Bài giảng Bài 8 - Tiết 12 - Tuần 7 : Một số bazơ quan trọng

1.1/ Kiến thức: Giúp HS

- Biết được tính chất vật lí, tính chất hóa học của NaOH .

- Viết được các phương trình phản ứng minh họa cho các tính chất hóa học của NaOH.

- Biết được những phương pháp sản xuất NaOH trong công nghiệp.

1.2/ Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

- Viết phương trình hóa học.

- Sản xuất NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl trong công nghiệp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 8 - Tiết 12 - Tuần 7 : Một số bazơ quan trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
Bài 8 - Tiết 12 
Tuần dạy 07
1. MỤC TIÊU
1.1/ Kiến thức: Giúp HS
- Biết được tính chất vật lí, tính chất hóa học của NaOH .
- Viết được các phương trình phản ứng minh họa cho các tính chất hóa học của NaOH.
- Biết được những phương pháp sản xuất NaOH trong công nghiệp.
1.2/ Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng 
- Viết phương trình hóa học. 
- Sản xuất NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl trong công nghiệp. 
1.3/ Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi viết phương trình phản ứng. 
2. TRỌNG TÂM:
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của NaOH .
- Phương trình phản ứng minh họa cho các tính chất hóa học của NaOH.
- Những phương pháp sản xuất NaOH trong công nghiệp.
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên : Dụng cụ và hóa chất 
- Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh.
- Hoá chất: dd HCl, H2O, NaOH, quỳ tím, phenolphtalein 
3.2) Học sinh : Học kĩ các tính chất hóa học của bazơ. 
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 	 4.1. Ổn địnhtổ chức và kiểm diện : 
 	 4.2. Kiểm tra miệng : nhận định bài kiểm tra viết.
- HS 1: Nêu các tính chất hóa học của bazơ tan (kiềm) ? (10đ)
- HS 2: Nêu các tính chất hóa học của bazơ không tan ? So sánh tính chất hóa học của bazơ tan và không tan ? (10đ)
- HS 3: Chữa BT 2 SGK/ 25 (10đ) (HS khá) 
- Làm đổi màu chất chỉ thị:
+ Quì tím chuyển thành xanh.
+ Phenophtalein không màu chuyển thành đỏ
- Tác dụng với oxiaxit.
 Ca(OH)2 + SO2 CaSO3 + H2O
 (dd) (k) (r) (l)
- Tác dụng với axit.
 Ba(OH)2 + 2HNO3 Ba(NO3)2 + 2H2O
 (r) (dd) (dd) (l)
* HS soạn và làm đủ các BT về nhà
- Tác dụng với axit.
 Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + 3H2O 
 (r) (dd) (dd) (l)
- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy.
 Cu(OH)2 CuO +H2O
 (r) (r) (l)
- So sánh tính chất hóa học của bazơ tan và không tan
+ Giống: Tác dụng với axit muối và nước
+ Khác: Tan: Đổi màu chỉ thị
 Tác dụng với oxit axit
 Không tan: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
* HS soạn và làm đủ các BT về nhà
- Những chất tác dụng với HCl là Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2.
 Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O
 NaOH + HCl NaCl + H2O 
 Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + 2H2O
- Những chất bị nhiệt phân hủy: Cu(OH)2
 Cu(OH)2 CuO +H2O
- Những chất tác dụng với CO2: NaOH, Ba(OH)2
 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O
 Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 + H2O
* HS soạn và làm đủ các BT về nhà
 3đ
3đ
2đ
1đ
3đ
3đ
3đ
1đ
4đ
2đ
3đ
1đ
4. 3. Bài mới : 
* Hoạt động 1: Giới thiệu 
 NaOH có những tính chất hóa học nào ? ứng dụng gì trong đời sống và công nghiệp. Chúng ta đi vào tìm hiểu “Một số bazơ quan trọng”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của NaOH
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Quan sát viên NaOH rắn sau đó cho vào ống nghiệm đựng nước lắc đều, sờ tay vào thành ống nghiệm nhận xét hiện tượngnêu tính chất vật lý
- HS Các nhóm làm thí nghiệm - Đại diện các nhóm nêu nhận xét.
- HS Các nhóm bổ sung hoàn chỉnh.
- GV: Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm mục vải, giấy, ăn mòn da khi sử dụng NaOH phải hết sức cẩn thận.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hoá học của NaOH
- GV đặt vấn đề.
? NaOH thuộc loại hợp chất nào? (Bazơtan)
? Em hãy dự đoán Natri hiđroxit có các tính chất hoá học nào ?
( NaOH các tính chất hoá học của bazơ tan: Đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit, tác dụng với axit và muối)
  HS: nhắc lại và ghi tính chất cùng với phương trình minh hoạ
- HS viết phương trình
 NaOH + HCl 
 NaOH + H2SO4 
 NaOH + CO2
 NaOH + SO2 
* Hoạt động 4: tìm hiểu ứng dụng của Natri hiđroxit
- HS tìm hiểu thông tin SGK/ 27. Nêu ứng dụng của Natri hiđroxit
* Hoạt động 5: Tìm hiểu sản xuất Natri hiđroxit
- HS tìm hiểu thông tin SGK/27
? NaOH được sản xuất bằng phương pháp nào? (điện phân có màng ngăn dung dịch NaCl bão hoà)
- GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng.
A. NATRIHIĐROXIT (NaOH)
I. Tính chất vật lý
 Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và toả nhiệt.
II. Tính chất hóa học
 NatriHiđroxit có những tính chất hoá học của bazơ tan
1. Natri hiđroxit làm đổi màu chất chỉ thị.
 - Quì tím chuyển thành xanh.
 - Dung dịch phenophtalein không màu chuyển thành đỏ.
2. Natri hiđroxit tác dụng với axit.
 PTHH 
 NaOH + HNO3 NaNO3 + H2O 
 (dd) (dd) (dd) (l)
 Dung dịch natrihiđroxit tác dụng với axit, tạo thành muối và nước 
3. Natri hiđroxit tác dụng với oxit axit.
 PTHH 
 2NaOH + SO3 Na2SO4 + H2O 
 (dd) (k) (dd) (l)
 Dung dịch Natri hiđroxit tác dụng với oxit axit, tạo thành muối và nước.
4. Tác dụng với dung dịch muối (Học ở bài 9)
III. Ứng dụng
 NatriHiđroxit dùng rộng rãi trong đời sống và trong công nghiệp:
 - Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa bột giặt, sản xuất tơ nhân tạo.
 - Sản xuất giấy, sản xuất nhôm.
 - Chế biến dầu mỏ . . . 
IV. Sản xuất Natri hiđroxit
 Điện phân (có màng ngăn) dung dịch NaCl bão hoà
 2NaCl (dd)+ 2H2O(l) 
 2NaOH + H2 + Cl2 
 (dd) (k) (k) 
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV hướng dẫn HS làm bài tập
Hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
Na Na2O NaOH NaCl NaOH
HS làm bài tập 1,3,4 sgk / 27 ( nếu có thời gian )
4.5. Hướng dẫn hs tự học:
 - Đối với bài học ở tiết học này: Học bài luyện viết các phương trình phản ứng. Làm BT 1, 2, 3, 4 SGK/ 27.
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Chuẩn bị “ Một số bazơ quan trọng (tt)” Phần Canxi hiđroxit SGK/28, 29
- GV nhận xét tiết dạy.
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung:..
- Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:....

File đính kèm:

  • doctiet 12 hoa 9 nh 20112012.doc