Bài giảng Bài 43: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế (tiếp theo)

Về kiến thức:

_ Biết những vấn đề đặt ra cho nhân loại: Nguồn năng lượng bị cạn kiệt, khan hiếm nhiên liệu, cần những vật liệu mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người.

_Biết được hóa học sẽ góp phần giải quyết những vấn đề đó, như tạo ra nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới

 

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 43: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 từng lĩnh vực đã nêu trên.
	3. Về thái độ:
	_Thái độ tích cực trong học tập, làm việc theo nhóm, giúp nhau cùng tiến bộ.
II./ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Tranh ảnh, hình vẽ, các nhà máy sản xuất phân bón, thuốc chữa bệnh... Số liệu thống kê thực tế về lương thực, dược phẩm....
	2. Học sinh: - Xem trước bài học.
	3. Phương pháp: 	- Dạy học nêu vấn đề, đàm thoại.
III./ Tiến trình dạy học: 
	Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số (1’) 
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
15’
10’
10’
Hoạt động 1: Gv đặt câu hỏi
_Vấn đề về lương thực thực phẩm đang đặt ra cho nhân loại hiện nay là gì? Lí do tại sao?
_Hóa học đã góp phần đã góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến lương thực, thực phẩm như thế nào?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
_Vấn đề may mặc đã và đang đặt ra cho nhân loại và vai trò của hóa học trong việc giải quyết các vấn đề trên như thé nào?
Hoạt động 3: Tìm hiểu sgk
_Học sinh đọc thông tin trong bài học, vận dụng kiến thức thực tiễn và các thông tin bổ sung về các loại thuốc và tìm hiểu thành phần hóa học chính của một số loại thuốc thông dụng. Nêu một số bệnh hiểm nghèo cần phải có thuốc đặc trị mới có thể chữa được.... Từ đó cho biết vấn đề đã và đang đặt ra đối với ngành dược phẩm và đóng góp của hóa học giúp giải quyết vấn đề đó như thế nào ?
_Học sinh tìm hiểu một số chất gây nghiện , ma tuý và có thái độ phòng chống tích cực. Tìm hiểu sách giáo khoa và trả lòi các câu hỏi:
Ma túy là gì?
Vấn đề hiện nay đang đặt ra đối với vấn đề matúy là gì?
Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề đó như thế nào? nhiệm vụ của hóa học?
_Do sự bùng nổ dân số và nhu cầu của con người ngày càng cao, do đó vấn đề đặt ra đối với lương thực, thực phẩm là: Không những cần tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng.
_Hóa học đã góp phần làm tăng số lượng và chất lượng về lương thực, thực phẩm. Nghiên cứu và sản xuất các chất hóa học có tác dụng bảo vệ và phát triển động thực vật như: phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng.... Bằng phương pháp hóa học, tăng cường chế biến thực phẩm nhân tạo hoặc chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.
_HS thảo luận nhóm:
+ Nếu con người chỉ dựa vào tơ sợi thiên nhiên như bông, đay, gai,...thì không đủ.
+ Ngày nay việc sản xuất ra tơ, sợi hóa học đã đáp ứng được nhu cầu may mặc cho nhân loại.
 + So với tơ tự nhiên (sợi bông, sợi gai, tơ tằm), tơ hóa học như tơ visco, tơ axetat, tơ nilon,....có nhiều ưu điểm nổi bật: dai, đàn hồi, mềm mại, nhẹ, xốp, đẹp và rẻ tiền.
+ Các loại tơ sợi hóa học được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp nên dã đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng và mĩ thuật.
_Tìm hiểu sgk trả lời câu hỏi:
+ Nhiều loại bệnh không thể chỉ dùng các loại cây cỏ tự nhiên trực tiếp để chữa trị.
+ Ngành Hóa dược đã góp phần tạo ra những loại thuốc tân dược có nhiều ưu thế: sử dụng đơn giản , khỏi bệnh nhanh, hiệu quả đặc biệt đối với một số bệnh do virut và một số bệnh hiểm nghèo...
_Đọc sgk trả lời câu hỏi
I. Hóa học với vấn đề lương thực, thực phẩm: (sgk)
II. Hóa học với vấn đề may mặc: (sgk)
III. Hóa học với vấn đề bảo vệ sức khỏe con người: (sgk)
* Hoạt động 4: Cũng cố: làm bài tập 1 → 5 trang 196 sgk (10’)
IV. DẶN DÒ:
Xem trước bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Bài 45:
Tiết 74
HÓA HỌC VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Tuần 	: 
Ngày soạn 	:  /  / 
Ngày dạy	: /  / 
Lớp dạy	:12CB4
I./ Mục đích yêu cầu:
	1. Về kiến thức:
_Hiểu ảnh hưởng của hóa học đối với môi trường sống (khí quyển, nước, đất)
_ Biết và vận dụng một số biện pháp để bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày.
	2. Về Kỹ năng:
Biết phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường.
Biết giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng,...
3. Về thái độ:
	_Thái độ tích cực trong học tập, làm việc theo nhóm.
	1. Giáo viên: - Tư liệu, tranh ảnh, băng đĩa về ô nhiễm môi trường, một số biện pháp bảo vệ môi trường sống ở Việt Nam và trên thế giới..
	2. Học sinh: - Xem trước bài học
	3. Phương pháp: 	- Dạy học nêu vấn đề, đàm thoại.
III./ Tiến trình dạy học:
	Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số (1’)
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Trả lời các câu hỏi sau:
Nêu một số hiện tượng ô nhiễm không khí mà em biết ?
Đưa ra nhận xét về không khí sạch và không khí bị ô nhiễm và tác hại của nó?
Những chất hóa học nào thường có trong không khí bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như thế nào?
Hoạt động 2: Đọc sgk
Trả lời các câu hỏi sau:
Nêu một số hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ?
Đưa ra nhận xét về nước sạch, nước bị ô nhiễm và tác hại của nó .
Nguồn gây ô nhiễm nước do đâu mà có ?
Những chất hóa học nào thường có trong nguồn nước bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng như thế nào đến con người và sinh vật khác ?
Hoạt động 3: Xem phim tư liệu, trả lời câu hỏi sau:
Nêu một số hiện tượng ô nhiễm môi trường đất?
Nguồn gây ô nhiễm đất do đâu mà có ?
Những chất hóa học nào thường có trong đất bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng như thế nào đến con người và sinh vật khác?
Hoạt động 4: Gv hỏi:
_ Bằng cách nào có thể xác định được môi trường bị ô nhiễm?
_Xử lí chất gây ô nhiễm như thế nào?
_Để xử lí chất thải theo phương pháp hóa học, cần căn cứ vào tính chất vật lí, tính chất hóa học của mỗi loại chất thải để chọn phương pháp cho phù hợp.
Hoạt động 5: Cũng cố
_Khối mù quang hóa, thủng tầng ozon, enzino,...
_Kk sạch là kk không chứa bụi và các chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây cảm giác khó chịu.
_những chất gây ô nhiễm kk: CO, CO2, SO2, H2S, NOx, CFC,... gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
_Nước thay đổi có màu, mùi khó chịu, các sinh vật bị chết do tiếp xúc nước bẩn. 
_Nước sạch là nước không lẫn các thành phần hóa chất độc hại làm thay đổi tính chất của nước. Tác hại của nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh vật sống trong nước.
_Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: tự nhiên (mưa, bảo,...) và nhân tạo (do con người gây ra)
_Những chất hóa học gây ô nhiễm là: các ion kim loại nặng, các anion NO3–, PO43–, ...
_Đất bị thay đổi tính chất như cây trồng không phát triển, cằn cỗi, hoang hóa,...
_Nguyên nhân gây ô nhiễm: tự nhiên và nhân tạo
_Những chất thải nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sau, thuốc bảo vệ thực vật,...
_Có ảnh hưởng lớn trong đời sống và sản xuất.
* Một số cách nhận biết môi trường bị ô nhiễm:
Quan sát màu sắc, mùi.
Dùng một số hóa chất để xác định các ion gây ô nhiễm bằng phương pháp phân tích hóa học.
Dùng các dụng cụ đo như: nhiệt kế, sắc kí, máy đo pH, ...để xác định nhiệt độ, các ion và độ pH của đất, nước...
_Tiến hành thảo luận nhóm, phân tích tác dụng của mỗi công đọan và rút ra nhận xét chung về một số biện pháp cụ thể trong sản xuất, đời sống về:
+ Xử lí khí thải.
+ Xử lí chất thải rắn.
+ Xử lí nước thải.
I/ Hóa học với vấn đề ô nhiễm môi trường (sgk)
_Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
1/ Ô nhiễm môi trường kk:
_là sự có mặt các chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần kk.
_nguyên nhân: tự nhiên và nhân tạo.
_tác hại: ảnh hưởng đến sinh vật
2/ Ô nhiễm môi trường nước:
_là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người.
_nguyên nhân: tự nhiên và nhân tạo.
_tác hại: ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật.
3/ Ô nhiễm môi trường đất:
_khi có mặt một số chất và hàm lượng vượt quá mứt giới hạn qui định.
_nguyên nhân: tự nhiên và nhân tạo.
_Tác hại: gây tổ hại lớn đến đời sông và sản xuất.
II/ Hóa học với vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường
1/ nhận biết môi trường bị ô nhiễm: (sgk)
2/ Vai trò của hóa học trong việc xử lí chất gây ô nhiễm môi trường. (sgk)
IV. DẶN DÒ:
Xem trước nội dung chương mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Bài 45:
Tiết 74
ÔN TẬP HỌC KÌ 2
Tuần 	: 
Ngày soạn 	:  /  / 
Ngày dạy	: /  / 
Lớp dạy	:12CB4
I./ Mục đích yêu cầu:
	1. Về kiến thức:
_Một số kiến thức quan trọng: Tính chất hóa học chung của kim lọai, tính chất của kim loại nhóm IA,IIA,IIIA, Fe, Crm Cu, và hợp chất tương ứng.
	2. Về Kỹ năng:
_Ứng dụng tính chất để giải một số bài tập
3. Về thái độ:
	_Thái độ tích cực trong học tập.
	1. Giáo viên: - Chuẩn bị bài tập
	2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức
	3. Phương pháp: 	- Dạy học nêu vấn đề, đàm thoại.
III./ Tiến trình dạy học:
	Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số (1’)
	Hoạt động 2: Cho hs ôn tập hình thức kiểm tra thử: 45’
Câu 1 : Nhúng lá sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M .Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy khối lượng của nó bằng 8,8 gam .Xem thể tích dung dịch không đổi thì nồng độ CuSO4 sau phản ứng bằng bao nhiêu ?
 	A. 0,9 M B. 1,8 M C. 1 M D. 1,5 M
Câu 2 :Một hỗn hợp X (Al2O3, Fe2O3, SiO2) để tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp X ,ta cần khuấy X vào dung dịch lấy dư
A . H2SO4 B. HCI C. NaOH D. NaCl
Câu 3 : Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào ?
A. Ba, Al, Ag	B. Ag, Fe, Al	C. Ag, Ba	D. cả 5 kim loại
Câu 4: Hoà tan hỗn hợp gồm: a mol Na2O và b mol Al2O3 vào nước thì chỉ thu được dung dịch chứa chất tan duy nhất. khẳng định nào đúng ?
A. a b	B. a = 2b	C. a=b	D. a b
Câu 5: Hàm lượng oxi trong một oxit sắt FexOy không lớn hơn 25%. Oxit sắt này có thể là:
A. FeO	B. Fe2O3	C. Fe3O4	D. không xác định được
Câu 6: Hỗn hợp X gồm Zn và CuO. X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH sinh ra 4,48 lit khí H2 (đktc). Để hoà tan hết X cần 400ml dung dịch HCl 2M. khối lượng X bằng:
A. 21 gam	B. 62,5 gam	C. 34,5 gam	D. 29 gam
Câu 7: Sắt không tác dụng với chất nào sau đây ?
A. dung dịch HCl loãng	B. dung dịch H2SO4 đặc nóng
C. dung dịch CuSO4	D. dung dịch Al(NO3)3
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. ion Ag+ có thể bị oxi hoá thành Ag	B. nguyên tử Mg có thể khử được ion Sn2+
C. ion Cu2+ có thể oxi hóa được nguyên tử Al	D. CO không thể khử MgO thành Mg
Câu 9: Nhóm mà các kim loại đ

File đính kèm:

  • docGiao an hoa hoc 12CB Chuong 9.doc
Giáo án liên quan