Bài giảng Bài mở đầu (tiết 1)

MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

 1. Kiến thức : Biết hoá học là gì và biết vai trò quan trọng của hóa học trong đời sống.

 2. Kỹ năng : Biết làm thí nghiệm , biết quan sát , biết tư duy , suy luận sáng tạo

 3.Thái độ : Bước đầu hình thành sự yêu thích môn học mới này.

II. CHUẨN BỊ :

 1. GV:

 - Hóa chất: Dung dịch NaOH , CuSO4 , HCl, và vài cây đinh sắt.

 - Dụng cụ: Khay nhựa, giá ống nghiệm, ống nghiệm sạch.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài mở đầu (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 11/08/2008 Tiết 1 Ngày dạy : 
BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
 1. Kiến thức : Biết hoá học là gì và biết vai trò quan trọng của hóa học trong đời sống.
 2. Kỹ năng : Biết làm thí nghiệm , biết quan sát , biết tư duy , suy luận sáng tạo 
 3.Thái độ : Bước đầu hình thành sự yêu thích môn học mới này.
II. CHUẨN BỊ : 
 1. GV: 
 - Hóa chất: Dung dịch NaOH , CuSO4 , HCl, và vài cây đinh sắt. 
 - Dụng cụ: Khay nhựa, giá ống nghiệm, ống nghiệm sạch.
 - Phiếu học tập. 
 2. HS: xem bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY : 
Ổn định lớp(1’): 
Tiến trình dạy học:
a.Giới thiệu bài : 
 Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và trong sản xuất ? Vậy hoá học là gì ? Làm thế nào để các em học tốt môn hoá học ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay .
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu hoá học là gì?(20)
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1. Yêu cầu HS nhận xét của về sự biến đổi các chất trong ống nghiệm ? 
- GV: Nhận xét , bổ sung câu trả lời .
 -GV: hướng dẫn TN 2 . Yêu cầu HS nêu hiện tượng sảy ra trong ống nghiệm. Giải thích?
- GV nhận xét câu trả lời .
-GV hỏi: Hoá học là gì ? 
-GV: Kết luận.
- HS: Dung dịch Natrihiđrôxít không màu , dung dịch đồng sun fát màu xanh , khi cho 2 chất vào ống nghiệm biến đổi thành chất không tan trong nước ( kết tủa ). Đồng (II) hyđroxit Cu(OH)2 ¯ màu xanh. 
-HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
-HS: Trong ống nghiệm có bọt khí, do có sự biến đổi của sắt và axit Clohyđrit. 
-HS: lắng nghe, ghi nhớ.
- HS : Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi và ứng dụng của chúng .
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
I- HOÁ HỌC LÀ GÌ ? 
 1- Thí nghiệm : 
- Cho dung dịch natri đroxit vào dung dịch đồng (II) hiđroxit
-Cho sắt lim loại vào dung dịch axit clohiđric.
2- Quan sát : 
3- nhận xét : Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi và ứng dụng của chúng .
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của hoá học trong cuộc sống(15)
- GV: Cho HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK ( Yêu cầu HS không trả lời theo nội dung trong sách ). 
- GV: Nhận xét câu trả lời .
- GV: Cho HS đọc phần trả lời trong SGK .
-GV: Cho Hs quan sát 1 số tranh ảnh , tư liệu hoặc kể cho HS nghe những ứng dụng của hoá học để từ đó rút ra kết luận .
-GV hỏi: Hoá học có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống ? 
-HS: nêu câu hỏi
- HS: trả lời trong thực tế cuộc sống mà các em biết .
-HS: nghe và ghi nhớ.
- HS: tự đọc lại phần trả lời trong sách để nhận xét phần trả lời của mình
-HS: Dựa vào những ví dụ nói về ứng dụng của hoá học trong các lĩnh vực cuộc sống hàng ngày : Vật dụng gia đình , trong đồ dùng học tập , trong y học , trong nông nghiệp , công nghiệp ,  HS có thể rút ra vai trò của hoá học .
II-HOÁ HỌC CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG:
Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta: làm vật dụng, trong y học, sản xuất
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học tốt môn hoá học(5’)
- GV: Hướng HS vào các hoạt động cần làm khi hoạt động môn hoá học. 
-GV hỏi: Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt?
-HS: Các hoạt động cần làm khi học tập là : Thu thập thông tin , xử lí thông tin , vận dụng và ghi nhớ .
-HS: Để học tốt môn hoá học cần phải : 
 + Biết làm thí nghiệm , biết quan sát hiện tượng.
+ Hứng thú say mê môn học , rèn luyện óc tư duy , suy luận sáng tạo .
 + Nhớ bài một cách chọn lọc , thông minh .
+ Đọc thêm sách.
III- CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ HỌC TỐT MÔN HOÁ HỌC : 
 + Tự thu thập tìm kiếm thông tin 
 + Xử lí thông tin 
 + Vận dụng 
 + Ghi nhớ 
- Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khã năng vận dụng kiến thức đã học
3. Đánh giá(3’): GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung cơ bản của bài học.
4. Dặn dò(1’) : Về nhà học bài
 Chuẩn bị bài mới: chất.
5. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 1. mo dau.doc
Giáo án liên quan