Bài giảng Bài: Cacbon

1.Kiến thức:Mối liên hệ giữa vị trí trong bảng HTTH , cấu hình e nguyên tử vàtính chất của Cacbon.

 Một số dạng thù hình của cacbon.Tính chất của cácbon: Vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

 Khai thác than, trạng thái tự nhiên và ứng dụng.

 2.Kỹ năng: Biết làm việc theo nhóm để xây dựng kiến thức về C và Si và các hợp chất của chúng.

 3.Thái độ: Viết cấu hình e và dự đoán tính chất hóa học cơ bản, viết phương trình phản ứng xảy ra.

 II.CHUẨN BỊ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài: Cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15.11.2007
Tiết: 23	 CHƯƠNG III. CAC BON-SILIC
Bài: CACBON
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức:Mối liên hệ giữa vị trí trong bảng HTTH , cấu hình e nguyên tử vàtính chất của Cacbon.
	Một số dạng thù hình của cacbon.Tính chất của cácbon: Vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
	Khai thác than, trạng thái tự nhiên và ứng dụng.
	2.Kỹ năng: Biết làm việc theo nhóm để xây dựng kiến thức về C và Si và các hợp chất của chúng.
	3.Thái độ: Viết cấu hình e và dự đoán tính chất hóa học cơ bản, viết phương trình phản ứng xảy ra.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên. Mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim cương, than chì
	Bảng HTTH các nguyên tố hóa học.
	2.Chuẩn bị của học sinh. Xem lại lí thuyết về cấu trúc mạng tinh thể.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức.Kiểm tra sĩ số lớp.
	2.Kiểm tra bài cũ.
	 Câu hỏi:
	 Định hướng trả lời.
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới.Hôm nay chung ta chuyển sang một trang mới. Chúng ta cùng nghiên cứu tính chất của cácbon.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động1. Vị trí và cấu hình e nguyên tử: 
4’
Gv. Yêu cầu học sinh tìm nhóm Cacbon trong HTTH, gọi tên các nguyên tố trong nhóm và cho biết vị trí của chúng.
Hs.trả lời:
Cac bon: -ô6
 -Chu kì2
 -Nhóm IVA
Viết cấu hình e suy ra số oxi hóa có thể có.
I. Vị trí và cấu hình e nguyên tử:
 -ô6
 -Chu kì2
 -Nhóm IVA
Cấu hình:1s22s22p2
Số oxi hóa có thể có: -4;0;+2;+4+
Hoạt động 2. Tính chất vật lý:
8’
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim cương, than chì, fuleren và sách giáo khoa điền vào bảng sau:
Kim cương
Cấu trúc
Tính chất
Than chì
Cácbon vô định hình
Học sinh quan sát mô hình và tham khảo sgk điền vào bảng sau:
Kim cương
Cấu trúc
Tính chất
Than chì
Cácbon vô định hình
II. Tính chất vật lý
Cấu trúc
Tính chất
Kim cương
Tứ diện điều
-không màu
-Ko dẫn điện
-ko dẫn nhiệt
Than chì
có cấu trúc lớp,
lực lk yếu.
-Xám đen, có ánh kim.
-dẩn điện tốt, các lớp mạng dể tách ra.
Cácbon vô định hình
Gồm cac tinh thể nhỏ, có cấu trúc vô định hình
-Màu đen xốp có khả năng hấp thụ các chất khi.
Hoạt động 2. Tính chất hóa học.
9’
Giáo viên yêu cầu học sinh thông qua e ngoài cùng dự đoán tính chất hóa học của C.
Gv. C thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất có tính gì lấy VD minh họa
-ở nhiệt độ cao CO2 bị khử bởi C nên ngoài sản phẩm là CO2 còn cóCO.
Hs.Vừa có khả năng thể hiện tính khử vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa.
Hs.Viết các phương trình phản ứng xảy ra xác định số oxi hóa của C
III Tính chất hóa học.
Ở nhiệt độ thường C trơ về mặc hóa học.Nhưng khi đun nóng trở nên hoạt động mạnh.Vừa có khả năng thể hiện tính khử vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa.
1.Tính khử
a. Tác dụng với oxi. 
 C + O2 CO2
 CO2 + C CO
b. Tác dụng với các hợp chất có tính khử
 Cacbon khử được các hợp chất oxit kim loại( sau Al)với oxit phi kim và các axit có tính oxi hóa khác.
VD.
3C + Fe2O3 2Fe + 3CO
CO2 + C CO
C + 2 H2O 2CO + 2H2
C + H2SO4 2CO2 + 2SO2 + 2H2O
Gv yêu cầu lấy VD chứng minh tính oxi hóa của C
Giáo viên kết luận lại tính chất hóa học của C
Hs. Chỉ ra phản ứng tác dụng vớikim loại và H2
2. Tính oxi hóa:
 a.Tác dụng với oxi:
 C + 2H2CH4
b. Tác dụng với kim loại.
3C + 4 Al Al4C3
Hoạt động 3: Ứng dụng
6’
Gv yêu cầu học sinh nêu các ứng dụng của cacbon
Hs tham khảo sgk nêu các ứng dụng của từng dạng thù hình của cacbon
Hs. Xem trạng thái tự nhiên của C
IV. ỨNG DỤNG
-Kim cương: dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh
Than chì: Được dùng làm các điện cực,làm bút chì
Than cốc: dùng làm chất khử trong luyện kim.
Than gỗ:chế tạo thuốc nổ thuốc pháo
Than mụi: dùng làm chất độn trong cao su, sản xuất mực in.
V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN:
Tham khảo sách giáo khoa
Hoạt động 4: Điều chế
6’
Hs tham khảo sgk nêu các cách điều chế
VI ĐIỀU CHẾ:
Than chìkim cương nhân tạo
Than đá than cốc
Than cốcthan chì
Gỗ + O2 (thiếu kk) than gỗ
CH4 than muội 
5.Củng cố: Cacbon tác dụng được với chất nào trong các chất sau: Fe2O3,CO2, H2, HNO3, H2SO4đ, K2O,CuO, viết phương trình phản ứng xảy ra.5’
6.Dặn dò, bài tập về nhà. Làm các bài tập trang 70 sgk
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc23.doc
Giáo án liên quan