Bài giảng Bài 34: Thoái hóa giống do tự thụ phấn và do giao phối gần

MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Biết được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

- Giải thích du phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

- Giải thích được sự thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật.

- Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống.

 

doc96 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 34: Thoái hóa giống do tự thụ phấn và do giao phối gần, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhau như thế nào?
- Khu vực phân bố của quần xã?
3. Hãy nêu những tính chất về số lượng và thành phần loài của quần xã. 
4. Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.
Ngày soạn:18/3/08
Ngày dạy:20/3/08
Tuần 26
Tiết 52: HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được thế nào là một hệ sinh thái.
- Phân biệt được các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.
- Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp trong việc nâng cao năng suất cây trồng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
- Rèn luyện kĩ năng thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu SGK.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 50.1 - 2 SGK 
Tranh hệ sinh thái rừng nhiệt đới,Savan ,rừng ngập mặn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ SINH THÁI
* GV treo tranh phóng to hình 50.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em đọc SGK để thực hiện sSGK.
* GV gợi ý: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
* GV giải thích thêm: 
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
- Các thành phần vô sinh: đất, nước, thảm mục..
- Sinh vật sản xuất là thực vật.
- Sinh vật tiêu thụ gồm: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
- Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
- HS quan sát tranh, đọc SGK, trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi sSGK.
- Đại diện một vài nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung để thống nhất đáp án.
Đáp án:
* Thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng là: đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ (vô sinh) và cây cỏ, cây gỗ, cây leo, hươu, hổ, chuột, rắn, bọ ngựa, muỗi .. (hữu sinh).
* Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải: vi khuẩn, giun đất, nấm ..
* Ý nghĩa của cây rừng đối với động vật rừng là cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở và điều hòa khí hậu cho động vật sinh sống..
* Động vật có ảnh hưởng tới thực vật là: động vật ăn thực vật, góp phần thụ phấn, phát tán thực vật, phân bón cho thực vật.
* Nếu rừng bị cháy thì động vật mất nơi ở, mất nguồn thức ăn, nguồn nước, khí hậu khô cạn .. nhiều loài động vật bị chết.
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN
- GV đặt vấn đề: thế nào là chuỗi thức ăn? Lưới thức ăn?
a. Chuỗi thức ăn
GV gợi ý: Mỗi loài sinh vật trong chuối thức ăn là một mắt xích có liên quan đến sinh vật đứng trước và đứng sau mắt xích.
b. Lưới thức ăn
GV gợi ý: Trong tự nhiên một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà tham gia nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi có mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
- GV cho HS thảo luận và cử đại diện lên bảng trình bày.
- GV theo dõi và xác nhận đáp án đúng.
* HS quan sát tranh phóng to hình 50.2 SGK và nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi trên và để thực hiện sSGK.
* Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và cùng xây dựng đáp án đúng.
Đáp án: (dưới đây là ví dụ, HS có thể chọn ví dụ khác)
* Cây cỏ à chuột à rắn.
Sâu à bọ ngựa à rắn.
Cây cỏ à sâu à bọ ngựa.
* Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.
* HS quan sát tranh 50.2 SGK trả lời câu hỏi:
- Sâu ăn lá tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
- Xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.
Đáp án:
* Cây gỗ à sâu ăn lá à bọ ngựa
Cây gỗ à sâu ăn lá à chuột
Cây gỗ à sâu ăn lá à cầy
Cây cỏ à sâu ăn lá à bọ ngựa
Cây cỏ à sâu ăn lá à chuột
Cây cỏ à sâu ăn lá à cầy
* Các thành phần của hệ sinh thái
- Sinh vật sản xuất: cây gỗ, cây cỏ.
- Sinh vật tiêu thụ cấp 1: sâu ăn lá, chuột, hươu.
- Sinh vật tiêu thụ cấp 2: bọ ngựa, cầy, rắn.
- Sinh vật tiêu thụ cấp 3: rắn, đại bàng, hổ.
- Sinh vật phân giải: vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
ð Câu 1. Đánh dấu + vào ô o chỉ câu đúng nhất trong các câu sau:
1. Thế nào là một hệ sinh thái?
o a. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh).
o b. Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố không sống của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
o c. Hệ sinh thái bao gồm toàn bộ các quần thể và điều kiện sống của các quần thể.
o d. Cả a và b.
2. Các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái là gì?
o a. Các thành phần vô sinh (đất, nước, thảm mục ..)
o b. Sinh vật sản xuất (thực vật)
o c. Sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt)
o d. Sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm)
o e. Cả a, b, c và d.
Đáp án: 1. d;	2. d.
ð Câu 2. HS tự vẽ lưới thức ăn, GV kiểm tra, chỉnh sửa và xác nhận sơ đồ đúng.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.
2. Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gợi ý về thức ăn như sau:
- Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu.
- Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.
- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu.
- Gà ăn cây cỏ và châu chấu.
- Cáo ăn thịt gà.
- .. (Dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).
* Đọc mục “Em có biết?”.
– v —
Ngày soạn:25/3/08
Ngày dạy:28;31/3/08
Tuần 27; 28
Tiết 54+55: THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nhận biết được các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.
- Rèn luyện kĩ năng lấy mẫu vật, quan sát và vẽ hình.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích, rút ra kiến thức từ thực tế.
- Xây dựng được tinh thần và ý thức trách nhiệm trong hoạt động.
- Hun đúc lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng
- Túi nilon thu nhặt mẫu sinh vật
- Kính lúp
- Giấy, bút chì.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
1. Hệ sinh thái
- GV đưa HS đến địa điểm thực hành có số loài phong phú, đảm bảo xây dựng được các chuỗi thức ăn.
- GV lưu ý HS: chú ý các yếu tố vi sinh (yếu tố tự nhiên + yếu tố do con người tạo ra) và yếu tố hữu sinh (có trong tự nhiên + do con người tạo ra).
- Nhóm thực hành (4 – 5 HS) tiến hành điều tra các thành phần của hệ sinh thái quan sát, thảo luận theo nhóm để thực hiện sSGK.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm hoạt động tự lực và điền vào bảng 51 – 52. SGK (dưới đây là một ví dụ): Các thành phần của hệ sinh thái quan sát.
Các nhân tố vô sinh
Các nhân tố hữu sinh
- Những nhân tố tự nhiên: Đất, đá, cát, sỏi, độ dốc ..
- Những nhân tố do hoạt động của con người tạo nên: Thác nước nhân tạo, ao, mái che nắng..
- Trong tự nhiên: Cây cỏ, cây bụi, cây gỗ, giun đất, châu chấu, sâu, bọ ngựa, nấm ..
- Do con người (chăn nuôi, trồng trọt..): 
Cây trồng: Chuối, dứa, mít..
Vật nuôi: Cá, gà ..
- GV hướng dẫn HS quan sát, đếm các sinh vật và ghi vào bảng các loài có nhiều (ít và rất hiếm).
- HS hoạt động tự lực, rồi trao đổi theo nhóm thống nhất cách ghi vào bảng theo mẫu bảng 51 – 52.2 – 3 SGK.
* Thành phần thực vật trong khu vực thực hành
Loài có nhiều cá thể nhất
Loài có nhiều cá thể
Loài có ít cá thể
Loài rất hiếm
Tên loài:
Tên loài:
Tên loài:
Tên loài:
* Thành phần động vật trong khu vực thực hành
Loài có nhiều cá thể nhất
Loài có nhiều cá thể
Loài có ít cá thể
Loài rất hiếm
Tên loài:
Tên loài:
Tên loài:
Tên loài:
2. Chuỗi thức ăn
- GV gợi ý để HS nhớ lại kiến thức đã học trong sinh học 6 và sinh học 7 kết hợp với kiến thức thực tế để điền và hoàn thành bảng 51 – 52.4 SGK.
- HS quan sát, thảo luận theo nhóm để điền, hoàn thành bảng 51 – 52.4 theo mẫu sau: Các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái.
Sinh vật sản xuất
Tên loài:
Môi trường sống:
Động vật ăn thực vật
Tên loài:
Thức ăn của từng loài:
Động vật ăn thịt
Tên loài:
Thức ăn của từng loài:
Động vật ăn thịt (động vật ăn các động vật ghi ở trên)
Tên loài:
Thức ăn của từng loài:
Sinh vật phân giải
- Nấm?
- Giun đất?
- ..
Môi trường sống:
- Tiếp đó, GV dựa vào bảng đã điền để vẽ sơ đồ.
- HS thảo luận theo nhóm và vẽ sơ đồ từng chuỗi thức ăn đơn giản. Quan hệ giữa 2 mắt xích trong chuỗi thức ăn được thể hiện bằng mũi tên (như ở hình 50.2 SGK)

File đính kèm:

  • docSinh9-2.doc