Bài giảng Bài 33: Axit sunfuric - Muối sunfat (tiết 6)
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
Học sinh biết:
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4.
- Vai trò rất quan trọng của axit sunfuric đối với nền kinh tế quốc dân.
Học sinh hiểu:
Bài 33: AXIT SUNFURIC - MUỐI SUNFAT I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức ò Học sinh biết: - Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4. - Vai trò rất quan trọng của axit sunfuric đối với nền kinh tế quốc dân. ò Học sinh hiểu: - H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...) - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. 2. Kỹ năng: - Viết các pthh của các phản ứng trong đó axit sunfuric đặc, nóng oxi hoá được cả kim loại hoạt động yếu và một số phi kim. - Dự đoán tính chất,kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của axit sunfuric. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra những nhận xét về tính chất vật lý, hóa học của axit sunfuric. - Giải được bài tập có nội dung liên quan. - Cân bằng nhanh các phản ứng oxi hoá khử. 3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh thái độ nghiêm túc, thận trọng khi sử dụng hoá chất nguy hiểm. II. Trọng tâm: - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. - H2SO4 loãng có tính axit mạnh. III. Chuẩn bị Hoá chất: H2SO4, Cu, S, giấy quỳ, đường saccarozơ, dd NaOH Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, ống nghiệm 2 nhánh. IV. Phương pháp Trực quan, đàm thoại nêu vấn đề. V. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Hoàn thành chuỗi phản phản ứng: H2S SO2 SO3 S H2SO4 5 3 4 4 3 Đáp án: 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O SO2 + ½ O2 SO3 SO2 + 2H2S 3S + 2H2O S + O2 SO2 SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 Vào bài: Ta biết rằng gần 90% lượng lưu huỳnh khai thác trên thế giới được dùng để sản xuất axit sunfuric, điều này chứng tỏ axit sunfuric có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Vậy, axit sunfuric có những tính chất gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về vấn đề này. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: - Y/c HS cho biết cấu hình lớp ngoài cùng của S, H, O và chúng cần bao nhiêu electron nữa để đạt cấu hình bão hòa? - Giới thiệu CTCT của axit sunfuric, yêu cầu Hs xác định số oxi hóa của S trong hợp chất, dự đoán tính chất hóa học của H2SO4? - S: 3s23p4 - H: 1s1 - O: 2s22p4 - Số oxi hóa S: +6, thể hiện tính oxi hóa, tính chất chung của 1 axit. I- Axit sunfuric +6 1. Cấu tạo phân tử. Hay +6 - H2SO4 : + Tính axit mạnh. + Tính oxi hóa mạnh Hoạt động 2: - Đưa lọ axit sunfuric đặc cho HS quan sát kết hợp nghiên cứu SGK, nhận xét về tính chất vật lý của axit sunfuric? - Cho HS quan sát hình vẽ hai cách pha loãng axit sunfuric đặc. Cách nào tối ưu? Giải thích tại sao không được rót nước vào cốc đựng axit? *Kết luận: + Axit sunfuric đặc tan vô hạn trong nước và toả nhiều nhiệt. Nếu ta rót nước vào axit sunfuric đặc thì nước sôi đột ngột và kéo theo những giọt axit bắn ra gây nguy hiểm. + Còn khi rót axit vào nước thì lượng axit ít nên lượng nhiệt toả ra ít hơn, sẽ không gây bỏng. Vì vậy mà chúng ta phải chú ý, cẩn thận khi sử dụng axit sunfuric - Nguyên tắc pha loãng axit đặc? * Kết luận: Phải rót từ từ axit vào nước (theo đũa thuỷ tinh) mà không được làm ngược lại. Hoạt động 3: -Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất chung của axit? *Kết luận: H2SO4 loãng mang đầy đủ tính chất hóa học của một axit. - Yêu cầu HS viết các phản ứng để minh họa dd H2SO4 có đầy đủ các tính chất đó? - Yêu cầu HS nhắc lại các số oxi hóa của lưu huỳnh? - Xác định số oxi hóa của S trong H2SO4, từ đó dự đoán tính chất gì của H2SO4 đặc. - Tính oxi hóa của axit sufuric đặc thể hiện khi nào? - Tiến hành làm thí nghiệm Cu + H2SO4 (đđ), to - Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng ? - Giải thích, viết PTPƯ xảy ra? *Lưu ý: Fe, Al, Cr thụ động trong H2SO4 đặc, nguội. - Khi tác dụng với kim loại nhiều mức OXH thì đưa kim loại lên số oxi hóa cao nhất. Vd: Fe - HD HS viết PTPƯ khi cho Fe + H2SO4 (đ) - H2SO4 oxi hóa được nhiều phi kim. - Mô tả thí nghiệm khi S tác dụng với H2SO4, tạo chất khí làm quỳ ẩm hóa đỏ, y/c Hs viết ptpư? -Viết phương trình phản ứng KBr + H2SO4 đặc ? (Hướng dẫn: H2SO4 oxi hoá thành Br2 còn axit sunfuric bị khử thành SO2) -Viết phản ứng HI, H2S, FeO td với H2SO4 đặc, nóng (về nhà) -Axit sunfuric đặc hấp thụ mạnh nước. Nó hấp thụ mạnh nước từ các hợp chất gluxit. -Làm thí nghiệm axit sunfuric than hóa đường saccarozơ. -Nêu hiện tượng? -Viết ptpư? - Một ví dụ dễ thấy về tính háo nước của axit sunfuric là: có nhiều người bị tạt axit, làm bỏng nặng, gây nên những dị dạng trên cơ thể. Bởi vậy mà khi sử dụng axit sunfuric trong PTN chúng ta cần phải cẩn thận. - Nhờ tính háo nước của axit sunfuric đặc mà người ta sử dụng để làm khô, làm khan các chất không phản ứng với nó. Như CuSO4.5H2O, khí CO2 Hoạt động 4: - Nghiên cứu SGK và cho biết ứng dụng của axit sunfuric? -Chất lỏng, sánh như dầu, không màu. -Không bay hơi, nặng gấp 2 nước, H2SO4 98% có D = 1.84 g/cm3 -Axit sunfuric đặc tan vô hạn trong nước và toả nhiều nhiệt. Nếu ta rót nước vào axit sunfuric đặc thì nước sôi đột ngột và kéo theo những giọt axit bắn ra gây nguy hiểm. - Nguyên tắc pha loãng: Phải rót từ từ axit vào nước (theo đũa thuỷ tinh) mà không được làm ngược lại - Làm đổi màu quì tím thành đỏ. - Tác dụng với kim loại hoạt động, giải phóng H2. - Tác dụng với oxit bazơ và bazơ. - Tác dụng được với nhiều muối. Mg+H2SO4MgSO4 + H2O CuO+H2SO4CuSO4 + H2O 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 +H2O BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl - +4, +6, -2, 0. - Trong H2SO4, S có số oxi hoá là +6 - Có tính oxi hoá mạnh. - Khi tác dụng với các chất khử như kim loại, phi kim và một số hợp chất khử - HS trả lời. +2đ+2 - Đường biến thành màu đen, bị đẩy lên Là hoá chất hàng đầu dùng nhiều trong các ngành sản xuất -Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, 2. Tính chất vật lý. - Chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi. - Nặng gấp 2 nước, D = 1,84 g/cm3 (H2SO4 98%). - Tan vô hạn trong nước. - Nguyên tắc pha loãng: Phải rót từ từ axit vào nước mà không được làm ngược lại 2. Tính chất hoá học a. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng. * Đổi màu quì tím thành đỏ. * Tác dụng với kim loại hoạt động (đứng trước H trong dãy hoạt động): Mg + H2SO4(l) MgSO4+ H2# * Tác dụng với oxit bazơ và bazơ: 2NaOH+H2SO4lNa2SO4+ 2H2O CuO+H2SO4lCuSO4 + H2O * Tác dụng được với muối (muối của axit yếu, sp có chất kết tủa, bay hơi). BaCl2 + H2SO4(l) BaSO4$ + 2HCl b. Tính chất của axit sunfuric đặc +6 +4 0 -2 S S S S èH2SO4 Có tính oxi hoá rất mạnh * Tác dụng với kim loại +2đ+2 - H2SO4 đặc nóng tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au, Pt - Fe, Al, Cr thụ động trong H2SO4 đặc, nguội. *Tác dụng với phi kim *Tác dụng với hợp chất + *Tính háo nước C12H22O1112C + 11H2O C+ 2H2SO4 CO2 + 2SO2 + 2H2O 3. Ứng dụng: (sgk) 4. Củng cố: PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Dùng H2SO4 đặc có thể làm khô các chất nào sau đây: A. Cl2(k), SO2(k), NaOH(r), NaCl(r). B. H2S(k), HCl(k), Ca(OH)2(r), NaCl(r) C. Cl2(k), HCl(k), O2(k), Na2SO4(r). D. O2(k), SO2(k), HBr(k), Na2SO4(r) Câu 2: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với các chất nào trong dãy sau đây, viết PTPƯ minh họa: A. MgO, NaOH, Cu, BaCO3, Na2SO3. B. CuO, Fe(OH)3, NaHCO3, Fe, BaCl2 C. FeO, Ca(OH)2, S, Na2CO3. D. ZnO, NaOH, NaNO3, Al Câu 3: Hoàn thành các phản ứng sau và nhận xét vai trò của H2SO4 đặc trong từng phản ứng: a) Fe + H2SO4(l) → b) Fe + H2SO4đ → ? + SO2 + H2O c) S + H2SO4đ → ? + H2O d) HBr + H2SO4đ → SO2 + ? + H2O e) Fe + H2SO4đ,nguội → f) Fe2O3+ H2SO4đ → Câu 4: Chỉ dùng thêm một hoá chất, hãy nhận biết các dd không màu của các chất sau: K2SO4, Ba(NO3)2, NaCl. Đáp án: 1C, 2B Câu 3: a) Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2↑ b) 2Fe + 6H2SO4(đ) → Fe2(SO4)3 + SO2 ↑ + H2O c) S + 2H2SO4(đ) → 3SO2 ↑ + 2H2O d) 2HBr + H2SO4(đ) → SO2↑ +Br2 + 2H2O e) Fe + H2SO4 (đ,nguội)→ Không f) Fe2O3+ 3H2SO4 (đ) → Fe2(SO4)3 + 3H2O Câu 4: Dùng dung dịch BaCl2, lấy một ít hóa chất ở các dd mất nhãn trên cho vào ống nghiệm, sau đó cho dd BaCl2 nếu ống nghiệm nào có kết tủa trắng thì đó là K2SO4, sau đó dùng dd K2SO4 thử với 2 dd còn lại dung dịch nào có kết tủa trắng là Ba(NO3)2, ống nghiệm còn lại là NaCl.
File đính kèm:
- giao an axitsunfuric.doc