Bài giảng Bài 50: Nhận biết một số chất khí

. Kiến thức

- Hiểu được nguyên tắc chung để nhận biết một số chất khí

- Hiểu được việc sử dụng thuốc thử đặc trưng để nhận biết một số chất khí.

2. Kĩ năng

- Vận dụng những kiến thức đã học về tính chất lí hoá học của một số chất khi để nhận biết chúng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét các hiện tượng hóa học

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 50: Nhận biết một số chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 50. NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
**********************
A. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được nguyên tắc chung để nhận biết một số chất khí
- Hiểu được việc sử dụng thuốc thử đặc trưng để nhận biết một số chất khí.
2. Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức đã học về tính chất lí hoá học của một số chất khi để nhận biết chúng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét các hiện tượng hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn.
- Hoá chất: 
	Các dung dịch Na2CO3, Ca(OH)2, Na2SO3, brom, KI, hồ tinh bột, Pb(NO3)2, NH3, HCl đặc, H2SO4 loãng.
	Các chất rắn: KMnO4 tinh thể, Cu (bột), FeS.
2. Học sinh
Ôn lại tính chất lí, hoá học và cách điều chế một chất khí trong PTN: CO2, SO2, Cl2, NO2, H2S, NH3. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung – Ghi bảng
- GV? Dựa vào các kiến thức đã học, em hãy cho biết: Nguyên tắc chung để nhận biết chất khí. Cho ví dụ. 
I. Nguyên tắc chung để nhận biết
- Dựa vào tính chất vật lí hoặc tính chất hoá học đặc trưng của chất cần nhận biết. 
- VD: khí H2S mùi trứng thối, NH3 có mùi khai. 
- GV? Trong phòng TN có thể điều chế CO2 bằng pp đơn giản nào? Khí CO2 có tính chất gì?Dựa vào phản ứng nào để nhận biết CO2?
- HS: Trả lời câu hỏi của GV, viết PTHH điều chế CO2 và nhận biết nó dạng phân tử và dạng ion rút gọn.
- GV: nhận xét ý kiến của HS và HD học sinh làm TN, NX hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận.
- HS cho biết một số tính chất lí, hoá của khí SO2 và viết các PTHH của phản ứng nhận biết khí đó dạng phân tử và dạng ion rút gọn.
- GV: nhận xét ý kiến của HS và HD học sinh làm TN, NX hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận.
- GV? Khí clo có tính chất gì? Dựa vào phản ứng nào để nhận biết Cl2? 
- HS: trả lời câu hỏi của GV và viết PTHH dùng nhận biết khí Cl2. 
- GV: nhận xét ý kiến của HS và HD học sinh làm TN, NX hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận.
- GV? Khí NO2 có tính chất gì? Dựa vào phản ứng nào để nhận biết NO2? 
- HS: trả lời câu hỏi của GV và viết PTHH dùng nhận biết khí NO2. 
- GV: nhận xét ý kiến của HS và HD học sinh làm TN, NX hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận.
- GV? Khí H2S có tính chất gì? Dựa vào phản ứng nào để nhận biết H2S? 
- HS: trả lời câu hỏi của GV và viết PTHH dùng nhận biết khí H2S. 
- GV: nhận xét ý kiến của HS và HD học sinh làm TN, NX hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận. 
- GV? Khí NH3 có tính chất gì? Dựa vào phản ứng nào để nhận biết H2S? 
- HS: trả lời câu hỏi của GV và viết PTHH dùng nhận biết khí NH3. 
- GV: nhận xét ý kiến của HS và HD học sinh làm TN, NX hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận. 
II. Nhận biết một số chất khí
1. Nhận biết khí CO2
- Điều chế: muối cacbonat + dd HCl, H2SO4l
- CO2 không màu, nặng hơn không khí.
- Thuốc thử để nhận ra khí CO2: dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2.
Ca(OH)2 + CO2 ---> CaCO3 ¯(trắng) + H2O
* Kết luận
Khí CO2 được điều chế bằng pư của muối cacbonat với axit HCl hoặc H2SO4 loãng.
Khí CO2 pư với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 hoặc Ca(OH)2 tạo kết tủa trắng.
2. Nhận biết khí SO2
- SO2 không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, làm vẩn đục nước vôi trong.
Ca(OH)2 + SO2 ---> CaSO3 ¯(trắng) + H2O
- Thuốc thử để nhận ra khí SO2 và phân biệt nó với khí CO2 là nước Br2 (nước I2) màu đỏ nâu: 
 SO2 + H2O + Br2 --> H2SO4 + HBr
 SO2 + H2O + I2 --> H2SO4 + HI
* Kết luận
Thuốc thử để nhận biết khí SO2 là dung dịch Br2 (hoặc dung dịch I2). Khí SO2 làm nhạt màu dung dịch Br2 (hoặc dung dịch I2).
3. Nhận biết khi Cl2
- Khí Cl2 màu vàng lục, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, ít tan trong nước.
- Thuốc thử để nhận ra khí Cl2 là dung dịch KI và hồ tinh bột:
 KI + Cl2 ----> KCl + I2
I2 + hồ tinh bột ----> màu xanh 
* Kết luận: Nhận biết khí Cl2 bằng giấy tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột.
4. Nhận biết khí NO2
- Khí NO2 màu nâu đỏ, nặng hơn không khí, độc, ít tan trong nước và phản ứng đựoc với nước: NO2 + H2O + O2 ---> HNO3
Cu + HNO3 ---> Cu(NO3)2 + NO + H2O
 NO + O2 ---> NO2 (nâu đỏ)
* Kết luận: Khí NO2 có màu nâu đỏ; NO2 phane ứng vơi H2O tạo thành HNO3, Nhận ra HNO3 bằng Cu. 
5. Nhận biết khí H2S
- H2S là khí không màu, nặng hơn không khí, mùi trứng thôi và độc.
- Khí H2S dễ tạo kết tủa sunfua có màu với nhiều muối ngay trong môi trường axit:
 Cu2+ + H2S ---> CuS (đen) + 2H+
 Pb2+ + H2S ---> PbS (đen) + 2H+
* Kết luận: Khí H2S không màu có mùi trứng thối; phản ứng với dung dịch muối Pb2+cho kết tủa màu đen.
6. Nhận biết khí NH3
- Khí NH3 không màu, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nứơc, có mùi khai đặc trưng, kích thích mắt và hệ thống hô hấp rất mạnh.
- Dung dịch NH3 làm giấy quì ướt chuyển màu xanh
* Kết luận
Nhận biết khí NH3 bằng giấy quỳ ẩm và mùi khai đặc trưng.
* Củng cố bài giảng
HS làm các BT: 2, 3 trang 239 SGK 
* Bài tập về nhà
BT 1 – 4 trang 239 - SGK

File đính kèm:

  • docGA12NC nhan biet mot so chat khi.doc
Giáo án liên quan