Bài giảng Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li (tiếp)

Kiến thức. HS hiểu được:

 - Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li.

 - Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion.

 2. Kỹ năng. Rèn kĩ năng:

 - Quan sát thí nghiệm để biết phản ứng xảy ra.

 - Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion.

 - Viết phương trình phản ứng dạng phân tử, dạng ion đầy đủ và ion rút gọn.

 - Giải một số bài toán định lượng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH 
CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. Mục tiêu dạy học.
	1. Kiến thức. HS hiểu được:
	- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li.
	- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion.
	2. Kỹ năng. Rèn kĩ năng:
	- Quan sát thí nghiệm để biết phản ứng xảy ra.
	- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion.
	- Viết phương trình phản ứng dạng phân tử, dạng ion đầy đủ và ion rút gọn.
	- Giải một số bài toán định lượng.
II. Chuẩn bị. 
1. Dụng cụ và hoá chất để làm các thí nghiệm:
Na2SO4 + BaCl2.
NaOH + HCl.
HCl + CH3COONa.
HCl + Na2CO3.
2. Bảng tường trình thí nghiệm.
III. Tổ chức dạy học.
A. Nêu vấn đề. Bỏ qua sự điện li của nước, trong dung dịch các chất sau đây có chứa những ion nào?
	a. Na2SO4.	b. BaCl2.	c. NaOH.	d. HNO3.
	Nếu trộn các dụng dịch trên từng đôi một thì trường hợp nào xảy ra phản ứng hoá học, bản chất của các phản ứng đó như thế nào?
B. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa. Xét phản ứng: Na2SO4 + BaCl2.
G. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm và yêu cầu HS ghi kết quả vào bảng tường trình à giải thích.
G. Trong hệ phản ứng, chất nào trong số trên tồn tại được ở dạng phân tử, chất nào chỉ tồn tại dạng ion? Hãy dùng phương trình biểu diễn đúng trạng thái của chúng.
G. Bản chất của phản ứng trên là gì?
G. (1) – pt ion đầy đủ; (2) – pt ion rút gọn.
G. Cách chuyển phương trình phân tử thành phương trình ion rút gọn?
Hoạt động 2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu. Xét phản ứng: HCl + NaOH
G. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm và yêu cầu HS ghi kết quả vào bảng tường trình à giải thích.
G. Viết pt ion đầy đủ và pt ion rút gọn?
G. Viết pt phản ứng xảy ra (dạng phân tử và ion) giữa HCl và CH3COONa.
Hoạt động 3. Phản ứng tạo thành chất khí. Xét phản ứng: HCl + Na2CO3.
G. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm và yêu cầu HS ghi kết quả vào bảng tường trình à giải thích.
G. Viết pt ion đầy đủ và pt ion rút gọn?
G. Có gì giống nhau trong bản chất của các phản ứng (a), (b) và (c)? 
G. Xét tác dụng giữa NaCl và KNO3?
G. Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch điện li cần phải có điều kiện gì?
G. Nêu tóm lượt bản chất và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion?
H. Làm thí nghiệm theo nhóm à Ghi kết quả vào bảng tường trình thí nghiệm.
H. Viết phương trình ion khai triển (pt ion đầy đủ)
H. Nêu ra bản chất của phản ứng.
H. Làm thí nghiệm theo nhóm à Ghi kết quả vào bảng tường trình thí nghiệm.
H. Viết pt ion.
H. Làm thí nghiệm theo nhóm à Ghi kết quả vào bảng tường trình thí nghiệm.
H. Viết pt ion.
H. Nêu bản chất của phản ứng trao đổi ion.
H. Không có phản ứng.
H. Nêu ra điều kiện phản ứng.
H. Kết luận.
I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
Na2SO4 + BaCl2àBaSO4+2NaCl (a)
2Na+ + SO42- + Ba2+ + 2Cl- à
 BaSO4+ 2Na+ + 2Cl- (1)
Bản chất: Ba2+ + SO42- à BaSO4 (2)
HCl + NaOH à NaCl + H2O (b)
Pt ion đầy đủ:
H+ + Cl- + Na+ + OH- à
 Na+ + Cl- + H2O
Pt ion rút gọn: H+ + OH- à H2O
2HCl + Na2CO3 à 2NaCl + CO2+ H2O. (c)
Pt ion đầy đủ:
2H+ + 2Cl- + 2Na+ + CO32- à
 2Na+ + 2Cl- + CO2+ H2O
Pt ion rút gọn: 
2H+ + CO32- à CO2+ H2O
II. Kết luận.
Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
Chất kết tủa.
Chất điện li yếu.
Chất khí.
C. Củng cố.
Bài 1. Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm nào sau đây có bản chất không giống với các thí nghiệm còn lại?
A. H2S + dd CuSO4.	B. H2S + dd FeCl3.	C. FeS + dd HCl.	D. SO3 + dd BaCl2.
Bài 2. Phản ứng nào sau đây điều chế được Fe(OH)3?
A. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4.	B. Fe2(SO4)3 + KI.
C. Fe(NO3)3 + Fe.	D. Fe(NO3)3 + KOH.
Bài 3. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Na2SO3 + H2SO4.	B. CaCO3 + HCl.	C. NaNO3 + HCl.	D. Pb(NO3)2 + H2S.
Bài 4. Cho phương trình ion rút gọn sau: H+ + OH- à H2O. Phương trình phân tử tương ứng với phương trình ion trên là
A. NaHCO3 + NaOH à Na2CO3 + H2O.	B. Mg(OH)2 + 2HCl à MgCl2 + 2H2O.
C. HNO3 + KOH à KNO3 + H2O.	D. NaOH + CH3COOH à CH3COONa + H2O.
Bài 5. Dung dịch A gồm HCl 0,02M và HNO3 0,03M. Dung dịch B gồm NaOH 0,04M và KOH 0,01M. Để trung hoà vừa đủ 100ml dung dịch A cần V ml dung dịch B. Giá trị V bằng
A. 200 ml.	B. 100 ml	C. 150 ml	D. 50 ml.
Bài 6. Dung dịch A chứa a mol Na+, b mol HCO3-, c mol CO32-, d mol SO42-. Dung dịch B là Ba(OH)2 x(M). Cho 100ml B tác dụng hoàn toàn với A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị x bằng
A. .	B. 	C. 	D. 	
Bài 7. Dung dịch A chứa 7,2 gam XSO4 và Y2(SO4)3. Cho dung dịch Pb(NO3)2 phản ứng vừa đủ với dung dịch A, thu được 15,15 gam kết tủa và dung dịch B chứa m gam muối. Giá trị m bằng
A. 11,25 gam	B. 8,6 gam	C. 10,6 gam	D. 12,6 gam
Bài 8. Dung dịch A chứa NaNO3, K2SO4, HCl; dung dịch B chứa NaOH, BaCl2, Ba(OH)2 (xem các chất điện li hoàn toàn). Trộn A và B sẽ có bao nhiêu phương trình phản ứng dạng ion xảy ra?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5

File đính kèm:

  • docBai 4-tiet 6.doc
Giáo án liên quan