Bài giảng Bài 53: Ancol: cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lý (tiếp)

A. Mục đích yêu cầu

 1. Kiến thức truyền đạt

- Cấu tạo phân tử, phân loại liên kết hiđro.

- Tính chất vật lý của rượu đơn chức no.

 2. Rèn luyện kỹ năng

- Viết được các loại đồng phân cùng chức và khác chức của ancol - - - Gọi tên của ancol

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 53: Ancol: cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lý (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 53 ANCOL:
CẤU TẠO, DANH PHÁP, TÍNH CHẤT VẬT LÝ
A. Mục đích yêu cầu
 1. Kiến thức truyền đạt
- Cấu tạo phân tử, phân loại liên kết hiđro.
- Tính chất vật lý của rượu đơn chức no.
 2. Rèn luyện kỹ năng
- Viết được các loại đồng phân cùng chức và khác chức của ancol - - - Gọi tên của ancol 
- Giải thích được một số tính chất vật lý của ancol dựa vào liên kết hiđro .
B. Phương pháp: - Nêu vấn đề, Đàm thoại, Diễn giảng.
C. Chuẩn bị:
Mô hình lắp ghép phân tử ancol để minh họa phần điịnh nghĩa, đồng phân, bậc ancol, so sánh mô hình phân tử nước và ancol etylic.
Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1:
GV: Cho học sinh viết công thức cấu tạo của một vài ancol đã biết?
GV: Em thấy có điểm gì giống nhau về cấu tạo trong phân tử của các hợp chất hữu cơ trên?
GV: ghi nhận các phát biểu của học sinh, chỉnh lý lại để dẫn đến định nghĩa.
Trong định nghĩa GV lưu ý đặc điểm: nhóm hiđoxyl(-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon.
Hoạt động 2:
GV: Em hãy nêu cách xác định bậc của nguyên tử C trong phân tử hiđrocacbon.
Cho biết bậc của ancol bằng bậc của nguyên tử cacbon xác định bậc của các ancol sau:
GV: cho học sinh nghiên cứu bảng 8.2 SGK. Cho học sinh trả lời một số câu hỏi có dạng là:
-Tại sao người ta lại xếp C2H5OH vào loại ancol no bậc I hoặc ancol đơn chức?
- Tại sao người ta lại xếp (CH3 )3 COH vào loại ancol no bậc III hoặc ancol đơn chức?
Hoạt động 3:
GV: đàm thọai gợi mở
GV: Viết công thức đồng phân ancol và ete ứng với CTPT C2H6O.
GV: Em cho biết làm thế nào để có đồng phân mạch cacbon? đồng phân vị trí nhóm chức ?
GV: Hãy viết công thức của các đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức của các ancol có cùng công thức phân tử C4H10O?
Hoạt động 4:
GV: Trình bày quy tắc rồi đọc tên một số chất để làm mẫu, sau đóa cho học sinh vận đụng để đọc tên các chất khác, sau đó sửa cho hoc sinh nếu sai.
Hoạt động 5 
GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu các hắng số vật lý của một số ancol thường gặp được ghi trong bảng để trả lời một số câu hỏi sau;
Căn cứ vào nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi, em cho biết ở điều kiện thường các ancol nào là chất lỏng, chất rắn hay khí?
Căn cứ vào độ tan em cho biết ở điều kiện thường các ancol thường gặp nào có khả năng tan vô hạn trong nước? Khi số nguyên tử C tăng thì độ tan thay đổi như thế nào?
Hoạt đông 6:
GV cho học sinh nghiên cứu bảng 8.4 SGK để trả lời các câu hỏi
 GV ghi nhận các ý kiến sau đó rút ra nhận xét và đặt vấn đề Tại Sao?
GV hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề
Hãy so sánh sự phân cực của nhóm C – O – H trong ancol và ở phân tử nước?
- từ đó hướng học sinh tới khái niêm liên kết hiđro, điều kiên để có liên kết hiđro và những hợp chất thường gặp có liên kết hiđro.
- Chỉ ra cho học sinh thấy ảnh hưởng của liên kết hiđro tới tính chất vật lý của ancol.
- Củng cố bài:
yều cầu học sinh làm bài tập SGK
Bài 1, 2, 6 tại lớp, GV chữa bài tập cho học sinh.
HS: có thể viét công thức của:
 C2H5OH, CH3CH2CH2CH2OH ... 
HS: đều có nhóm OH
HS: nhớ lại và trả lời
HS: nghiên cứu sách GK và trả lời
-Do có một nhóm OH
-Do OH gắn vào cacbon bậc III.
HS viết công Thức cấu tạo.
CH3CH2OH 
CH3OCH3
CH3OH 
 CH3-CH2-CH-CH3 
 OH
-Dựa vào cách đọc của GV để đọc.
HS nghiên cứu SGK và trả lời
- ở điều kiện thường, các ancol từ CH3OH đến khoảng C12H25Oh là chất lỏng, từ khoảng C13H27OH trở lên là chất rắn.
- Các ancol có từ 1 đến 3 nguyên tử C trong phân tử tan vô hạn trong nước. Khi số nguyên tử C tăng lên thì độ tan giảm dần.
- Do có liên kết hiđro giữa các phân tử với nhau( liên kết hiđro liên phân tử), các phân tử ancol hút nhau mạnh hơn so với những phân tử có cùng phân tử khối nhưng không có liên kếthiđro( hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ete...).
Vì thế cần phải cung cấp nhiệt nhiều hơn để chuyển ancol từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng(nóng chảy) cũng như từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí (sôi).
ANCOL: CẤU TẠO, DANH PHÁP, TÍNH CHẤT VẬT LÝ 
I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN
1. Định nghĩa
Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hiđroxyl(OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.
Ancol etylic hoặc etanol có công thức là: C2H5OH.
- Các ancol no, đơn chức, mạch hở hợp thành dãy đồng đẳng của ancol etylic có công thức chung là: CnH2n+1OH( n>=1).
2. Phân loại
Ancol được phân loại theo cấu tạo gốc hiđrocacbon và theo số lượng nhóm hiđroxyl trong phân tử.
VD: Bảng 8.2 trang 220.
* Chý ý: Bậc của ancol bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm OH.
3. Đồng phân và danh pháp
a. Đồng phân
Ngoài đồng phân nhóm chức, ancol có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức.
Thí dụ:
CH3CH2CH2CH2OH ancol butylic
CH3CH2CH(OH)CH3 ancol sec-butylic
(CH3)2CHCH2OH ancol isobutylic
(CH3)3COH ancol tert- butylic
b. Danh pháp
a. Tên thông thường
Ancol + tên gốc hyđrocacbon + ic
CH3OH ancol metylic
(CH3)2CHOH ancol isopropylic
CH2=CHCH2OH ancol anlylic
b. Tên thay thế: Tên hiđrocacbon tương ứng theo mạch chính + số chỉ vị trí + ol
Mạch chính được quy định là mạch cacbon dài nhất có nhóm –OH.
 Số chỉ vị trí được bắt đầu từ phía gần nhóm OH hơn.
CH3OH Butan-1-ol
 2-metyl propan-1-ol
 CH3-CH2-CH-CH3 Butan-1-ol
 OH
 2-metyl propan-2-ol
CH2- CH2 etan-1,2-điol(etylen glicol)
OH OH
CH2 - CH – CH2 Propan – 1,2,3 – triol (glixerol)
OH OH OH
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ LIÊN KẾT HIĐRO CỦA ANCOL
1. Tính chất vật lý
Bảng 8.3 trang 222
ở điều kiện thường, các ancol từ CH3OH đến khoảng C12H25Oh là chất lỏng, từ khoảng C13H27OH trở lên là chất rắn.
Các ancol có từ 1 đến 3 nguyên tử C trong phân tử tan vô hạn trong nước. Khi số nguyên tử C tăng lên thì độ tan giảm dần.
Các poliol như etylen glicol, glixerol thường sánh, nặng hơn nước và có vị ngọt.
Các ancol trong dãy đồng đẳng của ancol etylic đều là những chất không màu.
2. Liên kết hiđro
a) Khái niệm về liên kết hiđro
Người ta nhận thấy rằng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của ancol đều cao hơn so với hiđrocacbon, dẫn xuất halogen hoặc ete có khối lượng mol phân tử chênh lệch nhau không nhiều.
 Bảng 8.4
b) Ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật lý
Do có liên kết hiđro giữa các phân tử với nhau( liên kết hiđro liên phân tử), các phân tử ancol hút nhau mạnh hơn so với những phân tử có cùng phân tử khối nhưng không có liên kết hiđro( hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ete...).
Vì thế cần phải cung cấp nhiệt nhiều hơn để chuyển ancol từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng(nóng chảy) cũng như từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí (sôi).
Các phân tử ancol nhỏ, một mặt có sự tương đồng với các phân tử nước(hình 8.4), mặt khác lại có khả năng tạo liên kết hiđro với nước (hình 8.3c), nên có thể xen giữa các phân tử nước, “gắn kết” với các phân tử nước. Vì thế chúng hòa tan tốt trong nước. 
Trương Thị Phương- Trường THPT Chuyên Lê Khiết

File đính kèm:

  • docBai 53.doc
Giáo án liên quan