Bài giảng Bài 43: Lưu huỳnh (tiếp)

Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 Học sinh biết:

 - Vị trí của lưu huỳnh trong bảng htth, cấu hình electron.

 - Cấu tạo tinh thể gồm 2 dạng ; ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh.

 - Một số ứng dụng và phương pháp sản xuất lưu huỳnh.

 Học sinh hiểu:

 

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 43: Lưu huỳnh (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 20 tháng 2 năm 2011
 Người soạn: Nguyễn Thị Yên
Bài 43: LƯU HUỲNH
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Học sinh biết:
 - Vị trí của lưu huỳnh trong bảng htth, cấu hình electron.
 - Cấu tạo tinh thể gồm 2 dạng ; ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh.
 - Một số ứng dụng và phương pháp sản xuất lưu huỳnh.
Học sinh hiểu:
 - Từ cấu hình electron lớp ngoài cùng và dạng ô lượng tử của nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái cơ bản và kích thích suy ra các số oxi hóa của lưu huỳnh.
 - Nguyên nhân lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Học sinh vận dụng:
 - Viết được ptpư chứng minh tính khử, tính oxi hóa của lưu huỳnh.
 - Giải thích một số hiện tượng vật lý, hóa học liên quan đến lưu huỳnh.
2. Kĩ năng:
 - Dự đoán tính chất,kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của lưu huỳnh.
 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra những nhận xét về tính chất vật lý, hóa học của lưu huỳnh.
 - Giải được bài tập: tính khối lượng lưu huỳnh tham gia pư và sản phẩm tương ứng, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
3. Thái độ:
 Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến lưu huỳnh, từ đó giúp các em có tình cảm, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường.
II. Trọng tâm:
Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên: 
- Hóa chất: lưu huỳnh, dây đồng, khí H2, nước cất, benzen.
- Dụng cụ: giá thí nghiệm. ống ngiệm, đèn cồn.
- Tranh vẽ mô tả cấu trúc tinh thể 
 2. Học sinh:
 - Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử, viết cấu hình electron.
 - Đọc bài trước ở nhà.
IV: Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại nêu vấn đề, phương pháp trực quan.
V. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Hoàn thành các phương trình phản ứng , xác định số oxi hóa và vai trò của oxi trong các pư ?
	Al + O2 
	S + O2 
	H2S + O2 
 Đáp án: 
 Oxi đóng vai trò là chất oxi hóa.
 3. Giảng bài mới
 Vào bài: - GV: Cho biết soxh của S trong các chất ở trên( SO2, H2S, S) và sắp xếp theo thứ tự tăng dần số oxi hóa.
 - HS: S-2 ; S0 ; S+4 
 - GV: Vậy lưu huỳnh từ đơn chất để tạo thành các hợp chất với những số oxi hóa khác nhau thì nó sẽ thể hiện những tính chất gì? Và nó có những tính chất gì giống và khác so với oxi, bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu để hiểu rõ về điều đó.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
- Viết cấu hình e của S từ đó xác định chu kì, nhóm và số e lớp ngoài cùng ?
- Với 6e ngoài cùng S có xu hướng gì thể hiện tính chất gì ? 
- Y/c HS nhắc lại các số oxh có thể có của lưu huỳnh. Từ đó hãy dự đoán về tính oxh và tính khử của S?
-Trong hợp chất với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn thì S thể hiện soxh
 -2; với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn thì S thể hiện soxh +4, +6.
- 1s22s22p63s23p4 
- S thuộc ô 16, nhóm IVA, chu kỳ 3
- Số e lớp ngoài cùng 6, có xu hướng nhận 2e, thể hiện tính oxh. 
- Số oxh của S: -2, 0, +4, +6
- S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
I. Vị trí, cấu hình e nguyên tử.
16S:1s22s22p63s23p4 
 chu kì 3, nhóm VIA, số e lớp ngoài cùng : 6
 Tính oxi hóa Tính khử
Hoạt động 2:
- Yêu cầu HS nhắc lại các dạng tồn tại của oxi ?
 - Giới thiệu: Lưu huỳnh cũng có 2 dạng thù hình là lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
 Cho HS quan sát hình ảnh mô tả 2 dạng đó, yêu cầu kết hợp tham khảo sgk điền một số thông tin về tcvl vào bảng và rút ra nhận xét về tính chất của 2 dạng đó? 
- Oxi và zon.
* Giống: tính chất hóa học.
* Khác: 
- KLR của 
- T0nc 
bền hơn , hai dạng này có thể biến đổi qua lại với nhau tùy theo điều kiện nhiệt độ.
II. Tính chất vật lý
Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
TCVL
(tà phương)
(đơn tà)
KLR(g/cm3)
 2,07
 1,96
t0nc (0C)
 113
 119
t0 bền (0C)
 < 95,5
 95,5 - 119
- bền hơn 
- 
Hoạt động 3:
- BDTN: đun nóng bột S trong ống nghiệm.
 HS quan sát hiện tượng và nhận xét sự biến đổi trạng thái, màu sắc của S theo nhiệt độ ?
- Từ kết quả TN kết hợp nghiên cứu sgk yêu cầu HS thảo luận và điền thông tin vào bảng ? rút ra kết luận?
 GV tổng kết, sữa chữa, bổ sung vào bảng.
 Lưu ý: lưu huỳnh có CTPT là S8 nhưng để đơn giản ta thường dùng kí hiệu là S.
- Lưu huỳnh từ chất rắn màu vàng chuyển sang thể lỏng màu vàng rồi chuyển sang quánh nhớt màu nâu đỏ
sau đó chuyển sang thể hơi.
- HS điền vào bảng.
Kluận: nhiệt độ có ảnh hưởng đến cấu tạo và TCVL của lưu huỳnh.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo và tính chất vật lý của lưu huỳnh.
toC
Trạng thái
Màu sắc
Ct ptử
113
Rắn
Vàng
S8mạch vòng tinh thể Sa hoặc Sb 
119
Lỏng
Vàng
S8mạch vòng
 linh động
187
Quánh nhớt
Nâu đỏ
VòngS8→ chuổiS8 → Sn
445
1400
1700
Hơi
Hơi
Hơi
Da cam
S6, S4
S2
S
Hoạt động 4:
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học đặc trưng của oxi 
- Làm TNBD:TN cho lưu huỳnh tác dụng với dây đồng.
 Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, nhận xét ? viết pư và xác định số oxh của các chất ? S thể hiện tính chất gì?
- Viết pư của S với Hg, nhận xét sự thay đổi soxh của các chất ? tên sp?
 Lưu ý: với Hg pư xảy ra ở nhiệt độ thường.Pư này dùng để xử lý thủy ngân độc.
 - Yêu cầu HS viết pư tổng quát của S và kim loại ?
- S cũng thể hiện tính oxh khi tác dụng với H2, yêu cầu viết pư ?
- Từ sự thay đổi số oxh của S hãy kết luận về tính chất hóa học ? 
Kết luận: Trong các phản ứng với kim loại và H2 thì S thể hiện tính oxh.
- S cũng có thể tác dụng với một số phi kim mạnh như flo, clo, oxi ở nhiệt độ thích hợp. Yêu cầu HS viết ptpư của S với O2, F2 và xác định số oxh các chất ? vai trò của S trong các pư ? tên sp ?
Kết luận: Trong các phản ứng với một số phi kim như clo, flo, oxi (các chất oxi hóa mạnh hơn S) thì S thể hiện tính khử.
- Yêu cầu HS kết luận chung về tính chất của S ?
 Lưu ý: Hầu hết các pư của S đều xảy ra ở nhiệt độ cao, khi đó S ở trạng thái hơi có khả năng pư cao.
- Tính oxi hóa mạnh: pư với kim loại, phi kim và hợp chất.
- Pư của S + Cu xảy ra ở nhiệt độ cao,
 tạo ra kết tủa màu đen, đó là CuS.
 S thể hiện tính oxh
 thủy ngân (II)suafua
TQ: 2M + n S M2Sn
- Trong các ví dụ trên S có soxh giảm từ 0 → -2 S thể hiện tính oxi hóa.
 (lưu huỳnh dioxit)
 (lưu huỳnh hexaflorua)
- Trong các pư này S có soxh tăng từ 0
→ +4, +6 S thể hiện tính khử.
- S vừa có tính oxh vừa có tính khử.
III. Tính chất hóa học của lưu huỳnh.
1. Tác dụng với kim loại và hidro 
 đồng(II)sunfua
 thủy ngân (II)suafua
TQ: 2M + n S M2Sn
 hidrosunfua
axit H2S( axit yếu)
Kết luận: Trong các phản ứng với kim loại và H2 thì S thể hiện tính oxh.
2. Tác dụng với phi kim 
 (lưu huỳnh dioxit)
 (lưu huỳnh hexaflorua)
Kết luận: S vừa có tính oxh vừa có tính khử.
Hoạt động 4: Tìm hiểu sgk nêu các ứng dụng quan trọng của lưu huỳnh?
 Dùng làm nguyên liệu quan trọng cho nhiều nghành công nghiệp:
+ 90% S sản xuất dùng điều chế H2SO4.
+ 10% dùng để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, chất dẻo, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu diệt nấm trong nông nghiệp
III. Ứng dụng của lưu huỳnh:
+ 90% S sản xuất dùng điều chế H2SO4.
+ 10% dùng để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, chất dẻo, dược phẩm,
Hoạt động 5:
 - Giới thiệu: Cũng giống như oxi, lưu huỳnh trong tự nhiên tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất.
 Như vậy, có thể điều chế lưu huỳnh từ những nguồn nguyên liệu nào?
- GV mô tả quy trình khai thác lưu huỳnh trong lòng đất (phương pháp Frasch) 
- Các hợp chất chứa lưu huỳnh như H2S, SO2 thu được từ các chất thải công nghiệp và phân hủy rác thải hữu cơ.Hãy xác định số oxh của S trong các hợp chất này ?
 - Nguyên tắc điều chế S bằng phương pháp hóa học là:
 Oxh thành S:
 Khử thành S: 
-Thu hồi S có trong khí thải độc hại như SO2, H2S
Lưu ý:Từ 2 pư trên, thì ngoài ý nghĩa về điều chế S nó còn có ý nghĩa về bảo vệ môi trường.
- Khai thác lưu huỳnh trong lòng đất và sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất như H2S, SO2.
- Số oxh của S trong H2S là -2, trong SO2 là +4.
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh 
1. Trạng thái tự nhiên 
 Đơn chất : trong các mỏ 
Hợp chất : muối sunfat và muối sunfua
2. Sản xuất lưu huỳnh :
a. Khai thác trong lòng đất(pp vật lý)
b. Sản xuất từ hợp chất(pp hóa học)
 w Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí
Ngtắc: Oxi hóa hợp chất của lưu huỳnh có soxh -2 thành đơn chất S
H2S + O2(thiếu) → S +2H2O
wDùng H2S khử SO2
Ngtắc: Khử hợp chất của lưu huỳnh có số oxh +4, +6 thành đơn chất S
2H2S + SO2 → 3S + H2O 
4. Củng cố bài học : 
	 Câu 1: Hoàn thành chuỗi sau :
	 → → → 
Câu 2: Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6g bột Fe và 1,6g bột S thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X pư hoàn toàn với 500ml dd HCl, thu được hỗn hợp khí A và dd B(hiệu suất 100%).
Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí A ?
 Hướng dẫn giải:
 Câu 1: S + H2 → H2S 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O 
 S + O2 → SO2	 S + 3F2 → SF6 
 Câu 2: Pư S + Fe FeS 
 Ban đầu: 0,05 mol 0,1 mol
 Sau pư: 0,05 0.05
 H2 X : Fe 0,05 mol; FeS 0,05 mol tác dụng với HCl được hỗn hợp A gồm 0,05mol H2 và 0,05 mol H2S
 Thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí A: 50% H2 và 50% H2S.
 5. Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà w Làm bài tập - Bài tập 2, 3, 4, 5 SGK w Chuẩn bị bài hidrosunfua. 
 	GVHD:
	Nguyễn Thị Bích Đào

File đính kèm:

  • docluu huynh.doc
Giáo án liên quan