuẩn độ 10 ml mẫu thử có hàm lượng etanol là 1,38 g / ml thì thể tích dd K2Cr2O7 0,005M cần dùng là (ml)
A. 25	B. 20	C. 15	D. 10
Câu 7: Hòa tan 1,0 gam quặng crom trong axit, oxi hóa Cr3+ thành Cr2O72-. Sau khi đã phân hủy hết lượng dư chất oxi hóa, pha loãng dd thành 100 ml. Lấy 20 ml dd này cho vào 25 ml dd FeSO4 trong H2SO4. Chuẩn độ lượng dư FeSO4 hết 7,50 ml dd K2Cr2O7 0,0150M. Biết rằng 25 ml FeSO4 tương đương với 35 ml dd K2Cr2O7. 
Thành phần % của crom trong quặng là
A. 10,725%	B. 21,45%.	C. 4,29%.	D. 2,145%.
Câu 8: Thể tích dd NaOH 0,05 M cần để chuẩn độ hết 50 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,02M và H2SO4 0,01M là
A. 30ml.	B. 40ml.	C. 50 ml.	D. 60 ml.
Câu 9: Chuẩn độ 50 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1,00.10-3M và Ca(OH)2 2,00.10-3M bằng dd HCl 5,00.10-3M. pH của hỗn hợp sau khi thêm 49,95 ml dung dịch HCl là
A. 10,6	B. 9,4	C. 4,6	D. 5,4
Câu 10: Chuẩn độ 50 ml hỗn hợp KOH 0,010M và NaOH 0,005M bằng dung dịch HCl 0,010M. pH của dung dịch thu được khi thêm 74,50 ml và 75,50 ml dung dịch HCl là
A. 9,0 và 4,4.	B. 9,6 và 4,4.	C. 9,0 và 5,0.	D. 9,6 và 5,0.
Câu 11: Để xác định nồng độ các chất trong dd A chứa chất tan là Na2SO4 và H2SO4 người ta làm như sau:
 Lấy 25 ml dung dịch A, nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein. Thêm từ từ vào dung dịch A một lượng dung dịch NaOH 0,01M cho đến khi thấy dung dịch bắt đầu chuyễn màu hồng thì dừng lại, thấy hết 50 ml dung dịch.
 Lấy 25 ml dung dịch A cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, lọc kết tủa, sấy khô được 0, 87375 g chất rắn. Nồng độ của H2SO4 và Na2SO4 tương ứng là
A. 0,02 M và 0,013M.	B. 0,01 M và 0,005M.	C. 0,0M và 0,125M.	D. 0,01M và 0,015M.
Câu 13: Khối lượng H2C2O4.2H2O (M= 126,067 g/mol) cần lấy để pha được 100 ml dd chuẩn H2C2O4 0,01M là
A. 0,063 gam.	B. 0,73 gam.	C. 0,36 gam.	D. 0,37 gam.
Câu 18: Hòa tan a gam FeSO4.7H2O vào nước được dung dịch X. Khi chuẩn độ dung dịch X cần dùng 20 ml dung dịch KMnO4 0,05M (có H2SO4 loãng làm môi trường). Giá trị của a là(g)
A. 1,39	B. 2,78.	C. 1,93.	D. 2,87.
Câu 19: Một dd FeSO4 (A) để lâu trong không khí bị oxi hóa một phần thành Fe2(SO4)3. Chuẩn độ 25,00 ml dd A trong H2SO4 hết 50,00 ml dd K2Cr2O7 0,0100M. Nếu lấy 25,00 ml dd A, khử Fe3+ thành Fe2+ rồi thêm H2SO4 và chuẩn độ bằng KMnO4 thì hết 40,00 ml dd KMnO4 0,016M. Nồng độ mol/l của FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong A là 
	A. 1,2 và 1,8.	B. 1,2 và 0,04.	C. 0,12 và 0,08.	D. 0,12 và 0,04.
Câu 20: ( trang 247 SGK– Nâng cao) Để xác định hàm lượng của FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: Cân 0,600 gam mẫu quặng, chế hoá nó theo một quy trình hợp lí, thu được dd FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dd thu được bằng dd chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml dd chuẩn. 
 Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeCO3 trong quặng là
 	A. 12,18%	B. 60,9%	C. 24,26%	D. 30,45%

File đính kèm:

  • docLT va BT CHUAN DO DUNG DICHMOIL12.doc