Bài giảng Bài dạy: Ôn tập cuối năm

. Mục tiêu bài dạy:

I. Kiến thức:

 - Củng cố lại cho học sinh toàn bộ kiến thức cơ bản của chương VII, VIII và IX: hidrocacbon thơm, dẫn xuất halogen, ancol, phenol, andehit, xeton, axitcacboxylic.

 - Giải một số dạng bài tập cơ bản.

II. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích có logic, hệ thống hóa được kiến thức cơ bản của các chương.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài dạy: Ôn tập cuối năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT Quảng Ngãi
Trường THPT Số II Tư Nghĩa
GV: Lê Thị Đổi Mới
Môn: Hóa
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY MÔN HÓA 11
Chương trình chuẩn
Bài dạy: Ôn tập cuối năm (tt)
A. Mục tiêu bài dạy:
I. Kiến thức:
	- Củng cố lại cho học sinh toàn bộ kiến thức cơ bản của chương VII, VIII và IX: hidrocacbon thơm, dẫn xuất halogen, ancol, phenol, andehit, xeton, axitcacboxylic.
	- Giải một số dạng bài tập cơ bản.
II. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích có logic, hệ thống hóa được kiến thức cơ bản của các chương.
	- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng.
III. Tư tưởng:
	Giáo dục tính tự học, khả năng tìm tòi sáng tạo, tính đoàn kết thông qua sinh hoạt nhóm nhỏ.
B. Chuẩn bị:
	GV: Giáo án, Sgk, phiếu học tập.
	HS: Vở ghi, Sgk, bài soạn.
C. Phương pháp: tổng hợp.
D. Lên lớp: 
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số - tư cách HS.
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập trong tiết dạy.
	3. Bài dạy:
	Vào bài: Để chuẩn bị hệ thống hóa và tái hiện lại toàn bộ kiến thức cơ bản của hóa hữu cơ, chuẩn bị thi Học kỳ II, hôm nay ta ôn tập phần kiến thức còn lại: Chương VII, VIII và IX của chương trình.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung ghi
GV: - Sử dụng phiếu học tập.
Phiếu 1:
Lớp: Bài học: Ôn tập cuối năm (tt)
- Chia nhóm: các HS trong nhóm quay mặt vào nhau, thảo luận.
(Hóa 11 - chương trình chuẩn)
Câu hỏi 1:
- GV: Gọi bất kỳ HS nào trong nhóm trả lời lấy điểm cho cả nhóm (HS trong nhóm có quyền bổ sung nhanh).
1. Tính chất hóa học chung của hidrocacbon thơm? Cho ví dụ? Phát biểu quy tắc thế vào nhân Benzen đã có sẵn nhóm thế?
- HS: Mỗi nhóm soạn câu hỏi được phân công, dựa vào bài soạn trước ở nhà có thể trả lời bổ sung câu của nhóm khác để cộng điểm cho nhóm mình.
Đáp:
* Tính chất hóa học chung: phản ứng thế nguyên tử H của vòng Benzen, phản ứng cộng hiđro vào vòng Benzen, phản ứng oxi hóa, phản ứng cộng Br2, HBr, H2O vào liên kết đôi, ba ở nhánh của vòng.
* Phản ứng (HS tự viết).
- GV: Sửa lại phản ứng nếu HS viết sai.
- HS: nhắc, GV sửa sai.
* Quy luật thế: các ankylbenzen dễ tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng Benzen hơn Benzen và sự thế ưu tiên ở vị trí ortho và para so với nhóm ankyl.
Câu hỏi 2: 
So sánh đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học đặc trưng của ancol, phenol, andehit, xeton và axitcacboxylic.
- GV: Hướng dẫn HS kẻ bảng so sánh: so sánh cấu tạo, sau đó từ cấu tạo so sánh hóa tính.
Đáp:
a. Ancol và phenol:
* Cấu tạo:
- Giống: đều có nhóm OH và có Hiđro linh động.
R - O - H; - H
- HS: Đứng tại chỗ trả lời, HS trong nhóm bổ sung.
- Khác: Phenol có nhân thơm, có Hiđro linh động hơn ancol.
* Tính chất:
- GV: Gọi nhóm khác bổ sung và tóm lại để HS tự ghi vào phiếu.
- Giống: đều có Hiđro linh động nên tham gia phản ứng thế H của nhóm OH bởi KLK.
- HS: viết phương trình phản ứng lên bảng.
- Khác: 
Ancol: Còn có: phản ứng tách H2O tạo Anken, ete, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn. Ví dụ: phản ứng oxi hóa không hoàn toàn:
R-CH2OH RCH=O
Phenol: Còn có phản ứng thế H ở vòng benzen (thế Brom, nhóm nitro)
- GV: Gọi một HS khác so sánh Andehit và Xeton.
b. Andehit và Xeton:
* Cấu tạo: H
Andehit: R - C p 
 d O
Xeton: có nhóm C O
- HS: Viết phản ứng.
- GV: Sửa sai.
- HS: Toàn lớp ghi vào phiếu.
* Tính chất:
- Giống: đều cộng Hiđro ® ancol.
- Khác: Xeton không tham gia phản ứng tráng bạc.
 Andehit vừa có tính khử và tính oxi hóa.
 Xeton có tính oxi hóa.
- HS: Của nhóm khác trình bày.
- GV: Tóm gọn chủ yếu ở phần cấu tạo
HS từ cấu tạo và bài học cũ ghi tính chất hóa học vào phiếu.
c. Axit cacboxylic - Ancol -phenol:
Axit cacboxylic: O
 R - C 
 O - H
Liên kết O - H trong axit phân cực hơn trong ancol ® H linh động hơn liên kết C ® - OH của nhóm cacboxyl phân cực mạnh hơn trong ancol và phenol nên OH của axit cũng có thể bị thay thế.
- HS: nhóm khác trả lời, các nhóm còn lại bổ sung.
d. Andehit và axitcacboxylic:
* Cấu tạo:
Andehit: Axit
RCH = O O
 R - C 
 O - H
- Axit: có H linh động.
* Tính chất:
Andehit: có tính khử và tính oxi hóa.
- HS: Lấy ví dụ bằng phản ứng:
- GV: bổ sung (nếu có) để HS tự ghi vào phiếu.
Axit: có tính chất chung của axit:
Tác dụng với dd bazơ, oxit bazơ dd muối và kim loại đứng trước hiđro, tác dụng với ancol có xúc tác tạo este còn andehit thì không.
Phiếu 2: Bài tập
- GV: Gọi HS của nhóm làm bài tập (gọi bất kỳ) trả lời.
- HS: có giải thích sau khi chọn đáp án.
1. Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
A. C2H5OH; CH3CHO; CH3COOH
B. CH3COOH; C2H5OH; CH3CHO
C. CH3CHO; C2H5OH; CH3COOH
D. CH3CHO; CH3COOH; C2H5OH
® Đáp án đúng: C
- GV: Giải thích bổ sung, sửa sai.
2. Để phân biệt 3 chất: dd axit fomic, axit axetic, 
- HS: Thảo luận chọn đáp án và trả lời đáp án kèm theo giải thích.
glixerol, nếu chỉ được chọn 1 thuốc thử, người ta chọn chất nào sau đây?
A. Cu(OH)2; B. AgNO3/NH3
C. NaOH; D. Na
- GV: Tổng hợp, sửa sai (nếu có)
Đáp án đúng: A.
3. Có 4 chất lỏng đựng trong 4 lọ mất nhãn: toluen, etanol, dd phenol, dd axit fomic. Trình bày cách phân biệt mỗi chất.
- HS: Thảo luận, trình bày ngắn gọn.
- Đầu tiên dùng quỳ ® axit fomic: quỳ ® đỏ.
dd Br2 ® phenol: có ¯ trắng.
Na ® etanol: có khí H2 ­.
Còn lại Toluen.
- GV: Tổng hợp, bổ sung.
4. Cho các chất: C2H5OH (1); CH3COOH (2); HCOOH (3); C6H5OH (4); CH3C6H4OH (5); C6H5CH2OH (6). 
Các chất trên được sắp xếo theo thứ tự độ linh động tăng dần của nguyên tử H trong nhóm OH như sau:
A. (1) < (6) < (5) < (4) < (2) < (3)
B. (6) < (1) < (5) < (4) < (2) < (3)
C. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6)
D. (1) < (3) < (2) < (4) < (5) < (6)
- GV: Bổ sung thiếu sót để HS tự ghi vào phiếu.
- Đáp án đúng: A
4. Củng cố:
- Giáo viên cho đại diện mỗi nhóm tóm lược phần kiến thức đã ghi vào phiếu để GV kiểm tra sai sót lần cuối cùng.
5. Dặn dò:
- Ôn tậo kỹ Hóa hữu cơ: cấu tạo, hóa tính, điều chế của các chất hữu cơ.
- Giảilại các dạng bài tập cơ bản trongcả học kỳ để chuẩn bị thi Học kỳ II.
6. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docY Bai on cuoi nam (2).doc
Giáo án liên quan