Bài giảng Bài 49: Nhận biết một số anion trong dung dịch

A. Mục tiêu của bài học

1. Kiến thức

Hiểu: Cách nhận biết một số anion trong dung dịch.

2. Kĩ năng

Rèn luyện các kĩ năng:

- Viết các phương trình ion rút gọn.

- Quan sát, nhận xét các hiện tượng hoá học.

- Sử dụng các dụng cụ và thao tác thí nghiệm.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 49: Nhận biết một số anion trong dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 49. NHẬN BIẾT MỘT SỐ ANION TRONG DUNG DỊCH
*******************
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
Hiểu: Cách nhận biết một số anion trong dung dịch.
2. Kĩ năng
Rèn luyện các kĩ năng:
- Viết các phương trình ion rút gọn.
- Quan sát, nhận xét các hiện tượng hoá học.
- Sử dụng các dụng cụ và thao tác thí nghiệm.
3. Tình cảm, thái độ
Có ý thức nghiêm túc, trung thực trong khoa học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên 
Hoá chất, dụng cụ thí nghiệm:
- Dung dịch: NaNO3, BaCl2, AgNO3, NaCl, Na2CO3, H2SO4 loãng.
- Cu kim loại dạng bột, Ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ. 
2. Học sinh
- Ôn lại tính chất hoá học của một số chất có liên quan đến bài học: Các muối nitrat, sunfat, clorua, cacbonat.
- Cách viết và ý nghĩa của phương trình ion rút gọn.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Một dung dịch chứa đồng thời các ion Ba2+, NH4+, Cr3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của từng ion trong dung dịch. 
3. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Nhận xét chung
- GV đưa ra nhận xét chung: Khi nhận biết các ion trong dung dịch, cần nhớ rằng sự có mặt của một số ion trong dung dịch còn phụ thuộc vào sự có mặt của các ion khác có khả năng phản ứng với chúng 
1. Nhận biết anion NO3-
- Trong môi trường axit, ion NO3- có tính oxi hoá mạnh.
- Thuốc thử là Cu + dd H2SO4 lõang
- TN: 
+ Hiện tượng: Đồng KL tan, dung dịch chuyển màu xanh, có khí màu nâu bay ra.
+ Giải thích: Do có các phản ứng
3Cu + 8H+ + 2NO3- --> 3Cu2++ 2NO + 4H2O
 2NO + O2 ---> 2NO2 
 (khí màu nâu đỏ) 
- Kết luận: Dùng kim loại Cu và môi trường axit mạnh để nhận biết ion NO3-.
Hoạt động 1
- GV?
+ Tính chất hoá học đặc trưng của NO3- là gì?
+ Theo bài học (lớp 11) thì để nhận biết ion NO3- trong dung dịch thì dùng thuốc thử gì?
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- GV làm thí nghiệm nhận biết ion NO3- bằng thuốc thử Cu + dd H2SO4, loãng.
- HS quan sát hiện tượng, giải thích và viết PTHH xảy ra.
2. Nhận biết anion SO42-
- Thuốc thử: dung dịch BaCl2 trong môi trường axit loãng, dư (HCl, HNO3 loãng).
- Hiện tượng: Tạo kết tủa trắng, không tan trong axit mạnh.
 Ba2+ + SO42- ---> BaSO4 ¯ (trắng)
- Kết luận: Trong môi trường axit dư, dung dịch Ba2+ là thuốc thử để nhận biết ion SO42-
Hoạt động 2
- GV? Thuốc thử để nhận biết anion SO42- là gì? Tại sao thí nghiệm này phải thực hiện trong môi trường axit dư?
- HS: Trả lời câu hỏi của GV và viết PTHH 
- GV: Phải thực hiện trong môi trường axit dư là vì một loạt các ion như: CO32-, PO43-, SO32-, HPO42- cũng cho kết tủa trắng với ion Ba2+, nhưng các kết tủa đó đều tan, riêng BaSO4 không tan trong dung dịch axit mạnh.
- GV làm TN cho HS quan sát.
3. Nhận biết anion Cl-
- Thuốc thử: dung dịch AgNO3
- Hiện tượng: tạo kết tủa trắng 
 Ag+ + Cl- ---> AgCl ¯ (trắng)
- Giống ion Cl-, các anion Br-, I- cũng tạo kết tủa với Ag+: AgBr (vàng nhạt); AgI (vàng) và đều ít tan hơn AgCl nhiều.
 Ag+ + Br- ---> AgBr ¯ (vàng nhạt)
 Ag+ + I- ---> AgI ¯ (vàng)
- Để phân biệt anion Cl- với các anion halogenua còn lại, ta có thể dùng dung dịch NH3 loãng:
 NH3 + AgCl --> [Ag(NH3)2]- + Cl-
AgBr và AgI không có pư này
- Kết luận: Dung dịch AgNO3 là thuốc thử để nhận biết anion Cl-. Dung dịch NH3 để phân biệt anion Cl- với các anion halogenua còn lại.
Hoạt động 3
- GV? Để nhận biết anion Cl- cần dùng thuốc thử gì? Muốn phân biệt anion Cl- với các anion halogenua còn lại phải làm thế nào? Tại sao?
- HS trả lời câu hỏi của GV, viết các PTHH xảy ra:
+ Giống ion Cl-, các anion Br-, I- cũng tạo kết tủa với Ag+: AgBr (vàng nhạt); AgI (vàng) và đều ít tan hơn AgCl nhiều.
+ Để phân biệt anion Cl- với các anion halogenua còn lại hoặc tách AgCl ra khỏi hỗn hợp với AgBr và AgI, ta có thể dùng dung dịch NH3 loãng. 
- GV làm TN cho HS quan sát.
4. Nhận biết anion CO32-
- Thuốc thử: dung dịch axit mạnh (HCl, H2SO4 loãng, )
- Hiện tượng: có khí bay ra:
 CO32- + 2H+ ---> H2O + CO2 ­
Khí CO2 bay ra làm vẩn đục nước vôi trong:
Ca(OH)2 + CO2 ---> CaCO3 ¯ (trắng) + H2O
- Kết luận: Nhận biết anion CO32- dựa vào hiện tượng sủi bọt khí khi tác dụng với axit. Khí CO2 sinh ra nhận biết bằng nước vôi trong. 
Hoạt động 4
- GV? Ion CO32- có tính chất gì? Làm thế nào để nhận biết ion CO32-? Dấu hiệu nhận biết sự có mặt của ion CO32- là gì?
- HS trả lời câu hỏi của GV, viết PTHH xảy ra:
+ CO32- là gốc axit yếu, kém bền:
H2CO3 ----> H2O + CO2­ (ở nhiệt độ phòng)
+ Vì vậy, CO32- chỉ tồn tại trong các dung dịch bazơ. Khi axit hoá dung dịch CO32- bằng các axit mạnh như HCl, H2SO4 loãng,  thì CO2 sẽ giải phóng ra khỏi dung dịch, khí này làm vẩn đục nước vôi trong. 
- GV làm TN nhận biết CO32- cho HS quan sát.
Hoạt động 5: Củng cố bài giảng
HS làm các bài tập 1, 2 SGK
BTVN: 1 ---> 4 trang 236 SGK

File đính kèm:

  • docNhan biet mot so anion trong dung dich.doc