Bài giảng Bài: Ankan

1.Kiến thức:Công thức chung của dãy đồng đẳng an kan.

 -Công thức cấu tạo, cách gọi tên một số an kan đơn giản

 -Tính chất hóa học của an kan và phản ứng đặc trương của an kan là phản ứng thế.

 -Tầm quan trọng của ankan trong cuộc sống.

 2.Kỹ năng:Viết các đồng phân và đọc tên, viết các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học và các ứng dụng thực tế của ankan.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài: Ankan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:07.01.2009
Tiết: 37-38	Chương 5. HIĐROCACBON NO
Bài: 	 ANKAN
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức:Công thức chung của dãy đồng đẳng an kan.
	-Công thức cấu tạo, cách gọi tên một số an kan đơn giản
	-Tính chất hóa học của an kan và phản ứng đặc trương của an kan là phản ứng thế.
	-Tầm quan trọng của ankan trong cuộc sống.
	2.Kỹ năng:Viết các đồng phân và đọc tên, viết các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học và các ứng dụng thực tế của ankan.
3.Thái độ: Tầm quan trọng của khí đốt vàdầu mỏ trong cuộc sống ngày nay.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên. Mô hình phân tử Metan.
	2.Chuẩn bị của học sinh. Ôn lại lý thuyết về dãy đồng đẳng và đồng phân.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số lớp.
	2.Kiểm tra bài cũ.
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới.Dựa trên khái niệm đồng đẳng giáo viên yêu cầu học sinh lấy vd các chất đồng đẳng tiếp theo của CH4.giới thiệu vào bài.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1. Đồng đẳng, đồng phan và danh pháp.
6’
5’
GV: Nêu các đặc điểm của Hiđrocacbon no. 
GV: Đồng phân là gì? 
HS: Hiđrocacbon no là gì?
HS: Đồng đẳng là gì?
Dựa vào khái niệm đồng đẳng nêu các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan.
HS: Viết các công thức cấu tạo của các chất từ C1 à C4 từ đó suy ra từ CTPT nào trở đi mới có đồng phân.
AN KAN
I.Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
1.Dãy đồng đẳng:CH4( Metan) C2H6;C3H8;
=> CTTQ : CnH2n+2 (n≥1)
2 Đồng phân:Từ C4H10 trở đi mới có đồng phân.
-Đồng phân của an kan là đồng phân mạch cacbon.
VD: C4H10 
CH3 - CH2 – CH2 –CH3
CH3 – CH –CH3
 CH3
HOẠT ĐỘNG 2 . Danh pháp.
9’
8’
5’
GV: Tên của các ankan tận cùng là đuôi an.
Khi ankan mất đi 1H phần còn lại gọi là gốc ankan tận cùng là đuôi yl.
 Chú ý: các tiếp ngữ đầu tiên.
Et:2 ; Prop:3: But:4; Pent:5;Hex:6 
GV: Hướng dẫn học sinh cách đọc tên theo danh pháp thông thường.Chú ý số lượng cacbon tương ứng
GV: Hướng dẫn cách đọc tên thay thế của các đồng phân có nhánh.
HS: Dựa vào hướng dẫn của giáo viên đọc tên các VD
 Chú ý: Nếu có nhiều nhánh thì thêm các tiếp ngữ :đi; tri; tetra.
 Có bao nhiêu nhánh thì có bao nhiêu số.
Giữa số và chữ là dấu gạch ngang.
3.Danh pháp.
a.Tên gọi của 10 ankan đầu dãy đồng đẳng.
CTPT
Tên gọi
Gốc R-
Tên gốc
CH4
Metan
CH3-
Metyl
C2H6
Etan
C2H5-
Etyl
C3H8
Propan
C3H7-
Propyl
C4H10
Butan
C4H9-
Butyl
C5H12
Pentan
C5H11-
Pentyl
C6H14
Hexan
C6H13-
Hexyl
C7H16
Heptan
C7H15-
Heptyl
C8H18
Octan
C8H17-
Octyl
C9H20
Nonan
C9H19-
Nonyl
C10H22
Decan
C10H21-
Decyl
b.Tên thay thế của các ankan mạch nhánh
- Chọn mạch chính là mạch dài nhất
- Đánh số thứ tự trên mạch chính( đánh ở đầu mạch cacbon gần nhánh nhất)
-TÊN = VTMN – tên mạch nhánh( tên gốc R), tên mạch chính( Tên ankan)
VD: CH3 – CH –CH3 2-metyl propan
 CH3 
4.Bậc nguyên tử cacbon.
Bậc nguyên tử cac bon là số liên kết của nguyên tử cacbon với các nguyên tử cac bon khác.
HOẠT ĐỘNG 3. Tính chất vật lý 
5’
Gv. Giới thiệu tính chất vật lý của an kan.
HS. Tham khảo tính chất vật lý của ankan trong sách giáo khoa.Nêu tính chất vật lý.
II.TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Từ C1à C4 là chất khí
 C5 à C17 là chất lỏng
 C18à Cn là chất rắn
HOẠT ĐỘNG 4.Tính chất hóa học (Tiết2)
9’
8’
4’
2’
GV: Do cấu tạo của ankan chứa toàn bộ liên kết xích ma nên phản ứng đặt trưng của ankan là phản ứng thế.
Tùy theo tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng mà tạo ra sản phẩm thế khác nhau: CH3Cl(Metyl clorua); CH2Cl2 (Metilen Clorua) CHCl3 ( Clorofom) CCl4 (Cacbon tetra Clorua)
GV. Ở nhiệt độ cao các ankan bị phân hủy theo các hướng khác nhau tùy thuộc vào ĐK của phản ứng.
Chú ý: Số mol của sản phẩm sinh ra dùng xác định dãy đồng đẳng.
HS.Viết các phương trình phản ứng hóa học của Metan với Clo theo tỉ lệ 1:1
 Và giáo viên hướng dẫn các tỉ lệ còn lại.
HS: Nhận xét các vị trí thế trên Propan và cho biết có mấy khả năng xảy ra trong các trường hợp trên trường hợp nào là trường hợp ưu tiên.
HS.Viết các phương trình phản ứng xãy ra dạng phân tử và dạng TQ
III.TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Phản ứng đặt trưng của ankan là phản ứng thế
1. Thế Halogen
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
 Metyl clorua
Tùy theo tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng mà phản ứng xảy ra ở các H tiếp theo.
* Đồng đẳng của Metan
VD:
CH3-CH2-CH3 + Cl2 
CH3-CH2-CH2Cl + HCl
CH3-CH-CH3 + HCl
 Cl
Chú ý: Từ C3H8 trở đi ưu tiên thế ở cacbon bậc cao.
2.Phản ứng tách
 b. Tách H2
CH3-CH3 CH2 = CH2 + H2
TQ: Cn H2n +2 CnH2n + H2
 c.Phản ứng tách mạch cacbon 
C4H10 CH4 + C3H8
 C2H6 + C2H4
TQ:CnH2n+2 CxH2x+2 + CyH2y (x+y = n)
 d. Phản ứng cháy
TQ: Cn H2n +2 +nCO2 + (n+1) H2O 
=>( nCO2 < nH2O)
HOẠT ĐỘNG 5.Ứng dụng
5’
Hs. Tham khảo và nêu các ứng dụng trong sách giáo khoa.
IV.ỨNG DỤNG
Dùng làm nguyên liệu điều chế các hchc và dung môi hữu cơ
Dùng làm nhiên liệu như Xăng, Dầu, khí đốt 
HOẠT ĐỘNG 6. Điều chế
5’
GV: Nêu các phương pháp điều chế metan
PP tổng hợp:C + H2 CH4
-Thủy phân: Al4C3 + 12H2O3CH4 + 4H2O
 Nhôm cac bua
GV: Nêu các phương pháp điều chế metan.
HS: Viết các phương trình phản ứng xãy ra
HS: Viết các phương trình phản ứng xãy ra.
V. ĐIỀU CHẾ
1. Điều chế Metan
CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
2.Điều chế các chất đồng đẳng
Giữ nguyên mạch các bon:
CH2 = CH2 + H2 C2H6
TQ: CnH2n + H2 CnH2n + 2
Giảm mạch các bon.Dùng phản ứng Crăckinh
TQ: CnH2n + 2 CxH2x + 2 + CyH2y ( x + y =n)
5.Củng cố: -Viết và đọc tên các đồng phân có thể có của C5H12 và đọc tên.
6.Dặn dò, bài tập về nhà. Làm các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc37-38HK2.doc