Bài giảng Các loại hợp chất vô cơ (tiết 1)

Mục tiêu:

- Khắc sâu kiến thức về mối liên hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

- Nắm chắc tính chất cơ bản của oxit.

- Vận dung làm một số bài tập liên quan đến oxit.

II/ Nội dung

A. SƠ ĐỒ HÓA MỐI LIÊN HỆ CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ.

* SƠ ĐỒ 1

 

doc33 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Các loại hợp chất vô cơ (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dd.
Giải:
 Bài cho sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn và có 3 kim loại tạo thành chứng tỏ hỗn hợp muối tham gia hết 
 M + nAgNO3 M(NO3)n + nAg (*)
 0,2/n 0,2mol 0,2mol
 2M + nCu(NO3)2 2 M(NO3)n + nCu (**)
 0,4/n 0,2mol 0,2mol
Theo đề ra và pt ta có: a - M + 108.0,2 - M + 64.0,2 = a +27,2
0,6M = 7,2n n = 2 và M =24 vậy kim loại là Mg.
BÀI TẬP
Câu 1. Cho 27,4 gam Ba vào 400 gam dd CuSO4 3,2 %, thu được khí A, kết tủa B 
và dd C.
Tính thể tích khí A
Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn
Tính nồng độ phần trăm các chất trong C
Câu 2. Ngâm một vật bằng Cu nặng 10 gam vào 250 gam dd AgNO3 4%.khi lấy ra thì khối lượng AgNO3 trong dd giảm 17%.Tìm khối lượng của vật sau khi lấy ra.
Câu 3. Cho 0,51 gam hỗn hợp A gồm kim loại Fe và Mg vào 100ml dd CuSO4.Sau khi các phản ứng hoàn toàn,lọc thu được 0,69 gam chất rắn B và ddC.Thêm ddNaOH dư vào C lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 0,45 gam chất rắn D.Tìm nồng độ mol của ddCuSO4.Tính thành phần % của mlo64i kim loại trong A và thể tích SO2 bay ra khi hòa tan chất rắn B trong H2SO4 đặc nóng dư.
Câu 4. Nhúng một thanh sắt và một thanh kẽm vào cùng một cốc chứa 500ml dd CuSO4. sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra khỏi cốc thì mỗi thanh có thêm đồng bám vào, khối lượng dd trong cốc bị giảm đi 0,22 gam.Trong dd sau phản ứng, nồng độ ZnSO4 gấp 2,5 lần nồng độ FeSO4. thêm dd NaOH dư vào cốc, lọc lấy kết tủa rối nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 14,5 gam chất rắn.tính khối lượng Cu bám trên mỗi kim loại và nồng độ CuSO4 ban đầu.
Câu 5. Cho 80 gam bột Cu vào dd AgNO3,sau một thời gian phản ứng lọc được dd A và 95,2 gam chất rắn.Cho tiếp 80 gam bột Pb vào dd A, phản ứng xong lọc tách được dd B chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 gam chất rắn
Tính nồng độ mol của dd AgNO3 đã dùng
Cho 40 gam kim loại R hóa tri II vào 1/10 dd B, sau khi phản ứng hoàn toàn lọc tách được 44,575 gam chất rắn không tan, hãy xác định kim ,loại R.
Câu 6. Thí nghiệm 1.cho một lượng kim loại Mg vào 200ml dd X chứa AgNO3 0,15M và Cu(NO3)20,01M. Phản ứng kết thúc thu được 5 gam chất rắn và dd Y
Thí nghiệm 2: Cho 0,78 gam một kim loại T đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học kim loại,có hóa trị II cũng vào dd X .Phản ứng kết thúc thu được 2,592 gam chất rắn và dd Z.
Tính khối lượng kim loại Mg đã dùng
Xác định T
Tính nồng độ mol các chất trong Y và Z,coi thể dd không thay đổi và thể tích chất rắn không đáng kể. 
Câu 7. Nhúng một lá Al vào dd CuSO4,sau một thời gian lấy là nhôm ra khỏi dd thì khối lượng dd giảm 1.38 gam.khối lượng nhôm phản ứng là bao nhiêu.
Câu 8. Cho một thanh chì Pb tác dụng vừa đủ với dd muối nitrat của kim loại hóa tri II, sau một thời gian khi khối lượng thanh chì không đổi thì lấy ra khỏi dd thấy khối lượng của nó giảm đi 14,3 gam.Cho thanh sắt có khối lượng 50 gam vào dd sau phản ứng trên,khối lương thanh sắt không đổi nữa thì lấy ra khỏi dd rửa sạch sấy khô cân lại nặng 65,1 gam.Tìm kim loại hóa trị II
Câu 9. Hai thanh kim loại giồng nhau của cùng một nguyên tố R hóa tri II có cùng khối lượng.Cho thanh thứ nhất vào dd Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dd Pb(NO3)2.Sau một thời gian, khi số mol hai muối bằng nhau,lấy hai kim loại đó ra khỏi dd thấy khối khối lượng thanh thứ nhất giảm đi 0,2% còn thanh thứ hai tăng 28,4%,Xác đinh kim loại R
Câu 10. Nhúng một thỏi sắt 100 gam vào dung dịch CuSO4 . Sau một thời gian lấy ra rửa sạch , sấy khô cân nặng 101,6 gam . Hỏi khối kim loại đó có bao nhiêu gam sắt , bao nhiêu gam đồng ? 
Câu 11. Cho một bản nhôm có khối lượng 60 gam vào dung dịch CuSO4 . Sau một thời gian lấy ra rửa sạch , sấy khô cân nặng 80,7 gam . Tính khối lượng đồng bám vào bản nhôm ?
Câu 12. Ngâm một lá đồng vào dung dịch AgNO3 . Sau phản ứng khối lượng lá đồng tăng 0,76 gam . Tính số gam đồng đã tham gia phản ứng ?
Câu 13. Ngâm đinh sắt vào dung dịch CuSO4 . Sau một thời gian lấy ra rửa sạch , sấy khô cân nặng hơn lúc đầu 0,4 gam 
Tính khối lượng sắt và CuSO4 đã tham gia phản ứng ?
Nếu khối lượng dung dịch CuSO4đã dùng ở trên là 210 gam có khối lượng riêng là 1,05 g/ml . Xác định nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuSO4 ?
Câu 14. Cho 333 gam hỗn hợp 3 muối MgSO4 , CuSO4 và BaSO4 vào nước được dung dịch D và một phần không tan có khối lượng 233 gam . Nhúng thanh nhôm vào dung dịch D . Sau phản ứng khối lượng thanh kim loại tăng 11,5 gam . Tính % về khối lượng của mỗi muối có trong hỗn hợp trên ?
Câu 15. Cho bản sắt có khối lượng 100 gam vào 2 lít dung dịch CuSO4 1M. Sau một thời gian dung dịch CuSO4 có nồng độ là 0,8 M . Tính khối lượng bản kim loại , biết rằng thể tích dung dịch xem như không đổi và khối lượng đồng bám hoàn toàn vào bản sắt ?
Câu 16. Nhúng một lá kẽm vào 500 ml dung dịch Pb(NO3)2 2M . Sau một thời gian khối lượng lá kẽm tăng 2,84 gam so với ban đầu . 
Tính lượng Pb đã bám vào lá Zn , biết rằng lượng Pb sinh ra bám hoàn toàn vào lá Zn.
Tính mồng độ M các muối có trong dung dịch sau khi lấy lá kẽm ra , biết rằng thể tích dung dịch xem như không đổi ? 
Tuần 27 Ngày soạn: 26/02/2011
Tiết 25,26,27 Ngày dạy: 28/02/2011
PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN BIỆN LUẬN – TÌM CÔNG THỨC
I/ Mục tiêu: Biết cách giải các dạng toán phải có sự biện luận để tìm công thức. 
II/ Nội dung: Tìm khối lượng dung dịch sau phản ứng.
Ví dụ: Hòa tan 1 muối cacbonat kim loại M bằng 1 lượng vừa đủ dd H2SO4 9,8% thu được dd muối sunfat có nồng độ 14,18 %.Tìm kim loại M.
Giải:
Công thức muối M2(CO3)n ( n là hóa trị kim loại)
M2(CO3)n + nH2SO4 M2(SO4)n + nH2O + nCO2
(2M +60n)g 98ng (2M+96n)g 44ng
khối lượng dd axit = 1000n
theo đề bài ta có:= 14,18 M =28n
 n=2 ,M=56 (Fe)
BÀI TẬP 
Câu1. Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối cacbonat kim loại R vào dd HCl 7,3% vừa đủ, thu được dd D và 3,36 lít CO2(đktc). Nồng độ MgCl2 trong dd D là 6,028%
xác định R và thành phần phần trăm các chất trong C
Cho dd NaOH dư vào dd D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khi phản ứng hoàn toàn.Tính số gam chất rắn còn lại sau khi nung.
ĐS:Fe,MgCO3= 59,15%,FeCO3=40,85%, MgO=4g,Fe2O3=4g.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M có hóa trị không đổi vào b gam dd HCl thu được dd D.Thêm 240g dd NaHCO3 7% vào dd D thì vừa đủ tác dụng hết với dd HCl còn dư, thu được dd E trong đó có nồng độ phần trăm của NaCl và muối của kim loại M tương ứng là 2,5% và 8,12%.Thêm tiếp lượng dư dd NaOH vào dd E, sau đó lọc kết tủa, rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn.Viết các phản ứng và xác định M, nồng độ phần trăm của HCl đã dùng
ĐS: Mg, 16%
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dd HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác hòa tan hoàn tan m gam kim loại trên vào dd HNO3 loãng cũng thu được V lit khí NO duy nhất (đktc)
so sánh hóa trị của M trong muối clorua và muối nitrat
hỏi M là kim loại nào?biết rằng khối lượng muối nitrat tạo thành gấp 1,905 lần khối lượng muối clorua.
ĐS:x/y =2/3, Fe.
Câu 4. Cho 27,2 gam hỗn hợp X gờm kim loại M có hóa tri II và III,oxit MxOy tác dụng với 0,8 lit dd HCl 2M thì hỗn hợp X tan hết cho ddA và 4,48 lit khí đktc.Để trung hòa lượng axit còn dư cần 0,6 lít dd NaOH 1M.Xác định công thức oxit và % khối lượng các chất trong X,biết số mol một trong hai chất gấp đôi số mol chất còn lại.ĐS:Fe
Câu 5. Hòa tan một muối cacbonat kim loại M bằng một lượng dung dịch H2SO4 9,8% ,người ta trhu được một dd muối sunfat có nồng độ 11,54%. Tìm công thức của muối.
Câu 6. thêm từ từ dd H2SO4 10% vào ly đựng một muối cacbonat kim loại hóa trị I, cho tới khi vừa thoát hết khí CO2 thì thu được dd muối có nổng độ 13,63%.Xác định công thức của muối.
Câu 7. Hòa tan một muối cacbonat kim ,oại hóa trị III vào dd H2SO4 16%.sau khi khí không thoát ra nữa được dd muối sunfat 20%,Xác định tên kim loại.
Câu 8. hòa tan x gam một kim loại M trong 200g dd HCl 7,3% vừa đủ thu được ddA trong đó nồng độ muối M là 11,96%.tìm kim loại M.
Tuần 29 Ngày soạn: 12/03/2011
Tiết 28,29,30 Ngày dạy: 14/03/2011
PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH 
HỖN HỢP KIM LOẠI ( MUỐI, AXIT DƯ)
I/ Mục tiêu: Biết cách chứng minh trong hỗn hợp kim loại muối, axit dư. 
I/ Nội dung: 
Khi gặp bài toán này ta giải như sau:
- Giả sử hỗn hợp chỉ gồm một kim loại (hoặc muối) có M nhỏ,để khi chia khối lượng hỗn hợp 2 kim loại ( hoặc hỗn hợp 2 muối) cho M có số mol lớn,rối so sánh với số mol axit còn dư hay hỗn hợp còn dư
ví dụ: Hòa tan 13,2 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại có cùng hóa trị vào 400ml dd HCl 1,5M.Cô cạn dd sau phản ứng thu được 32,7 gam hỗn hợp muối khan.
chứng minh hỗn hợp A tan không hết
tính thể tích khí H2 sinh ra.
Giải:
Gọi hai kim loại lần lượt là A,B có số mol là a, b 
2A + 2nHCl 2ACln + nH2
	 a na a 0,5na
 2B + 2nHCl 2BCln + nH2
	 b nb b 0,5nb
số mol axit 0,4x 1,5 = 0,6 mol =n( a+ b) 
theo đề và phương trình ta có: (A +35,5n)a +(B + 35,5n)b = 32,7
 Aa + Bb +35,5n(a + b) = 32,7
 Aa + Bb =11,4 < 13,2 Vậy hỗn hợp tan không hết.
 Thể tích H2 = 22,4 x 0,5n(a +b) = 6,72 lít
BÀI TẬP 
Câu 1. Cho 3,87 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 1M 
 a.Chứng minh rằng sau phản ứng với Mg và Al , axit vẫn còn dư ?
b.Nếu phản ứng trên làm thoát ra 4,368 lít khí H2 (đktc) . Hãy tính số gam Mg và Al đã dùng ban đầu ?
Tính thể tích dung dịch đồng thời NaOH 2M và Ba(OH)2 0,1M cần dùng để trung hòa hết lượng axit còn dư ?
Câu 2. Hòa tan 31,9 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào nước được dung dịch A . Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với 500 ml dung dịch Na2CO3 2M thấy xuất hiện một lượng kết tủa
 aChứng tỏ rằng lượng kết tủa ở trên thu được là tối đa ?
 b.Nếu cho toàn bộ lượng dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thì thu được 53,4 gam kết tủa . Xác định % về khối lượng mỗi muối đã dùng ban đầu ?
Câu 3. Cho 8,4 gam hỗn hợp Zn và Mg tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 2M 
 a.Chứng minh rằng sau phản ứng axit vẫn còn dư ?
 b.Nếu thoát ra 4,48 lít khí ở đktc . Hãy tính số gam Mg và Al đã dùng ban đầu 
cTính thể tích đồng thời của 2 dung dịch KOH 0,5 M và Ba(OH)2 1M cần dùng để trung hòa hết lượng axit còn dư ?

File đính kèm:

  • docTAI LIEU BD HSG.doc
Giáo án liên quan