Bài giảng Bài 8 : Xenlulozơ

I)Chuẩn kiến thức và kĩ năng:

1)Kiến thức:

- Biết cấu trúc phân tử của xenlulozơ.

- Hiểu tính chất hóa học đặc trưng và ứng dụng của xenlulozơ.

2) Kĩ năng:

- Phân tích và nhận dạng cấu trúc phân tử của xenlulozơ.

- Quan sát phân tích các hiện tượng thí nghiệm, viết PTHH.

- Giải các bài tập về xenlulozơ.

II)Phương pháp : Đàm thoại, trực quan, diễn giảng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 8 : Xenlulozơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8 : XENLULOZƠ
I)Chuẩn kiến thức và kĩ năng: 
1)Kiến thức:
- Biết cấu trúc phân tử của xenlulozơ.
- Hiểu tính chất hóa học đặc trưng và ứng dụng của xenlulozơ.
2) Kĩ năng:
- Phân tích và nhận dạng cấu trúc phân tử của xenlulozơ.
- Quan sát phân tích các hiện tượng thí nghiệm, viết PTHH.
- Giải các bài tập về xenlulozơ.
II)Phương pháp : Đàm thoại, trực quan, diễn giảng.
III)Chuẩn bị:
*GV chuẩn bị: 
- Dụng cụ:Cốc thủy tinh, ống nghiệm, diêm an toàn ,ống nhỏ giọt
- Hĩa chất: xenlulozơ (bông nõn) ,các dung dịch:AgNO3,NH3,NaOH,H2SO4,HNO3
- Các tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- Các bảng con.
*HS đọc trước SGK 
IV.Tổ chức hoạt động dạy học:
HĐ CỦA THẦY VÀ TRỊ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1.
- HS 1 thực hiện câu 1
- HS 2 thực hiện câu 2,3,4
-Các HS còn lại theo dõi và nhận xét.
*GV kết luận và cho điểm.
HOẠT ĐỘNG 2
-GVđặt vấn đề
-HS lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 3
-Cho HS xem tranh về xenlulozơ trong tự nhiên.
- Xenlulozơ liên quan với thực vật như thế nào? Có nhiều trong các loại thực vật nào?
-HS phát biểu.
-GV cho HS xem bông nõn. Cho biết các tính chất vật lí của xenlulozơ?
HOẠT ĐỘNG 4
- Xenlulozơ có phân tử khối như thế nào? Do các mắt xích nào tạo nên?Bằng liên kết gì?Mạch phân tử của xenlulozơ như thế nào?
-HS phát biểu.
-Cho HS xem cấu trúc phân tử của xenlulozoàhướng dẫn HS phân tích , nhận dạng cấu trúc phân tử của xenlulozơ.
- Mỗi mắt xích C6H10O5 có bao nhiêu nhóm OH tự do? CT cấu tạo thu gọn của xenlulozơ được viết như thế nào?
-Cấu trúc phân tử của xenlulozơ khác tinh bột ở những đặc điểm quan trọng nào?
-HS thảo luận nhóm và trình bày trong bảng con.
-GV nhận xét đánh giá
HOẠT ĐỘNG 5
-Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit và ancol đa chức,xenlulozơ có các phản ứng hóa học quan trọng nào?
-HS phát biểu
+Pư thủy phân
+Pư của ancol đa chức
-GV biểu diễn thí nghiệm thủy phân xenlulozơ.
-HS quan sát.Giải thích và viết ptpư?
-Cơ thể người và động vật nhai lại,cơ thể nào đồng hĩa được xenlulozơ? Vì sao?
-GV biểu diễn thí nghiệm xenlulozơ tác dụng với HNO3
-HS quan sát màu sản phẩm và khi đốt cháy sản phẩm?
-GV hướng dẫn HS viết ptpư
- Xenlulozơ trinitrat có tính chất gì đặc biệt ? Ứng dụng của tc này là gì?
- Hướng dẫn HS viết pt
- Xenlulozơ triaxetat có tính chất gì đặc biệt ? Ứng dụng của tc này là gì?
-GV diễn giảng.
-Tính chất hóa học của xenlulozơ và tinh bột có gì giống và khác nhau?
-HS thảo luận nhóm và trình bày trong bảng con.
-GV nhận xét đánh giá
HOẠT ĐỘNG 6
-Cho biết các ứng dụng của xenlulozơ ?
-Cho HS xem các tranh ứng dụng của xenlulozơ.
HOẠT ĐỘNG 7
-HS thảo luận các bài tập TN sau:
-GV nhận xét đánh giá
I.KIỂM TRA BÀI CỦ:
*Câu hỏi:
1/Nêu những đặc điểm về cấu trúc phân tử và hóa tính của tinh bột ?
2/Để phân biệt: hồ tinh bột,dd glucozơ,dd KI có thể dùng một thuốc thử là:
A.O3 B. O2
C.dd iot D.dd AgNO3/NH3
3/ Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Tinh bộtàXàYàAxit axetic. Xvà Y lần lượt là
A.glucozơ,ancol etylic
B.mantozơ, glucozơ
C.glucozơ,etyl axetat
D. ancol etylic,anđehit axetic
4/Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với H2O ( khi có mặt chất xúc tác trong điều kiện thích hợp)là
A.saccarozơ,CH3COOCH3,benzen.
B.C2H6, CH3COOCH3,tinh bột.
C.C2H4, CH4, C2H2.
D.tinh bột, C2H4, C2H2.
*Đáp án
1/sách giáo khoa trang 41,42.
2/A
3/A
4/D
GIỚI THIỆU BÀI:
-Trong loại polisaccarit có 2 chất quan trọng là tinh bột và xenlulozơ.CT của chúng đều có dạng (C6H10O5)n.
-Vậy cấu trúc phân tử và tính chất của chúng có tương tự nhau không? ==> tìm hiểu bài xenlulozơ
I.TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ :
 -Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối. Xenlulozơ có nhiều trong bông (95 - 98%), đay, gai, tre, nứa(50 - 80%), gỗ (40 - 50%) .
- Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị,không tan trong nước ,ete, benzen,nhưng tan trong nước svayde 
( [Cu(NH3)4](OH)2)
II- CẤU TRÚC PHÂN TỬ 
-Xenlulozơ có phân tử khối rất lớn (khoảng 1.000.000 – 2.400.000).
-Xenlulozơ là polyme hợp thành từ các mắt xích b - glucozơ nối với nhau bởi các liên kết b -1,4 – glicozit
- Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, không xoắn
- Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm OH tự do, nên có thể viết công thức cấu tạo của xenlulozơ là [C6H7O2(OH)3]n
III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng thủy phân
 (C6H10O5)n + nH2O n C6H12O6 
 -Phản ứng thủy phân Xenlulozơ cũng xảy ra ở trong động vật nhai lại (trâu, bò,) nhờ enzim xenlulaza . 
2.. Phản ứng của ancol đa chức
- Phản ứng với HNO3 đặc có H2SO4 đặc làm xt
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 
[C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O 
(thuốc súng)
- Phản ứng với anhiđrit axetic
[C6H7O2(OH)3]n + 3n (CH3CO)2O [C6H7O2(OCOCH3)3]n + 3n CH3COOH 
(tơ axetat)
 - Phản ứng với CS2và NaOH tạo dd nhớt gọi là visco sx tơ visco 
IV- ỨNG DỤNG (Sách giáo khoa)
CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1/Xenlulozơ không pư với tác nhân nào dưới đây?
HNO3 đặc trong H2SO4 đặc/t0 B.H2/Ni
C.[Cu(NH3)4](OH)2 D.CS2 và NaOH
2/ Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
 A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. 
 C. tráng gương. D. thủy phân.
- Bài tập về nhà: BT 1, 2 , 3 ,4,5, 6 - trang 49, 50 - SGK
* Nhận xét, rút kinh nghiệm:
........................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an Xenlolozo.doc
Giáo án liên quan