Bài giảng Bài 45: Hoá học và vấn đề môi trường (tiếp)

. Mục tiêu của bài học

1. Kiến thức

- Hiểu khái niệm ô nhiễm môi trường sống (không khí, nước, đất)

- Biết được vai trò của hóa học (nguyên tắc chung và vận dụng một số biện pháp) trong việc bảo vệ môi trường trong sản xuất, đời sống và học tập hóa học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 45: Hoá học và vấn đề môi trường (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 45: HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
**************
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Hiểu khái niệm ô nhiễm môi trường sống (không khí, nước, đất)
- Biết được vai trò của hóa học (nguyên tắc chung và vận dụng một số biện pháp) trong việc bảo vệ môi trường trong sản xuất, đời sống và học tập hóa học.
2. Kĩ năng
- Phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường không khí, đất, nước.
- Biết giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua băng hình, hình vẽ hoặc qua mạng internet, 
II. Chuẩn bị
Tư liệu về:
- Ô nhiễm môi trường.
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường sống ở Việt Nam và trên thế giới.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Vấn đề khai thác, sử dụng nhiên liệu hoá thạch và khai thác, chế biến nông, lâm sản có ảnh hưởng đến môi trường không? Tại sao?
3. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung - Ghi bảng
Hoạt động 1
- Ô nhiễm môi trường là gì? Chất gây ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường là gì?
Hoạt động 2
- GV? Ô nhiễm không khí là gì? Em hãy nêu tình trạng ô nhiễm không khí ở nơi mình đang sinh sống và một vài nơi khác mà em biết?
- HS thảo luận và nêu một số ví dụ về ô nhiễm không khí. 
- GV? 
+ Nguyên nhân chính làm không khí bị ô nhiễm là gì? 
+ Những hoá chất nào thường có trong không khí bị ô nhiễm? 
HS thảo luận và kể tên một số khí gây ô nhiễm không khí
+ Nó gây ảnh hưởng như thế nào đối với sự sống? 
 HS thảo luận và kể ra một số tác hại của ô nhiễm không khí.
Hoạt động 3
- GV? Ô nhiễm môi trường nước là gì? Em hãy nêu tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nơi mình đang sinh sống và một vài nơi khác mà em biết? 
- HS thảo luận và nêu một số ví dụ về ô nhiễm môi trường nước. 
- GV? 
+ Nguyên nhân chính làm nước bị ô nhiễm là gì? 
+ Những hoá chất nào thường có trong nước bị ô nhiễm? 
HS thảo luận và kể tên một số chất gây ô nhiễm môi trường nước
+ Nó gây ảnh hưởng như thế nào đối với sự sống? 
 HS thảo luận và kể ra một số tác hại của ô nhiễm môi trường nước.
Hoạt động 4
- GV? Ô nhiễm môi trường đất là gì? Em hãy nêu tình trạng ô nhiễm môi trường đất ở nơi mình đang sinh sống và một vài nơi khác mà em biết? 
- HS thảo luận và nêu một số ví dụ về ô nhiễm môi trường đất. 
- GV? 
+ Nguyên nhân chính làm cho đất bị ô nhiễm là gì? 
+ Những hoá chất nào thường có trong đất bị ô nhiễm? 
HS thảo luận và kể tên một số khí gây ô nhiễm môi trường đất.
+ Nó gây ảnh hưởng như thế nào đối với sự sống? 
 HS thảo luận và kể ra một số tác hại của ô nhiễm môi trường đất.
Hoạt động 5
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và các tài liệu và thảo luận theo các câu hỏi:
+ Môi trường là gì?
+ Làm thế nào để biết môi trường bị ô nhiễm? 
- HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của GV, lấy ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 6
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thảo luận theo các câu hỏi:
+ Tại sao nói bảo vệ môi trường là cần thiết, là sự quan tâm của cả loài người?
+ Hoá học đã góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường như thế nào? Nêu một số phương pháp xử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường.
+ Chúng ta phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm?
- HS thảo luận các vấn đề trên theo nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày trước lớp.
I. Hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trường
- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
- Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại.
- Ô nhiễm môi trường có thể do hậu quả của hoạt động tự nhiên hoặc các hoạt động do con người thực hiện.
1. Ô nhiễm môi trường không khí
 Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, có bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,
a) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
 Có 2 nguồn cơ bản gây ô nhiễm không khí
- Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên.
- Nguồn do hoạt động của con người:
 + Khí thải công nghiệp
 + Khí thải do hoạt động giao thông, vận tải.
 + Khí thải do sinh hoạt. 
b) Các chất gây ô nhiễm không khí
 CO, CO2, SO2, H2S, NOx, CFC, các chất bụi, 
c) Tác hại của ô nhiễm không khí
- Gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên.
- Ảnh hưỏng không tốt đến sức khoẻ con người.
- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật, thực vật.
- Phá huỷ tầng ozon, gây ra nưa axit.
 2. Ô nhiễm môi trường nước
 Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
a) Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
- Nguồn gốc tự nhiên
- Nguồn gốc nhân tạo: Nứơc thải từ các vùng dân cư, công nghiệp, hoạt động sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu,  trong sản xuất nông nghiệp.
b) Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước
 Các ion kim loại nặng (Hg, As, Pb, ), các anion NO3-, PO43-, SO42-, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học.
c) Tác hại của ô nhiễm môi trường nước
- Ảnh hưởng xấu đến sức khẻo con người
- Ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưỏng và phát triển của động, thực vật.
3. Ô nhiễm môi trường đất
 Ô nhiễm môi trường đất là sự mất cân bằng sinh thái do sự có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn.
a) Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
- Nguồn gốc tự nhiên
- Nguồn gốc do con người
b) Tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất
- Do hàm lượng các kim loại nặng vượt quá mức cho phép
- Do cây trồng hấp thụ phân bón không hết
- Các chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, 
c) Tác hại của ô nhiễm môi trường đất
- Ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưỏng và phát triển của thực vật.
- Ảnh hưởng đến sức khẻo và sự phát triển của người và động vật.
II. Hoá học với vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường 
1. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm
- Môi trường là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật
- Có thể nhận biết môi trường bị ô nhiễm bằng nhiều cách:
+ Quan sát: Có thể nhận biết môi trường nước, không khí bị ô nhiễm qua mùi, màu sắc.
+ Xác định bằng các thuốc thử xác định độ pH của môi trường nước, đất; xác định nồng độ một số ion kim loại như Pb2+, Ca2+, Mg2+.
+ Xác định ô nhiễm môi trường bằng các dụng cụ đo: Dùng máy sắc kí, các phương tiện đo lường để xác định thành phần khí thải, nước thải từ các nhà máy.
2. Vai trò của hóa học trong việc xử lí chất gây ô nhiễm môi trường.
- Những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường có tác động đến toàn cầu: Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng xấu đến sự sống của con người và sinh vật.
- Một số phương pháp xử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường:
+ Phương pháp hấp thụ:
Nguyên tắc cơ bản của pp này là hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch xút hoặc dung dịch axit trong tháp hấp thụ, sau đó tái sinh hoặc không tái sinh dung dịch đã hấp thụ.
+ Phương pháp hấp phụ trong than bùn, phân rác, đất xốp, than hoạt tính:
Nguyên tắc của pp này là chất thải có các chất gây ô nhiễm môi trường được hấp phụ trong lớp đệm than bùn, đất xốp,  sau đó phân huỷ bằng pp sinh hoá.
+ Phương pháp oxi hoá - khử
Người ta cho luồng khí thải qua dung dịch axit sufuric để hấp thụ amin, amoniac, rồi cho luồng khí qua dung dịch kiềm để hấp thụ axit cacboxylic, axit béo, phenol. Sau đó cho luồng khí qua dung dịch NaClO để oxi hoá andehit, H2S, xeton, 
- Những việc cần làm để góp phần bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm:
 Giáo dục ý thức, trách nhiệm, kĩ năng về bảo vệ môi trường đối với mọi đối tượng và liên tục, thường xuyên. Cụ thể như:
+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phải được thực hiện trong nhà trường một cách hệ thống, thường xuyên, bằng nhiều biện pháp phù hợp. Thí dụ: Làm thí nghiệm hoá học với lượng hoá chất nhỏ để vừa tiết kiệm hoá chất không tạo ra lượng chất thải lớn, phải phân loại, xử lí các chất thải sau thí nghiệm trước khi thải ra môi trường,
+ Trong sản xuất nông nghiệp phải xử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chất kích thích đúng quy định.
+ Trong sản xuất công nghiệp phải tuân thủ quy trình xử lí chất thải, như xử lí khói bụi, xử lí nước thải trứơc khi thải ra sông ngòi, ao hồ, biển.
+ Trong các khu dân cư, đô thị, rác thải phải được thu gom, phân loại, xử lí để thu hồi, tái chế.
+ 
Hoạt động 7: Củng cố bài 
HS làm BT 4 trang 204 SGK
BTVN: 1 đến 7 trang 204, 205 SGK

File đính kèm:

  • docGA12CBHH van de moi truong.doc
Giáo án liên quan