Bài giảng Bài 40 : Dầu mỏ và khí thiên nhiên (tiết 3)

.Kiến thức:

Học sinh :

-Nắm được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên.

-Biết crăckinh là 1 phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.

-Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số dầu mỏ, mỏ khí và tình hình khái thác dầu khí ở nước ta.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 40 : Dầu mỏ và khí thiên nhiên (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn:	25	So¹n ngµy: 01/03/09
TiÕt:	50 	 Gi¶ng ngµy: 05/03/09
Bài 40 :	DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh :
-Nắm được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên.
-Biết crăckinh là 1 phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.
-Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số dầu mỏ, mỏ khí và tình hình khái thác dầu khí ở nước ta.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh:
-Kĩ năng hoạt động nhóm.
-Biết cách bảo quản và phòng tránh cháy, nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng dầu khí.
B.CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên : 
-Mẫu: dầu mỏ, mẫu các sản phẩm chưng cất dầu mỏ.
-Tranh vẽ: + Mỏ dầu và cách khai thác.
 	 + Sơ đồ chưng cất dầu mỏ.
2. Học sinh: 
-Đọc SGK / 126,127
-Học bài benzen và làm bài tập SGK/ 125
C.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Hỏi bài cũ:
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
 Câu 1: Hãy viết CTCT và trình bày tính chất hóa học của benzen.
Câu 2: Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 39,25g brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.
Gií thiƯu bµi míi :
3. Bài mới:
* Ho¹t ®éng 1: Tìm hiểu về dầu mỏ. (17’)
* Mơc tiªu: 
 -Nắm được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ.
 -Biết crăckinh là 1 phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
* Tính chất vật lý:
-Yêu cầu HS quan sát mẫu dầu mỏ kết hợp với những kiến thức đã biết trong thực tế về dầu mỏ. à Nhận xét:
+Trạng thái.
+Màu sắc.
+Tính tan.
* Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ.
-Yêu cầu HS quan sát hình 4.16 SGK/ 126.
àGiới thiệu: trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành từng vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành dầu mỏ.
-Vậy dầu mỏ có cấu tạo như thế nào ? à Yêu cầu HS đọc SGK/ 126.
-Dầu mỏ nằm sâu trong lòng đất, vậy theo em dầu mỏ được khai thác như thế nào?
Giải thích: dùng khoan bằng kim cương để khoan những giếng dầu. Nếu P cao dầu tự phun lên còn P giảm ta phải dùng bơm để hút dầu lên.
* Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
-Yêu cầu HS quan sát bộ mẫu dầu mỏ. Đồng thời yêu cầu HS quan sát sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng. à Hãy nêu tên các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ ?
-Giới thiệu: để tăng thêm lượng xăng, người ta sử dụng phương pháp: crăckinh (bẻ gãy phân tử) để chế biến dầu năng thành xăng và các sản phẩm khác có giá trị trong công nghiệp như: metan, etilen, 
-Quan sát mẫu dầu mỏ và nhận xét:
+Dầu mỏ là chất lỏng, sánh.
+Màu nâu đen.
+Không tan trong nước.
+Nhẹ hơn nước.
-Quan sát hình 4.16 và đọc SGK/ 126 nêu được:
-Mỏ dầu thường có 3 lớp:
+Lớp khí dầu mỏ (khí đồng hành): thành phần chính là CH4.
+Lớp dầu lỏng: là hỗn hợp phức tạp của nhiều hiđrocacbon và lượng nhỏ hợp chất khác.
+Lớp nước mặn.
-Cách khai thác:
+Khoan những lỗ nhỏ xuống lớp dầu lỏng (giếng dầu)
+Ban đầu dầu tự phun lên, về sau phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
-Quan sát và nêu được:
Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
+Khí đốt.
+Xăng.
+Dầu thắp.
+Dầu điezen (dầu năng).
+Dầu mazut.
+Nhựa đường.
-Nghe và nghi nhớ:
Crăckinh
Dầu nặng 	xăng + hỗn hợp khí.
* TiĨu kÕt: 
I. Dầu mỏ.
1. Tính chất vật lý: 
Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
2.Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ.
-Dầu mỏ nằm sâu dưới lòng đất.
-Dầu mỏ là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon và lượng nhỏ chất khác.
3.Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
-Bằng cách chưng cất dầu mỏ người ta thu được xăng, dầu hỏa và nhiều sản phẩm khác.
-Crăckinh dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng.
Crăckinh
Dầu nặng xăng + hỗn hợp khí.
 * Ho¹t ®éng 2: Tìm hiểu về khí thiên nhiên. (5’)
* Mơc tiªu: Nắm được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác và ứng dụng của khí thiên nhiên.	
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
-Yêu cầu HS đọc SGK/ 127.
-Giới thiệu: khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu quí trong đời sống và trong công nghiệp.
-Đọc SGK/ quan sát hình 1.18 à Ghi nhớ:
+Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí ở dưới lòng đất.
+Thành phần chính là CH4(95%)
* TiĨu kÕt:
- Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí ở dưới lòng đất.
- Thành phần chính là CH4(95%)
 * Ho¹t ®éng 3: Tìm hiểu dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam. (5’)
* Mơc tiªu: Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số dầu mỏ, mỏ khí và tình hình khái thác dầu khí ở nước ta. 
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
-Yêu cầu HS đọc SGK/128 và tự tóm tắt.
- HS đọc SGK, tóm tắc nội dung.
* TiĨu kÕt: SGK/ 128
4.Củng cố ( 5’)
-1-2 HS nhắc lại nội dung bài học.
-Bài tập 1: c, e.
-Bài tập 2: 
5. Dặn dò:(1’)
-Học bài.
-Làm bài tập 4 SGK/ 129
-Đọc bài 41: SGK/ 130, 131
E.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

File đính kèm:

  • doctiet 50.doc