Bài giảng Bài 33 - Tiết 42 - Tuần 22: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

1.1) Kiến thức: Giúp HS:

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Cacbon khử đồng (II )oxit ở nhiệt độ cao.

- Nhiệt phân muối NaHCO3.

- Nhận biết muối cacbonat và muối Clorua cụ thể.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 33 - Tiết 42 - Tuần 22: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33 - Tiết 42 
Tuần dạy 22
1. MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức: Giúp HS: 
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Cacbon khử đồng (II )oxit ở nhiệt độ cao.
- Nhiệt phân muối NaHCO3.
- Nhận biết muối cacbonat và muối Clorua cụ thể.
1.2) Kĩ năng: Rèn luyện HS:
 - Kĩ năng thực hành hóa học: Thao tác, quan sát, nhận xét giải thích hiện tượng khi làm thí nghiệm.
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Viết tường trình thí nghiệm.
1.3) Thái độ: Rèn HS ý thức nghiêm túc, cẩn thận, trong học tập và khi thực hành hóa học. 
2. TRỌNG TÂM:
- Phản ứng khử CuO bởi C.
- Phản ứng phân hủy muối cacbonat bởi nhiệt.
- Nhận biết muối cacbonat và muối Clorua.
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên: + Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, ống dẫn khí, đèn cồn, giá sắt, 
 + Hóa chất: CuO, C, NaHCO3, NaCl, ddHCl, Ca(OH)2, Na2CO3.
3.2) Học sinh: Đọc trước nội dung bài thực hành, kẻ sẳn mẫu tường trình, khăn lau. 
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 4.2/ Kiểm tra miệng : 
4.3/ Bài mới : 
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu bài học.
- GV yêu cầu HS nêu mục tiêu bài học
- GV nhấn mạnh một số yêu cầu HS cần thực hiện và ghi bảng.
+ Thí nghiệm nghiên cứu tính khử của cacbon, dễ bị nhiệt phân của muối NaHCO3
+ Giải bài tập thực nghiệm nhận biết muối Cacbonat và muối Clorua.
? Qua tìm hiểu bài ở nhà. Bài thực hành này có những thí nghiệm nào ?
  HS: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.
 Nhiệt phân muối NaHCO3
 Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.
- GV: yêu cầu HS gấp SGK và tiến hành thực hiện từng thí nghiệm.
* Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm
  HS nhận dụng cụ và hóa chất.
? Dụng cụ và hóa chất dùng cho TN1 là gì ? 
  HS: Ống nghiệm, đèn cồn, nút cao su có ống dẫn L cốc thủy tinh giá TN, Bột CuO, C, dd Ca(OH)2
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
+ Lấy một ít hỗn hợp CuO và C (bằng hạt ngô) cho vào ống nghiệm như hình vẽ:
+ Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm đựng hỗn hợp CuO+C. Sau đó tập trung vào đáy ống nghiệm.
ª Chú ý: 
+ Để phản ứng xảy ra nhanh hơn dàn mỏng hỗn hợp CuO+C.
+ Khi đun để ống nghiệm ở vị trí 1//3 ngọn lửa đèn cồn, không chạm bấc đèn vào ống nghiệm.
+ Đầu ống dẫn L đưa và cốc thủy tinh dưới mực nước vôi trong, đun 4 – 5 phút nâng cao ống dẫn ra khỏi dd Ca(OH)2 rồi tắt đèn.
  1HS các nhóm tiến hành thí nghiệm: 
+ Quan sát màu sắc hỗn hợp CuO , C, dd Ca(OH)2 trước và sau khi đun hỗn hợp từ 2 – 3 phút
+ Nêu hiện tượng. Viết PTHH.
  HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.
  HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc thống nhất ý kiến.
? Dụng cụ và hóa chất dùng cho thí nghiệm 2 là gì ? 
  HS: Ống nghiệm, đèn cồn, nút cao su có ống dẫn L cốc thủy tinh giá TN, NaHCO3, dd Ca(OH)2
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
+ Lấy khoảng 1 thìa nhỏ NaHCO3 cho vào đáy ống nghiệm. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn L nhúng vào ống nghiệm đựng dd Ca(OH)2, như hình vẽ:
 + Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm sau đó tập trung đun nóng phần đáy ống nghiệm chứa NaHCO3.
ª Chú ý: Quan sát bọt khí sục vào dung dịch Ca(OH)2 làm cho dd vẫn đục.
 Đậy nút ống nghiệm thật kín để khí CO2 được tạo thành đi qua ống dẫn sục vào dd Ca(OH)2, đây là dấu hiệu chính để nhận biết phản ứng xảy ra, nếu ống nghiệm không kín thí nghịêm sẽ không bảo đảm tính trực quan.
  1HS các nhóm tiến hành thí nghiệm: 
+ Quan sát muối NaHCO3 rắn, dd Ca(OH)2 trước và sau khi đun NaHCO3 
+ Quan sát sự thay đổi về khối lượng NaHCO3, thành ống nghiệm, phần gần miệng ống nghiệm.
+ Nêu hiện tượng. Giải thích, Viết PTHH.
+ Kết luận về tính chất không bền của muối NaHCO3
  HS đại diện nhóm báo cáo kết quả
  HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc thống nhất ý kiến.
? Dụng cụ và hóa chất dùng cho thí nghiệm 3 là gì ? 
  HS: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, nước cất, dd HCl, NaCl, Na2CO3, CaCO3.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: 
 Lấy 1 thìa nhỏ mỗi chất NaCl, Na2CO3, CaCO3 cho vào 3 ống nghiệm riêng biệt. Nhỏ vào mỗi ống nghiệm chừng 1-2ml dd HCl. Quan sát nhận biết NaCl. 
 Tiếp tục lấy 1 thìa nhỏ 2 hóa chất còn lại cho vào 2 ống nghiệm khác. Nhó 2 – 3 ml nước cất vào 2 mẫu này. Dựa vào tính tan để nhận biết.
  1HS các nhóm tiến hành thí nghiệm nhận biết theo sơ đồ:
+ Quan sát 3 lọ đựng NaCl, Na2CO3, CaCO3.
+ Xác định sự khác nhau về tính chất của 3 muối trên.
+ Lựa chọn chất dùng để nhận biết (thuốc thử). Kết luận chất được nhận ra.
  HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.
  HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc thống nhất ý kiến.
- GV gợi ý cho HS có thể nhận biết 3 chất rắn trên bằng cách khác:
 Dùng nước nhận biết: Chất rắn tan NaCl, Na2CO3. Chất rắn không tan: CaCO3.
 Dùng dd HCl nhận biết 2 chất rắn tan: Không có khí htoát ra là NaCl, Có khí thoát ra là Na2CO3.
* Hoạt động 3: HS thu dọn vệ sinh viết tường trình.
I. Yêu cầu
- Khắc sâu tính chất hóa học của cacbon, muối cacbonat.
- Rèn luyện các kĩ năng thực hành hóa học.
II. Tiến hành thí nghiệm
 1. Thí nghiệm1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.
 Hiện tượng: 
 - Hỗn hợp chất rắn (CuO+C) trong ống nghiệm đun nóng chuyển từ màu đen sang màu đỏ. 
 - Khí sục vào làm dd Ca(OH)2 vẫn đục đó là khí CO2.
 PTHH : 
 C + 2CuO 2Cu + CO2
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3¯+ H2O
 2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
Hiện tượng: 
 Khi bị đun nóng, phần miệng ống nghiệm có hơi nước ngưng đọng ® có nước tạo thành. 
 PTHH: 
 2NaHCO3Na2CO3+CO2+H2O
 Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3. + H2O 
 3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.
 Hiện tượng:
- Lấy 1 thìa nhỏ mỗi chất NaCl, Na2CO3, CaCO3 cho vào 3 ống nghiệm riêng biệt làm mẫu thử.
- Nhỏ dd 1-2 ml HCl vào 3 mẫu thử: NaCl, Na2CO3, CaCO3.
+ Nếu không có khí thoát ra ® NaCl
+Có khí thoát ra ® Na2CO3, CaCO3.
- Tiếp tục lấy 1 thìa nhỏ 2 hóa chất còn lại cho vào 2 ống nghiệm khác. Nhó 2-3 ml nước cất vào 2 mẫu này. Lắc nhẹ.
+ Chất tan ® nhận ra Na2CO3.
+ Chất không tan® nhận ra CaCO3 
III. Tường trình thí nghiệm.
 4/ Câu hỏi, bài tập củng cố : 
- HS báo cáo tường trình thí nghiệm theo mẫu
 5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:Hoàn thành tường trình vào vở.
* Đối với bài học ở tiết học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: “ Khái niệm hợp chất hữu cơ và HHHC”
- GV nhận xét tiế dạy.
5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :

File đính kèm:

  • doctiet 42 thuc hanh.doc