Bài giảng Bài giảng Tiết 5: Tính chất hóa học của axit (tiếp)
1. Kiến thức:
Biết được:
- Tính chất hoá học của axit: Tác dụng với quì tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit nói chung.
- Viết được các PTHH minh hoạ cho tính chất hoas học của axit.
Tính được khối lượng của dung dịch axit phản ứng và nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.
Ngày soạn: 28 / 8 / 2011 Ngày dạy: 3 / 9/ 2011- Tiết 3,4 - Lớp 9A,D. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được: - Tính chất hoá học của axit: Tác dụng với quì tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit nói chung. - Viết được các PTHH minh hoạ cho tính chất hoas học của axit. Tính được khối lượng của dung dịch axit phản ứng và nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng. II. CHUẨN BỊ a. Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút b. Hóa chất: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, CuSO4, NaOH, quỳ tím, Fe2O3 (CuO), phenolphtalein. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: H2SO3 → BaSO3 1. Kiểm tra bài cũ - Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: CaSO3 → SO2 → K2SO3 Na2SO3 Dự kiến trả lời: (1) CaSO3(r) + 2HCl(dd) ® CaCl2(dd) + H2O(l) + SO2(k) (2) SO2(k) + H2O(l) ® H2SO3(dd) (3) H2SO3(dd) + Ba(OH)2(dd) ® BaSO3(r) + H2O(l) (4) SO2(k) + 2KOH(dd) ® K2SO3(dd) + H2O(l) (5) SO2(k) + 2NaOH(dd) ® Na2SO3(dd) + H2O(l) 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: GV: Các axit khác nhau như HCl, H2SO4, HNO3, nhưng chúng đều có những tính chất hoá học giống nhau. Đó là những tính chất nào ?Bài học hôm nay giúp ta giải quyết câu hỏi này. ® GV ghi đề bài lên bảng. Hoạt động 1: Tính chất hóa học của axit - Hướng dẫn HS làm TN1: Nhỏ 1 giọt dung dịch HCl vào mẫu giấy quỳ tím → quan sát, nhận xét? - GV: Tính chất này giúp ta có thể nhận biết được dung dịch axit. - Ghi đề bài tập 1 lên bảng ® Yêu cầu HS làm bài tập 1. Bài tập 1: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch không màu: NaCl, NaOH, HCl. - Gọi một vài HS đứng tại chỗ trình bày cách nhận biết. - Hướng dẫn HS các nhóm làm TN2: Cho 1 ít Al vào ống nghiệm 1, cho 1 ít Cu vào ống nghiệm 2. Thêm 1 → 2ml dd HCl vào 2 ống nghiệm → Quan sát hiện tượng, nhận xét? - Yêu cầu HS viết PTPƯ? Và kết luận? - GV lưu ý HS: HNO3 và H2SO4 đặc, nóng tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2. - Hướng dẫn các nhóm làm TN3: + Lấy một ít Cu(OH)2 vào ống nghiệm 1, thêm 1 → 2ml dd H2SO4 vào, lắc đều + Lấy 1- 2ml dung dịch NaOH cho vào ống nghiệm 2, thêm 1 vài giọt phenolphtalein → quan sát hiện tượng. + Cho thêm 1 vài giọt dd H2SO4 vào ống nghiệm 2. ® quan sát hiện tượng cả 2 ống nghiệm, giải thích? - Gọi HS viết PTPƯ? và kết luận? * GV giới thiệu: Phản ứng gữa dung dịch axit với bazơ là phản ứng trung hòa. - Gợi ý HS: nêu lại hiện tượng thí nghiệm CaO tác dụng với HCl (HS đã thí nghiệm ở tiết 3) ®GV dẫn dắt HS vào tính chất 4. - Yêu cầu HS viết PTHH của thí nghiệm vừa nêu trên. - GV giới thiệu: ngoài CaO thì các oxit bazơ khác như CuO, Fe2O3, ZnO cũng phản ứng với dung dịch axit tạo ra muối và nước. ® Gọi HS lên bảng viết PTHH - Yêu cầu HS Nêu kết luận? → Các nhóm làm TN: quỳ tím → đỏ → HS làm bài tập vào vở. ® Lần lượt nhỏ từng dung dịch lên mẩu giấy quì tím. - Dung dịch làm quì tím hoá đỏ là dung dịch HCl. - Dung dịch làm quì tím hoá xanh là NaOH. - Dung dịch làm quì tím không đổi màu là NaCl. ® HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn. - Ống nghiệm 1 có bọt khí bay ra, Al tan dần. - Ống nghiệm 2 k0 có hiện tượng gì xảy ra. → 1 HS lên bảng viết PTHH và 1 HS kết luận. - HS ghi bổ sung. → Các nhóm làm thí nghiệm ® HS nêu hiện tượng: - Ống nghiệm 1: Cu(OH)2 bị hòa tan tạo dung dịch màu xanh lam. - Ống nghiệm 2: dung dịch NaOH → hồng → không màu. → Chứng tỏ đã sinh ra chất mới. ® HS viết PTHH và kết luận. → HS: CaO tan tạo ra dung dịch trong suốt, phản ứng toả nhiệt. → HS viết PTHH: CaO + 2HCl ® CaCl2 + H2O -HS nghe và ghi nhớ. → HS viết PTPƯ → HS nêu kết luận I. Tính chất hóa học của axit 1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị Dung dịch axit làm quỳ tím → đỏ 2. Tác dụng với kim loại 6HCl +2Al → 2AlCl3 + 3H2 Kết luận: Dung dịch axit tác dụng được với nhiều KL → Muối + H2 3. Tác dụng với bazơ Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O Kết luận: Axit + Bazơ → Muối + Nước 4. Tác dụng với oxit bazơ Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O Kết luận: Axit + Oxit bazơ → Muối + Nước Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố GV: yêu cầu HS thảo luận ® các bài tập sau: Bài tập 2: Viết PTHH khi cho dung dịch HCl lần lượt tác dụng với : a. Magiê b. Sắt (II) hyđroxit c. Kẽm oxit d. Nhôm oxit. Bài tập 3: Hoà tan 4 gam sắt III oxit bằng một khối lượng dung dịch H2SO4 9,8% vừa đủ. a) Tính khối lượng dung dịch axit H2SO4 đã dùng. b) Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng. HS thảo luận à cử đại diện lên bảng trình bày: Bài tập 1: a) Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2 b) Fe(OH)3+3HCl®FeCl3+ 3H2O c) ZnO + 2HCl ® ZnCl2 + H2O d) Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O Bài tập 2: Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O a) Theo PTPƯ: = 0,075mol => = 7,35 gam => = 75 gam b) Theo PTPƯ: => m dd sau PƯ = 4 + 75 = 79g =>=12,66% 3. Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập SGK trang 14; 3.2, 3.3 trang 5 SBT - Xem trước tính chất hoá học của HCl và H2SO4 loãng. - Hướng dẫn bài 4 trang 14 SGK: Ngâm hỗn hợp trong dung dịch HCl dư. Phản ứng xong lấy chất rắn ra rửa nhiều lần. Làm khô chất rắn, thu được bột Cu. Cân, giả sử được 6 gam => 60% Cu và 40 % Fe. PTHH: Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
File đính kèm:
- Tiet_5.doc