Bài giảng Bài 56: Ôn tập cuối năm (tiết 1)

Cơ bản

- Thiết lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: kim loại, phi kim, các oxit, axit, bazơ, muối.

- Củng cố những kiến thức cơ bản và hình thành mối liên hệ cơ bản giữa các hợp chất hữu cơ.

- Củng cố các kĩ năng cơ bản: viết các phương trình hoá học và giải các bài tập hoá học.

2 - Nâng cao

- Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong phạm vi kiến thức của chương trình.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 56: Ôn tập cuối năm (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thành mối liên hệ cơ bản giữa các hợp chất hữu cơ.
- Củng cố các kĩ năng cơ bản: viết các phương trình hoá học và giải các bài tập hoá học.
2 - Nâng cao
- Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong phạm vi kiến thức của chương trình.
II - Chuẩn bị
- Học sinh ôn tập sự phân loại các chất vô cơ, kim loại, phi kim. Lấy các ví dụ cụ thể cho sơ đồ mối quan hệ các chất trong SGK.
- Học sinh ôn tập về sự phân loại hợp chất hữu cơ và tính chất hoá học cơ bản của mỗi loại chất. 
- Máy chiếu bản trong hoặc máy chiếu projector nếu có.
III - Thiết kế hoạt động dạy học
	Bài ôn tập 2 tiết: phần vô cơ 1 tiết và phần hữu cơ 1 tiết. 
a - phương án cơ bản
Tiết 1
phần 1 - hoá vô cơ
Hoạt động 1 Tổ chức tình huống học tập.
	Chúng ta đã hoàn thành chương trình, tiết này chúng ta nhìn lại xem chúng ta đã có được những hành trang gì về kiến thức hoá học vô cơ để đi tiếp trên con đường tìm hiểu thế giới hoá học. 
Hoạt động 2 Xây dựng mối quan hệ giữa các chất vô cơ
- GV Yêu cầu các nhóm học sinh hoàn thành phiếu học tập trên bản trong hoặc giấy khổ lớn:
Phiếu học tập số 1
 Lấy các ví dụ về mối quan hệ giữa các chất, từ đó có thể xây dựng mối liên hệ giữa các chất:
Quan hệ
Phương trình hoá học
Kim loại - muối
Kim loại - oxit bazơ
Oxit bazơ - muối
Bazơ - muối
Phi kim - muối
Phi kim - oxit axit 
Phi kim - axit
Oxit axit - muối
- GV cho các nhóm trình bày, nhận xét và có thể đưa ra phương án của mình nếu cần thiết.
	+ Các phương trình hoá học:
Quan hệ
Phương trình hoá học
Kim loại - muối
- Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2
- Fe + CuCl2 đ FeCl2 + Cu
Kim loại - oxit bazơ
- 4Al + 3O2 2Al2O3
- FeO + CO Fe + CO2
Oxit bazơ - muối
- FeO + 2HCl đ FeCl2 + H2O
- FeCO3 FeO + CO2
Bazơ - muối
- Fe(OH)3 + 3HCl đ FeCl3 + 3H2O
- FeSO4 + 2NaOH đ Fe(OH)2 + Na2SO4
Điện phân nóng chảy
Phi kim - muối
- 3Cl2 + 2Al 2AlCl3
- 2NaCl 2Na + Cl2
Phi kim - oxit axit 
- S + O2 SO2
- 2H2S + SO2 đ 3S + 2H2O
Phi kim - axit
- Cl2 + H2 2HCl
- 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Oxit axit - muối
- CO2 + 2NaOH đ Na2CO3 + H2O
- CaCO3 CaO + CO2
+ Sơ đồ phân loại các chất vô cơ trên giấy khổ lớn hay chiếu bản trong:
Kim loại
Phi kim
¯ư
¯
Oxit bazơ
Muối
Oxit axit
¯ư
¯
Bazơ
Axit
Hoạt động 3 Luyện tập phương trình hoá học 
- GV cho các nhóm học sinh hoàn thành bài tập số 2 trên giấy khổ lớn hay trên bản trong.
- Cho một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và đưa ra các phương án của mình nếu thấy cần thiết.
Có thể có các sơ đồ sau:
a. Fe FeCl2FeCl3Fe(OH)3Fe2O3Fe
b. FeCl2 FeFeCl3Fe(OH)3Fe2O3
c. Fe2O3 FeFeCl2FeCl3Fe(OH)3Fe2O3
d. Fe(OH)3 Fe2O3FeCl3FeCl2Fe
Hoạt động 4 Luyện tập điều chế 
- GV cho các nhóm học sinh hoàn thành bài tập số 3 trên giấy khổ lớn hay trên bản trong.
- Cho một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và đưa ra các phương án của mình nếu thấy cần thiết.
Các phương pháp điều chế Clo từ muối NaCl
a. Phương pháp điện phân: có thể dùng một trong các phương pháp sau:
- Điện phân nóng chảy:
Điện phân nóng chảy
	2NaCl	 Na 	+	Cl2
- Điện phân dung dịch có màng ngăn xốp:
Điện phân dung dịch có màng ngăn
	2NaCl	+ 2H2O	 	 2NaOH 	+	Cl2	+	H2
b. Có thể dùng một trong các phản ứng sau:
10NaCl + 2KMnO4	+	8H2SO4 đ	5Na2SO4 + 5Cl2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
	 2NaCl + MnO2	+	2H2SO4 đ	 Na2SO4 + Cl2 + MnSO4 + 2H2O
Hoạt động 5 Luyện giải bài tập 
- GV cho các nhóm học sinh hoàn thành bài tập số 5 trên giấy khổ lớn hay trên bản trong.
- Cho một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và đưa ra các phương án của mình nếu thấy cần thiết.
Tiết 2
phần ii - hoá hữu cơ
Hoạt động 1 Tổ chức tình huống học tập.
	Chúng ta đã hoàn thành chương trình làm quen với các hợp chất hữu cơ, tiết này chúng ta nhìn lại xem chúng ta đã có được những hành trang gì về kiến thức hoá học hữu cơ để đi tiếp trên con đường tìm hiểu thế giới tự nhiên và ứng dụng của chúng trong đời sống và sản xuất. 
Hoạt động 2 Công thức cấu tạo
- GV Yêu cầu các nhóm học sinh hoàn thành phiếu học tập trên bản trong hoặc giấy khổ lớn:
Phiếu học tập số 1
 Viết công thức cấu tạo các hợp chất sau:
Hợp chất 
Công thức cấu tạo
Metan
Etilen
Axetilen
Benzen
Rượu eylic
Axit axetic
- Cho một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và đưa ra các phương án của mình nếu thấy cần thiết.
Hoạt động 3 Các phản ứng hoá học cơ bản
- GV Yêu cầu các nhóm học sinh hoàn thành phiếu học tập trên bản trong hoặc giấy khổ lớn:
Phiếu học tập số 2
Chọn các phương trình hoá học làm ví dụ và hoàn thành các phương trình hoá học mô tả các tính chất sau, ghi rõ điều kiện phản ứng:
Tính chất
Phương trình hoá học 
Các chất có tính chất này
- Phản ứng cháy của các hợp chất hữu cơ.
- Phản ứng thế clo, brom
- Phản ứng cộng, trùng hợp. 
- Phản ứng với Na
- Phản ứng với kim loại 
- Phản ứng oxit bazơ, bazơ.
- Phản ứng với muối.
- Phản ứng thuỷ phân
- Cho một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và đưa ra các phương án của mình nếu thấy cần thiết.
Hoạt động 4 Phân loại các hợp chất hữu cơ
- GV Yêu cầu các nhóm học sinh hoàn thành phiếu học tập trên bản trong hoặc giấy khổ lớn:
Phiếu học tập số 3
Sắp xếp các chất sau vào các nhóm: metan, rượu etylic, etyl axetat, gluocozơ, saccarozơ, cao su buna, tinh bột, chất béo, protein, axit axetic:
Hidrocacbon 
Dẫn suất hidrocacbon 
Polime
Các chất
Thành phần
Khối lượng phân tử
ứng dụng cơ bản
Hoạt động 5 Phân biệt các hợp chất hữu cơ
- GV Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập 4 và 5 SGK.
- Cho một học sinh trình bày, các học sinh khác bổ xung, GV nhận xét kết luận. Phần này học sinh thường không khó trong việc lựa chọn phương pháp phân biệt nhưng lại kém trong trình bày, vì vậy GV cần hướng dẫn tỉ mỉ để rèn kĩ năng cho học sinh.
Hoạt động 6 Rèn kĩ năng giải bài tập
- GV Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập 6 SGK.
- Cho một học sinh trình bày, các học sinh khác bổ xung, GV nhận xét kết luận. 
Bài 6:
Gọi CTPT của A là CxHyOz có a mol trong 4,5 gam
Ta có:
	m = (12x + y + 16z)a = 4,5;	xa= 6,6/44 = 0,15;	ya/2 = 2,7/18 = 0,15
a = 4,5/60 = 0,075	=> x = 2;	y = 4; z = 2
Công thức phân tử của chất hữu cơ là C2H4O2.
Đề kiểm tra tiết 70 – cơ bản
Thời gian 45 phút
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
 Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D đứng trước phương án chọn đúng.
1. (0,5 điểm) Cho các chất sau: CuO, Mg, Na2CO3, C2H5OH, KOH, Cu, Br2. Số chất có thể tác dụng với axit axetic trong số các chất trên là:
3	
4
5	
6
2. Điền các từ “có” hoặc “không” vào các ô trống trong bảng sau
Tác dụng với CaCO3
Tác dụng với dung dịch brom
Tác dụng với
NaOH
Tác dụng với natri
CH3COOH
C2H5OH
C2H4
C6H6
3. (0,5 điểm) Cho 6,0 gam axit axetic tác dụng với 4,6 gam rượu etylic thì thu được 5,5 gam CH3COOCH2CH3. Hiệu suất của phản ứng là
72,5%	
80%	
65%	
62,5%
4. (0,5 điểm) Cho 4,48 lit hỗn hợp A gồm hai khí là CO2 và SO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Tỉ khối của A so với hiđro là 27. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng kết thúc là: 
41,4 gam	
31,4 gam
21,4 gam	
Phương án khác.
5. (0,5 điểm) Để pha loãng 100 gam dung dịch NaOH 20% thành dung dịch mới có nồng độ 5% số gam nước cất cần thêm là:
200 gam	
300 gam
400 gam
350 gam
6. (0,5 điểm) Chọn một trong số các thuốc thử sau để phân biệt các chất: metan, etilen.
Dung dịch brom.
Phenolphtalein.
Dung dịch bạc nitrat trong amoniac.
Dung dịch bari clorua.
Phần 2. Tự luận (7,0 điểm)
7. (2,0 điểm)Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy biến hoá sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
 Tinh bột ắđ Glucozơ ắđ Rượu etylic ắđ Axit axetic ắđ Etyl axetat.
8. (2,0 điểm) Có ba chất khí là CO2 , CH4 và C2H4 được đựng trong ba bình riêng biệt, không ghi nhãn. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận ra từng khí đó, viết các phương trình hoá học tương ứng để giải thích.
9. (3,0 điểm) Cho dung dịch axit HCl tác dụng hết với một lượng hỗn hợp Fe và Al2O3 người ta thu được 2,24 lit khí hiđro (đktc) và 39,4 g hỗn hợp hai muối.
	a) Viết các phương trình hoá học xảy ra.
	b) Tính khối lượng Fe và Al2O3 đã dùng.
(Fe = 56, Al = 27, O = 16, H = 1, Cl = 35,5)
Đề kiểm tra tiết 70 – Nâng cao
Thời gian 45 phút
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D đứng trước phương án chọn đúng.
1. Đốt cháy một chất hữu cơ X, thấy sản phẩm tạo ra gồm có CO2, H2O, N2. X là chất nào trong số các chất hữu cơ sau?
Xenlulozơ	
Cao su
Protein	
Tinh bột.
2. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit khí metan ở đktc. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí và hơi thu được đi qua bình 1 đựng axit H2SO4 đặc, thấy khối lượng của bình tăng m gam. Chất khí còn lại được dẫn qua bình đựng nước vôi trong dư thu được n gam chất kết tủa. Các giá trị của m và n lần lượt là:
5,40 và 15,00.	
3,60và 15,00.
5,40 và 1,50.	
3,60 và 1,50.
3. Cho các chất khí: CH4, O2, CO2, H2, Cl2 số cặp chất có thể phản ứng hoá học với nhau là
3.	
4.
5.	
6.
4. Khí X có tỉ khối hơi so với khí cacbonic là 0,77. Đốt 3,4 gam khí X thu được 2,24 lít SO2 (đktc) và 1,8(g) H2O. Công thức phân tử của khí X là:
SO2. 
SO3. 
H2S. 
CO.
5. Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm bằng cách đun nhẹ MnO2 với dung dịch HCl đậm đặc thu được khí clo có lẫn khí HCl. Để loại bỏ khí HCl mà hạn chế sự giảm lượng khí clo người ta dẫn hỗn hợp khí thu được qua:
Dung dịch NaOH. 
Dung dịch KOH. 
Nước. 
Dung dịch NaCl bão hòa.
6. Cho 2,3 (g) kim loại tác dụng với khí clo dư thu được 5,85 (g) muối. Công thức phân tử của muối clorua là:
KCl. 
NaCl. 
CaCl2. 
FeCl3.
Phần 2. Tự luận (7,0 điểm)
7. (2,0 điểm)Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy biến hoá sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
 	CaCO3 ắđ CaO ắđ Ca(OH)2 ắđ CaCl2 ắđ CaCO3.
8. (2,0 điểm) Hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất sau đây, viết các phương trình hoá học (nếu có).
	a) Rượu etylic, axit axetic và glucozơ.
	b) Các khí metan và etilen.
9. (3,0 điểm) Ngâm một lá đồng vào 200ml dung dịch AgNO3 1,5M sau phản ứng khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g
	a) Viết phương

File đính kèm:

  • dochoa8.doc
Giáo án liên quan