Bài giảng Bài tập về lipit , xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

. Mục đích yêu cầu

- củng cố tính chất của lipit, chất béo, xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.

- Làm các bài tập về chất béo

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên : Giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập

2. Học sinh : Học bài, làm bài tập ở nhà

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài tập về lipit , xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về lipit , xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
I. Mục đích yêu cầu
- củng cố tính chất của lipit, chất béo, xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
- Làm các bài tập về chất béo
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập
2. Học sinh : Học bài, làm bài tập ở nhà
III. Tiến trình dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Củng cố lý thuyết
- lipit là gì? phân loại như thế nào?
- thế nào là chất béo? Công thức cấu tạo?
- tính chất hoá học chung của chất béo là gì?
- xà phòng là gì?
- chất giặt rủa tổng hợp là gì?
- lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môI hữu cơ không phân cực.
- phần lớn lipit là các este phức tạp gồm chất béo( triglixerit), sáp, steroit, photpholipit
- chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol
- công thức cấu tạo chung là R1COO-CH2
 R2COO-CH
 R3COO-CH2
- tham gia phản ứng thuỷ phân trong môI trường axit và môI trường bazơ( phản ứng xà phòng hoá), phản ứng hiđrôhoá của chất béo lỏng
- xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia. Thành phần chủ yếu của xà phòng thuờng là muối natri của axit panmitic hoặc axit stearic
- những chất không phảI muối natri của axit cacboxylic nhưng có tính năng giặt rửa như xà phòng.
Hoạt động 2: Bài tập
Bài 1: Một loại mỡ động vật chứa 20% tristearoylglixxerol (A), 30% tripanmitoylglixerol (B) và 50% trioleoylglixerol (C) ( về khối lượng )
a) viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi thực hiện phản ứng xà phòng hoá loại mỡ trên.
b) Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hoá 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất của quá trình đạt 90%.
a) 
1. (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 
2. (C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH 3C15H31COONa + C3H5(OH)3 
3. (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H33COONa + C3H5(OH)3 
b) 1 tấn mỡ có 200kg A, 300 kg B , 500 kg C
=> nA = 200/890 ; nB = 300/806 ; nC = 500/884
=> n muoia của A = 600/890 ; nmuối của B = 900/806 ; nmuối của C = 1500/884
Bài 2: Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin ( còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng ) để sản xuất được 1 tấn xà phòng chứa 72% khối lượng natri stearat.
1 tấn xà phòng có 72% C17H35COONa => khối lượng C17H35COONa là 
720 kg
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 
890 kg 3.306 kg
 698 kg 720kg
Khối lượng chất béo : (698.100)/89 = 784,26 kg
Bài 3 : khi thuỷ phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp 2 muối C17H35COONa, C15H31COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần. Trong phân tử X có mấy gốc C17H35COO, C15H31COO ?
Gọi x là số nhóm C17H35COO, y là số nhóm C15H31COO ta có
 => 
Vậy có 2 nhóm C15H31COO, 1 nhóm C17H35COO
Bài 4: Chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số mg KOH dùng để trung hoà lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hoà 2,8 gam chất béo cần 3ml dung dịch KOH 0,1M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên?
Ta có nKOH = 0,003.0,1 = 0,0003 mol
Khối lượng KOH = 0,0003.56 = 0,0168 (g) = 16,8 (mg)
chỉ số axit = (16,8.1)/2,8 = 6
Bài 5: Tổng số mg KOH để trung hoà hết lượng axit tự do và xà phòng hoá hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hoá của chất béo. tính chỉ số xà phòng hoá của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa (C17H35COO)3C3H5 còn lẫn một lượng axit C17H35COOH.
chỉ số axit = 7 => số mg KOH = 7 mg 
=> nKOH(1) = 7/56 = 0,125 mmol 
=> naxit = nKOH = 0,125 mmol = 1,25.10-4 mol
=> maxit = 1,25.10-4 . 284 = 0,0355 g
=> mester = 1 - 0,0355 = 0,9645 (g)
=> neste = 0,9645/890 = 1,084.10-3 mol
=> nKOH = 3neste = 3.1,084.10-3 = 3,252.10-3 mol
=> mKOH (2) = 56.3,252.10-3 = 182,112.10-3 (g) = 182,112 mg
chỉ số xà phòng hoá = 7 + 182,112 = 189,112
IV. Rút kinh nghiệm - bổ sung
Bài tập thêm
1/ Đun sôI a gam một triglixerit X với dung dịch KOH dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g C3H5(OH)3 và m g hỗn hợp Y gồm muối của axit C17H33COOH và 3,18 g muối của axit C17H31COOH
a) tìm công thức cất tạo có thể có của triglixerit X (C17H33COO)2C3H5OCOC17H31
b) Tính a a = 8,82 g
2/ Chỉ số axit là số mg KOH dùng để trung hoà lượng axit tự do trong 1 gam chất béo. Để xà phòng hoá 100kg chất béo ( giả sử có thành phần là triolein ) có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg KOH. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng muối thu được. mmuói  = 106,54 g
Hướng dẫn : từ chỉ số axit => mKOH => nKOH => số mol H2O => khối lượng H2O => trong 100kg chất béo
14,1 gKOH => nKOH => nKOH với este => nglixerol => mglixerol
áp dụng định luật bảo toàn khối lưọng mmuối = mchất béo + mKOH - mnước - mglixerol
3/ tính chỉ số axit của một chất béo biết rằng để trung hoà 14 gam chất béo đó cần 15 ml dung dịhc KOH 0,1 M 
4/ tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hoà 10 gam một chất béo có chỉ số axit là 5,6.

File đính kèm:

  • doctiet 2 hoa 12 tu chon cban.doc