Bài giảng Bài 38: Axetilen (tiết 5)

Học sinh:

-Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học của axetilen.

-Hiểu được khái niệm liên kết ba và đặc điểm của nó.

-Củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon: không tan trong nước, dễ cháy tạo ra CO2 và H2O, đồng thời tỏa rất nhiều nhiệt.

-Biết được 1 số ứng dụng quan trọng của axetilen.

2.Kĩ năng:

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 38: Axetilen (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn:	24	So¹n ngµy: 19/02/09
TiÕt:	47 	 Gi¶ng ngµy: 25/02/09
Bài 38:	 AXETILEN
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh:
-Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học của axetilen.
-Hiểu được khái niệm liên kết ba và đặc điểm của nó.
-Củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon: không tan trong nước, dễ cháy tạo ra CO2 và H2O, đồng thời tỏa rất nhiều nhiệt.
-Biết được 1 số ứng dụng quan trọng của axetilen.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh kĩ năng: 
-Củng cố kĩ năng viết phương trình hóa học của phản ứng cộng, bước đầu biết dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần và cấu tạo.
-Quan sát tranh vẽ, mô hình và thí nghiệm à tổng hợp kiến thức.
-Hoạt động nhóm.
II.CHUẨN BỊ: 
1. GV:
	-Mô hình phân tử axetilen ( dạng rỗng và dạng đặc )
Hóa chất
Dụng cụ
-Lọ khí C2H2 
-Bình tam giác thu khí, chậu thuỷ tinh. 
-Đất đèn(CaC2),H2O
-Ống nghiệm có nhánh, giá ống nghiệm
-Dung dịch brom.
-Ống hút, ống dẫn khí, đèn cồn, diêm.
2.HS: -Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/ 119
-Đọc bài 38 SGK / 120, 121.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT GIẢNG:
 1.Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (10’)
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
 -Hãy nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học của etilen ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ ?
-Yêu cầu 2 HS làm bài tập 4 SGK/ 119.
-HS 1: trả lời lý thuyết ( ghi lại ở góc bảng bên phải )
-HS 2: Làm bài tập 4 SGK/ 119
Đáp án:
-Số mol etilen: 0,2 (mol)
a. Thể tích O2: 13,44 (l)
b. Thể tích không khí: 67,2 (l)
Gií thiƯu bµi míi :
3. D¹y vµ häc bµi míi:
* Ho¹t ®éng 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của axetilen (3’)
* Mơc tiªu: 
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
-Giới thiệu công thức phân tử của axetilen à Yêu cầu HS tính phân tử khối ? 
-Yêu cầu HS quan sát lọ đựng C2H2 , đồng thời quan sát hình 4.9 SGK/ 120 
à Hãy nêu tính chất vật lý của axetilen ?
- Nghe và ghi nhớ.
-CTPT: C2H2
-PTK: 26
-Quan sát lọ đựng C2H2 và quan sát hình vẽ àNêu các tính chất vật lý:
+Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước.
+Nhẹ hơn không khí vì:
* TiĨu kÕt: 
Axetilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.
 * Ho¹t ®éng 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử của etilen (7’)
* Mơc tiªu	
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
-Hướng dẫn HS lắp ráp mô hình phân tử axetilen (dạng rỗng)
à Nhận xét 1-2 nhóm làm tốt và giới thiệu mô hình phân tử C2H2 dạng đặc.
-Hãy viết CTCT của axetilen và nhận xét về đặc điểm ?
-Thông báo: những liên kết như vậy gọi là liên kết ba.
Trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền. 2 liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.
-Lắp ráp mô hình phân tử C2H2 theo nhóm.
-Quan sát mô hình và viết CTCT:
H – C C – H
Viết gọn: CH CH 
àNhận xét: trong công thức cấu tạo của axetilen, giữa 2 nguyên tử C có 3 liên kết.
-Nghe và ghi bài.
* TiĨu kÕt:
H – C C – H
Viết gọn: 
CH CH 
Trong CTCT của axetilen có 1 liên kết ba. 
Trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền – dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.
 * Ho¹t ®éng 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của axetilen (15’)
* Mơc tiªu: 
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
-Dựa vào đặc điểm cấu tạo của axetilen, em hãy dự đoán các tính chất hóa học của axetilen ?
-Yêu cầu HS giải thích ngắn gọn điều dự đoán của mình.
à GV dùng thực nghiệm để kiểm tra điều dự đoán của HS.
*Biểu diễn thí nghiệm điều chế và đốt chất axetilen.
à Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng.
-Gọi 1 HS viết phương trình hóa học của phản ứng.
-Vì phản ứng đốt chất axetilen tỏa rất nhiều nhiệt nên axit được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi – axetilen.
*Biểu diễn thí nghiệm: dẫn khí axetilen vào dung dịch brom.
Chú ý: Phải có thí nghiệm đồi chứng.
àYêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét.
-Giải thích bản chất của thí nghiệm trên bằng CTCT: trong phản ứng của etilen với brom:
+1 liên kết kém bền trong liên kết ba của phân tử C2H2 bị đứt ra.
+Liên kết giữa 2 nguyên tử brom cũng bị đứt.
+Nguyên tử brom kết hợp với 2 nguyên tử C trong phân tử etilen.
à yêu cầu HS viết phương trình phản ứng ?
-Nhận xét: sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với 1 phân tử brom nữa:
Br – CH = CH – Br + Br – Br à Br2– CH - CH – Br2
Viết gọn: 
C2H2Br2 + Br2 à C2H2Br4
-Giới thiệu trong điều kiện thích hợp, axetilen cũng có phản ứng cộng với H2 và một số chất khác.
Bài tập: Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của: metan, etilen, axetilen. 
à trao đổi nhóm để hoàn thành bảng sau:
CH4
C2H4
C2H2
Giống nhau
Khác nhau
-Dự đoán:
+Axetilen có phản ứng cháy.
+Axetilen có phản ứng cộng – làm mất màu dung dịch brom.
-Quan sát thí nghiệm à nêu hiện tượng:
+Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng.
+Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
-Phương trình hóa học:
2C2H2+5O24CO2+2H2O 
-Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV và nêu hiện tượng :
+Dung dịch brom ban đầu có màu da cam.
+Sau khi sục khí C2H2 vào à Dung dịch brom bị mất màu.
-Nhận xét:
à Chứng tỏ etilen đã phản ứng với brom trong dung dịch à điều này đúng với dự đoán ban đầu.
-Phương trình phản ứng:
CH / CH + Br – Br à Br – CH = CH – Br
 (nâu đỏ) ( không màu )
Viết gọn: 
C2H2 + Br2 à C2H2Br2
CH4
C2H4
C2H2
Giống nhau
Đều có phản ứng cháy.
Khác nhau
-CTCT chỉ có liên kết đơn.
-CTCT có 1 liên kết đôi.
-CTCT có 1 liên kết ba.
-Có phản ứng thế.
-Phản ứng cộng với brom (tối đa 1 Br2)
-Phản ứng cộng với brom (tối đa 2 Br2)
-Trao đổi nhóm để hoàn thành bài tập:
* TiĨu kÕt: 
1. Axetilen có cháy không ?Phương trình hóa học:
2C2H4 + 5O2 4CO2 + 2H2O 
2. Axetilen có làm mất màu dung dịch brom không ?
Ở điều kiện thích hợp axetilen có phản ứng cộng với brom trong dung dịch.
-Phương trình phản ứng:
CH / CH + Br – Br à (nâu đỏ)
 Br – CH = CH – Br
 ( không màu )
Viết gọn: 
C2H2 + Br2 à C2H2Br2
Hay:
Br – CH = CH – Br + Br – Br à Br2– CH - CH – Br2
Viết gọn: 
C2H2Br2 + Br2 à C2H2Br4
* Ho¹t ®éng4: Tìm hiểu điều chế axetilen (3’)
* Mơc tiªu: 
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
-Giới thiệu hóa chất để điều chế axetilen.
+Canxi cacbua (CaC2) còn gọi là đất đèn.
+Nước.
à Yêu cầu HS quan sát lại ống nghiệm (đã điều chế axetilen để đốt cháy) ở hoạt động 4. 
-Cho mẩu giấy qùi tím vào chất còn lại trong ống nghiệm à Yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
-Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
-Giới thiệu: hiện nay, axetilen thường được điều chế bằng cách nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.
-Nghe và nghi nhớ:
Trong phòng thí nghiệm, axetilen được điều chế bằng cách cho đất đèn tác dụng với nước.
-Nhận xét: chất còn lại trong ống nghiệm là chất lỏng và làm qùi tím hóa xanh. à đó là Ca(OH)2.
-Phương trình phản ứng:
CaC2+H2OàC2H2+ Ca(OH)2 
* TiĨu kÕt: 
-Từ canxi cacbua: 
CaC2 + H2O à C2H2 +Ca(OH)2 
-Từ metan:
15000C
Làm lạnh nhanh
2CH4 C2H2 + 3H2
* Ho¹t ®éng 5: Tìm hiểu ứng dụng axetilen (3’)
* Mơc tiªu: 
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
-Yêu cầu HS đọc SGK/ 121.
à Hãy nêu những ứng dụng của axetilen trong đời sống và sản xuất ?
à Nhận xét à Ghi bài.
- Nêu ứng dụng:
-Làm nhiện liệu cho đèn xì oxi – axetilen để hàn cắt kim loại.
-Làm nguyên liệu để sản xuất: PVC, cao su, axit axetic, 
4. Luyện tập – Củng cố (6’)
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
-Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK/ 122
-Hướng dẫn:
+Để làm được bài tập trên ta phải tiến hành những bước nào ?
+Hãy trình bày cách giải của bài tập trên ?
-Sửa chữa và chấm điểm.
-Bài tập 4 SGK/ 122
a.Gọi x là thể tích của CH4.
 y là thể tích của C2H2.
Phương trình hóa học:
CH4 + 2O2 à CO2 + 4 H2O
 x 2x x
2C2H2 + 5O2à 4CO2 + 2H2O
 y 2,5y 2y
ta có: 
Vhh = x + y = 28 (1)
Voxi = 2x + 2,5y = 67,2 (2)
Giải hệ (1) và (2), ta được:
x = 5,6 (ml) ; y = 22,4 (ml)
;
b. 
5Đặn dò: (2’)
-Học bài.
-Làm bài tập 1, 2, 3, 5 SGK/ 122
-Ôn tập:
	+ Cách viết CTCT của 1 số hợp chất hữu cơ.
	+ Tính chất hóa học của metan, etilen và axetilen.
	+ Bài tập tính thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp.
IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

File đính kèm:

  • doctiet 47.doc
Giáo án liên quan