Bài giảng Bài 28 : Luyện tập ankan và xicloankan
MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Củng cố các kiến thức về ankan và xicloankan
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kĩ năng viết CTCT và gọi tên các ankan
- Rèn luyện kĩ năng lập CTPT của hợp chất hữu cơ , viết các ptpư có chú ý vận dụng quy luật thế vào phân tử ankan .
II. PHƯƠNG PHÁP :( Chủ yếu)
Đàm thoại gợi mở – nêu và giải quyết vấn đề – hoạt động nhóm
Bài28 : LUYỆN TẬP ANKAN VÀ XICLOANKAN. Biên soạn: Bùi Tuấn Minh. Trường THPT BC Nguyễn Công Trứ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Củng cố các kiến thức về ankan và xicloankan 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng viết CTCT và gọi tên các ankan - Rèn luyện kĩ năng lập CTPT của hợp chất hữu cơ , viết các ptpư có chú ý vận dụng quy luật thế vào phân tử ankan . II. PHƯƠNG PHÁP :( Chủ yếu) Đàm thoại gợi mở – nêu và giải quyết vấn đề – hoạt động nhóm III. CHUẨN BỊ : GV : - Kẻ sẵn bảng nhưng chưa điền dữ liệu - Hệ thống bài tập bám sát nội dung luyện tập HS : - Chuẩn bị các bài tập trong chương trước khi đến lớp. - Hệ thống lại các kiến thức đã được học . IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : Kết hợp trong quá trình luyện tập 2. Bài mới : Hoạt động 1 : Cho hs điền các thông tin vào bảng sau. Ankan Xicloankan CTTQ CnH2n+2 ( n≥1) CnH2n ( n≥3) Cấu tạo Phân tử chỉ toàn liên kết đơn, mạch hở Phân tử chỉ toàn liên kết đơn, mạch vòng Đồng phân Từ C4H10 ↑ xuất hiện đồng phân mạch C Từ C4H8 ↑ xuất hiện đồng phân cấu tạo. (Chú ý: đồng phân hình học của xicloankan) Danh pháp Tên gọi có đuôi là "an" Tên gọi có đuôi là "an" và phần đầu là "xiclo" Tính chất vật lí C1 – C4: thể khí. C5↑ là chất lỏng hoặc rắn. tnc, ts, khối lượng riêng tăng theo phân tử khối. Nhẹ hơn nước, không tan trong nước C3- C4: thể khí tnc, ts, khối lượng riêng tăng theo phân tử khối... Nhẹ hơn nước, không tan trong nước. Tính chất vật hoá học. -Có phản ứng thế ( đặc trưng) -Có phản ứng tách hidro -Cháy toả nhiều nhiệt -Có phản ứng thế -Có phản ứng tách hidro -Cháy toả nhiều nhiệt - Cộng mở vòng ( chỉ vòng 3-4 cạnh) KL: vòng 3-4 cạnh kém bền. Đ/chế và ứng dụng. Nguyên liệu, nhiên liệu... Nguyên liệu, nhiên liệu, dung môi... Hoạt động 2. GV hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập cho về nhà và trong sgk . Đề bài Hướng dẫn và đáp số Bài 1 :( về nhà). Đốt cháy hoàn toàn 1 V khí ankan A thì thu được 5 V khí CO2 ( ở cùng điều kiện). Xác định công thức phân tử của A. Viết các đồng phân cấu tạo của A và gọi tên các đồng phân đó. Trong các đồng phân trên đồng phân nào khi tác dụng Br2,as (1:1) cho 1 sản phẩm thế duy nhất. Bài 2 : Ankan Y mạch không phân nhánh có CTĐG nhất là C2H5 . a) Tìm CTPT , viết CTCT và gọi tên Y ? b) Viết ptpư của Y với clo khi chiếu sáng (1:1), chỉ rõ sản phẩm chính của phản ứng ? Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit hỗn hợp khí A gồm mêtan và etan thu được 4,48 lit khí CO2(dkct). Tính %V mỗi khí trong hỗn hợp A ? Bài 4 : khi 1gam CH4 cháy toả ra 55,6KJ . Cần đốt bao nhiêu lit khí CH4 ( dkc ) để đủ lượng nhiệt đun 1 lit H2O ( D = 1g/cm3) từ 25°C lên 100°C . Biết muốn nâng 1gam nước lên 1°C cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước . Bài 1 : a.CTPT: C5H12 b.CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3: pentan (1) CH3 – CH(CH3)– CH2 – CH3 , (2) 2-metylbutan ( isopentan) CH3 – C(CH3)2–CH3 (3) 2,2-dimetylpropan ( neopentan ) c. (3) Bài 2 : a) Ankan có CTPT ( C2H5)n ® C2nH5n Vì ankan nên : 5n = 2n.2+2 => n = 2 Vậy CTCT của Y là : CH3 – CH2 – CH2 – CH3 butan CH3 – CH2 – CH2 – CH2Cl b) CH3 – CH2 – CH2 – CH3 + Cl2 ® + HCl CH3 – CH Cl– CH2 – CH3 ( s p chính) Bài 3 : gọi số mol CH4 là x , số mol C2H6 là y nA = 0,15 = x + y nCO2 = 0,2 = x + 2y giải hệ => x = 0,1 (mol) , y = 0,05(mol) => %V CH4 = 66,67% , %V C2H6 = 33,33% Bài 4 : Nâng nhiệt độ của 1g nước lên 1°C cần tiêu tốn 4,18J Vậy khi nâng nhiệt độ 1g nước từ 25°C lên 100°C cần tiêu tốn lượng nhiệt là :75.4,18 = 313,5J Do đó lượng nhiệt cần tiêu tốn cho 1lit nöớc từ 25°C lên 100°C là 313,5 . 1000 = 313,5KJ Mặt khác : 1gam CH4 khi cháy toả 55,6KJ Vậy để có 313,5KJ cần 5,6385 gam CH4 V CH4 cần dùng là : 7,894 lit .
File đính kèm:
- Bai 27.doc