Bài giảng Bài tập: halogen

Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp Al, Zn bằng dung dịch HCl 0,8M, sau phản ứng thu được 8,96 lit H2 (đktc)

a) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

b) Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần dùng để hoà tan hết hỗn hợp 2 kim loại trên.

Bài 2: Để hoà tan 4 gam sắt oxit cần 52,14ml dung dịch HCl 10% (d =1,05g/ml).

Xác định công thức sắt ôxit

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài tập: halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập: Halogen
Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp Al, Zn bằng dung dịch HCl 0,8M, sau phản ứng thu được 8,96 lit H2 (đktc)
a) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần dùng để hoà tan hết hỗn hợp 2 kim loại trên.
Bài 2: Để hoà tan 4 gam sắt oxit cần 52,14ml dung dịch HCl 10% (d =1,05g/ml). 
Xác định công thức sắt ôxit.
Bài 3: Có 16ml dung dịch HCl nồng độ x (mol/l) - dung dịch A, người ta thêm nước vào dung dịch axit trên cho đến khi được 200ml thì thu được dung dịch mới có nồng độ 0,1M
a) Tính x.
b) Lấy 10ml dung dịch A cho tác dụng với 15ml dung dịch KOH 0,85M thì được dung dịch B. Tính nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch B.
Bài 4: Cho 200ml dung dịch HCl tác dụng vừa đủ với 28,4 gam hỗn hợp 2 muối Cácbonát của 2 kim loại hoá trị II người ta thu được 6,72 lit khí (đktc).
a) Tính khối lượng các muốn thu được sau phản ứng .
b) Tính CM của dung dịch HCl.
Bài 5: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng hết với axit clohidric đặc. Khí thu được sau phản ứng được dẫn vào 200ml dung dịch NaOH 1M.
Tính nồng độ mol/l của các chất thu được sau phản ứng (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Bài 6: Cho 5,4 gam kim loại M (hoá trị không đổi ) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20%, sau phản ứng thu được 6,72 lit H2 (đktc) và dung dịch A.
a) Xác định kim loại M.
b) Tính C% các chất có trong dung dịch A
Bài 7: Có 26,6 gam hỗn hợp KCl và NaCl. Hoà tan hỗn hợp vào nước thành 400 gam dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 57,4 g kết tủa.
Tính C% mỗi muối trong dung dịch A.
Bài 8: Hoà tan 2,08 gam một muối halogen của kim loại hoá trị II vào nước, sau đó chia thành hai phần bằng nhau. 
- Phần thứ nhất cho tác dụng với AgNO3 dư thu được 1,435 gam kết tủa.
- Phần thứ hai cho tác dụng với Na2CO3 dư thu được 0,985 gam kết tủa. Xác định công thức của muối.
Bài 9: Cho 8 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 14,6%thu được 4,48 lít H2 (đktc).
a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
c) Tính C% các muối trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 10: Hoà tan hoàn toàn 15 gam hỗn hợp Mg, Al2O3 bằng dung dịch HCl loãng. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc).
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
b) Cần dùng 500ml dung dịch HCl có nồng độ mol/l bằng bao nhiêu để hoà tan vừa hết hỗn hợp 2 kim loại. Tính CM các muối trong dung dịch sau phản ứng (Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Bài 11: Khi clo hoá một kim loại ta thu được 42,47 gam muối clorua của kim loại hoá trị III và tốn hết 6,72 lít Cl2 (đktc).
a) Xác định kim loại.
b) Cần bao nhiêu gam MnO2 và bao nhiêu ml dung dịch HCl 30% (d = 1,15 g/ml) để điều chế lượng Cl2 đã dùng ở trên.
Bài 12: Cho m gam KMnO4 tác dụng hết với HCl đặc, làm thoát ra V lít khí clo (đo đktc). Đổ thêm nước vào dung dịch tạo thành sau phản ứng thu được 400ml dung dịch A. Chia A thành 2 phần đều nhau.
- Để trung hoà phần I cần sử dụng 150ml dung dịch NaOH 0,2 M.
- Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào phần II tạo thành 8,61 gam kết tủa.
a) Tính m và V 
b) Tính nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch A.
(Trích Đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội - Vòng 1 - năm 1999/2000)
Bài 13: Hỗn hợp NaI và NaBr hoà tan vào nước được dung dịch A cho thêm Brom vừa đủ vào dung dịch A được muối X có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu là a gam. Hoà tan X vào nước được dung dịch B, sục khí clo vừa đủ vào dung dịch B, thu được muối Y có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của muối X là a gam.
Hãy tính % về khối lượng của các chất trong hỗn hợp muối ban đầu (Coi Cl2, Br2 , I2 không phản ứng với nước).
(Trích ĐTTS vào trường ĐH Luật Hà Nội 1999/2000)
Bài 14: Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai Halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. 
Tìm công thức của NaX, NaY và tính khối lượng mỗi muối.
(Trích ĐTTS vào trường ĐHSP TPHCM 2000/2001)
Bài 15: Một hỗn hợp 3 muối NaF, NaCl, NaBr nặng 4,82 gam hoà tan hoàn toàn vào nước được dung dịch A. Sục khí Clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,93 gam muối khan. Lấy một nửa lượng muối khan này hoà tan vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 4,305 gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thành phần % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
(Trích ĐTTS vào trường ĐHQG TPHCM - Đợt 1 năm 2000/2001)

File đính kèm:

  • docHalogen.doc
Giáo án liên quan