Bài giảng Bài 35 : Đồng và hợp chất của đồng (tiết 1)

Kiến thức

 Hs biết : -Vị trí ,cấu hình e, tính chất vật lí

- Tính chất và ứng dụng các hợp chất của đồng

2.Kĩ năng

 Rèn luyện các kĩ năng viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất của Cu

B.CHUẨN BỊ

*Học sinh : Ôn tập lại lí thuyết của kim loại và các kiến thức của đồng đã được học

 *Giáo viên : Chuẩn bị các thí nghiệm cần

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 35 : Đồng và hợp chất của đồng (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SễÛ GIAÙO DUẽC –ẹAỉO TAẽO THAÙI BèNH
 TRƯỜNG THPT CHU VAấN AN
ẺT
 ˜ & ™
GIÁO ÁN
Bài 35 : 
 đồng và hợp chất của đồng 
 Giáo viên: Phạm Thị Nga
 Tổ : Hoá -SINH
 Năm học :2010-2011
 Bài 35 : 
 đồng và hợp chất của đồng (Tiết 57)
A.Mục tiêu bài học
 1.Kiến thức
 Hs biết : -Vị trí ,cấu hình e, tính chất vật lí
Tính chất và ứng dụng các hợp chất của đồng
2.Kĩ năng
 Rèn luyện các kĩ năng viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất của Cu
B.Chuẩn bị 
*Học sinh : Ôn tập lại lí thuyết của kim loại và các kiến thức của đồng đã được học
 *Giáo viên : Chuẩn bị các thí nghiệm cần
-Hóa chất : Đồng mảnh, ddHCl, dd H2SO4 đặc, dd HNO3đặc, dd CuSO4, dd CuCl2, dd NaOH, dd KMnO4,dd NH3
-Dụng cụ : Đèn cồn, kẹp gỗ, ống nghiệm, bông
c.phương pháp
 Đàm thoại , nêu vấn đề, phương pháp trực quan
d.thiết kế hoạt động của thày –trò
 I. ổn định lớp
 II.Nội dung bài học
 Hoạt động của Thày
 Hoạt động của Trò
Gv: Giới thiệu 1 số nét về kim loại đồng
Hoạt động 1
Gv: Yêu cầu học sinh 
 -Viết cấu hình e=>vị trí của Cu trong BTH?
 - Mức oxi hóa thường gặp của Cu ?
Gv cần nhấn mạnh: đồng khi nhường e tạo ion sẽ nhường e ở phân lớp ngoài cùng sau đó nhường 1 e ở phân lớp 3d
Hoạt động 2
Gv: Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK và quan sát => nêu tính chất vật lí của Cu?
Hoạt động 3
-Gv yêu cầu Hs dựa vào vị trí của Cu trong dãy điện hóa để dự đoán tính chất hóa học của đồng ?
 Yêu cầu Hs viết 1 số phản ứng? 
Cu tác dụng với O2, S, Cl2?
Nhận xét khả năng phản ứng của Cu với phi kim ?
Gv yêu cầu Hs viết ptpư :
Cu tác dụng với 
 -H2SO4 loãng, 
 - H2SO4 đặc nóng
 -HNO3 đặc
Gv : Tiến hành các thí nghiệm
 Cu + H2SO4 loãng
 Cu + H2SO4 (đặc , nóng)
 Cu + HNO3 (đặc)
Gv : Chú ý tính độc các khí và khử độc như thế nào ?
SO2 :Hàm lượng thấp gây sưng niêm mạc, hàm lượng cao gây tức thở, viêm loét
 đường hô hấp...
NO2 : gây bệnh nguy hiểm cho tim, phổi, gan, 
 Gv: Yêu cầu Hs quan sát mẫu CuO , nhận xét ?
Gv: - Yêu cầu Hs viết các ptpư CuO tác dụng với HCl, H2(t0) 
 -Nhận xét tính chất hóa học của CuO?
Gv: Yêu cầu Hs cho biết cách điều chế Cu(OH)2?
Gv: làm TN nhỏ dd NaOH vào CuCl2
 Hs quan sát và nhận xét tính chất của Cu(OH)2 ?
-Gv: Nhỏ từ từ dd HCl vào kết tủa vừa thu được ,Hs quan sát hiện tượng ?
Gv: Cho Hs quan sát 1 số dung dịch muối đồng (II) từ đó nhận xét màu sắc ?
-Gv cho Hs quan sát mẫu tinh thể CuSO4.5H2O ?
Gv:Yêu cầu Hs căn cứ vào SGK và kiến thức thực tế mà em biết hãy nêu ứng dụng của Cu và hợp chất của đồng?
I.Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình e nguyên tử
*Ô 29, nhóm IB, chu kì IV
*Cấu hình e nguyên tử: [Ar]3d104s1
*SOXH của Cu trong hợp chất: +1,+2
II.Tính chất vật lí
-Là kim loại màu đỏ
- Mềm ,dễ kéo sợi và dát mỏng
-D= 8,98 g/cm3 ,tnc = 10830C
- Dẫn nhiệt dẫn điện tốt (chỉ kém Ag)
III.Tính chất hóa học
 *Đồng là kim loại kém hoạt động,có tính khử yếu
1.Tác dụng với phi kim
 2Cu + O2 t0 2CuO
 Cu + S t0 CuS
 Cu + Cl2 → CuCl2
Chú ý :- t0 thường Cu td với Cl2 ,Br2; 
khi đun nóng td 1 số pk : O2 , S.. 
 -Cu không tác dụng : H2 , N2 ,C 
2.Tác dụng với axit 
a)Tác dụng với HCl, H2SO4loãng=> Cu không phản ứng
b) Cu td H2SO4đặc , HNO3 → Cu2+ + SO2
 (NO hoặc NO2) + H2O
Cu +2H2SO4(đặc) t0 CuSO4 + SO2+ 2H2O
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Học sinh quan sát TN và so sánh với lí thuyết đã trình bày 
IV.Hợp chất của đồng
1.Đồng (II) oxit
*CuO là chất rắn màu đen không tan trong nước 
-CuO là 1 oxit bazơ
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
-CuO có tính oxi hóa(dễ bị khử bởi H2,CO,C)
2.Đồng (II) hiđroxit
* Cu(OH)2 là chất rắn màu xanh không tan trong nước
*Cu(OH)2 là 1 bazơ
 Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
*Cu(OH)2 dễ bị nhiệt phân
 Cu(OH)2 t0 CuO + H2O 
3.Muối đồng (II)
*Dung dịch muối đồng có màu xanh
* CuSO4.5H2O t0 CuSO4(khan)
 (màu xanh) (màu trắng)
*Tất cả các muối đồng đều độc
4.ứng dụng của đồng và hợp chất của đồng (SGK)
Củng cố 
Cu: [Ar] 3d104s1 => Là kim loại kém hoạt động có tính khử yếu
CuO: là oxitbazơ, có tính oxi hóa
Cu(OH)2 : Là 1 bazơ không tan , dễ bị phân hủy bởi nhiệt
Dung dịch muối đồng có màu xanh
 *Bài tập củng cố
Câu 1: Cấu hình electron của ion Cu2+ là 
 A.[Ar] 3d7 B.[Ar] 3d8 C.[Ar] 3d9 D.[Ar] 3d10
 Câu 2: Cu tác dụng với dãy chất nào sau :
 A.O2 , Cl2 , H2SO4(đặc) , C B. F2 , Cl2 , H2SO4(loãng) , N2 
 C.Cl2 , HNO3, S, ddAgNO3 D.O2 , Cl2 , HNO3, Fe(NO3 )2 
 Câu 3: Điều chế CuSO4 trong công nghiệp từ Cu người ta đi từ phản ứng nào sau đây : 
A. Cu + 2H2SO4(đ) t0 CuSO4 + SO2 +2H2O
B. 2Cu + 2H2SO4 + O2 → 2CuSO4 + 2H2O 
 C. Cu + Fe2(SO4 )3 → 2FeSO4 + CuSO4 
 D. Cả 3 phương pháp trên đều đúng 
 Câu 4: Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Cu :
A. dd FeCl3 B. dd NaNO3 và HCl C. dd NaHSO4 D. dd HNO3(đặc nguội) 
 IV. BVN : SGK-SBT

File đính kèm:

  • docgiao an thao giang-tiet tu chon.doc
Giáo án liên quan