Bài giảng Bài 26 - Tiết : 32 - Tuần dạy: 16: Clo

Kiến thức: HS biết :

- HS biết được một số ứng dụng của clo. HS biết được phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng :

- Quan sát sơ đồ, đọc nội dung SGK rút ra kiến thức, tính chất và ứng dụng của clo

- Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học ở đktc.

1.3) Thái độ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 26 - Tiết : 32 - Tuần dạy: 16: Clo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26 - Tiết : 32 
Tuần dạy: 16
1. MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức: HS biết :
- HS biết được một số ứng dụng của clo. HS biết được phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng : 
- Quan sát sơ đồ, đọc nội dung SGK rút ra kiến thức, tính chất và ứng dụng của clo
- Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học ở đktc.
1.3) Thái độ: 
- Giáo dục học sinh cẩn thận khi sử dụng khí clo. 
2. TRỌNG TÂM : 
 - Tính chất hóa học của clo.
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập củng cố.
3.2) Học sinh: Đọc trước thông tin SGK, soạn bài.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/ Kiểm tra miệng: 
* 2HS: Người ta căn cứ vào tính chất hóa học nào để đánh giá clo là PK hoạt động hóa học mạnh. Viết PTHH minh họa ?
 Cặp chất nào sau đây tác dụng với clo ? 
A. dd NaOH, H2O.
B. Ca(OH)2 , NaOH
C. H2O, CaCl2
D. Cả A, B đều đúng. (10đ)
- GV chồt kiến thức.
 Người ta căn cứ vào tính chất hóa học Cl2 phản ứng với hiđro để đánh giá Cl2 là PK hoạt động hóa học mạnh.
 H2 + Cl2 2HCl
 A dd NaOH, H2O.
3đ
4đ
3đ
4.3/ Bài mới : 
* GV: Dựa vào tính chất của clo, hãy liên hệ thực tế xem clo có những ứng dụng gì, cách điều chế ra sao ? Chúng ta đi vào tìm hiểu bài: “ Clo” (tt)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu clo có những ứng dụng như thế nào ?
  HS: nhìn sơ đồ SGK/79 và liên hệ thực tế nêu ứng dụng của clo
( Khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng vải sợi, bột giấy, điều chế nhựa P.V.C, chất dẻo, cao su,  điều chế nước Javen, tẩy vết bẩn trên quần áo, điều chế cloruavôi )
* Hoạt động 2: Clo được điều chế ntn ?
- GV thông báo: Clo có nhiều ứng dụng quan trọng trong tự nhiên, clo không tồn tại ở dạng đơn chất . Vì vậy người ta điều chế clo từ những hợp chất của nó.
- GV treo tranh và giải thích cho HS phương pháp điều chế và cách thu khí clo.
  HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao không thu khí clo bằng cách đẩy nước ? ( Clo phản ứng với nước)
+ Vì sao khi thu khí clo bình thu khí để đứng ? ( Clo nặng hơn không khí )
+ Lọ đựng H2SO4đ có tác dụng gì ? (Làm khô khí clo)
+ Bông tẩm dd Ca(OH)2 ở bình thu clo có tác dụng gì ? ( Để khử khí clo sau TN)
+ Vì sao trong quá trình điều chế khí clo, người ta mở khóa từ từ cho một ít HCl chảy xuống ? ( Hạn chế lượng Cl2 sinh ra dư gây độc hại )
- GV diễn giảng thí nghiệm: Đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với chất oxi hóa manïh như MnO2.
  HS quan sát nêu hiện tượng dự đoán sản phẩm (Khí clo có màu vàng lục, mùi hắc xuất hiện. Khí clo được làm khô bằng H2SO4 đặc và thu vào bình bằng cách đẩy KKhí )
- GV hướng dẫn HS viết phương trình điều chế clo trong phòng thí nghiệm.
- GV treo tranh giới thiệu phương pháp điều chế clo trong công nghiệp:
+ Khí clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp. Khí clo được thu ở cực dương, khí hiđro thu được ở cực âm, dung dịch là NaOH.
  HS mô tả quá trình điều chế clo trong CN. Dự đoán sản phẩm viết PTHH.
ª Liên hệ thực tế: Một số nhà máy sản xuất ở Việt Nam ( Nhà máy hóa chất Việt Trì, nhà máy giấy Bãi Bằng,  )
- GVGDHN các ngành nghề có liên quan.
I. Ứng dụng của clo. (SGK / 79)
Clo có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
IV. Điều chế khí clo
 1. Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm
 Dùng chất oxi hóa mạnh (MnO2) tác dụng với dung dịch HCl đặc. 
PTHH 
 4HClđđ + MnO2MnCl2+ Cl2 + 2H2O 
 (dd) (r) (dd) (k) (l) 
 2. Điều chế clo trong công nghiệp
 Clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp. 
 PTHH 
2NaCl + 2H2O2NaOH + Cl2 + H2 
 (dd) (l) (dd) (k) (k) 
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố.
 Phiếu học tập: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: HCl
(3)
 (1) (2) (5) 
(4)
 Cl2 NaCl 
 Cl2 (k)+ H2 (k) 2HCl (k) 
4HCl (dd) + MnO2 (r) MnCl2 (dd) + Cl2 (k) + H2O (l)
Cl2 (k) + 2Na(r) NaCl (r)
 2NaCl (dd) + 2H2O (l) 2NaOH(dd) + Cl2 (k) + H2 (k) 
HCl (dd) + NaOH (dd) NaCl (dd) + H2O (l)
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học 
- Đối với bài học ở tiết học này: 
+ Luyện viết phương trình điều chế.
+ Làm BT 7, 8, 9, 11 SGK / 81 
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
+ Chuẩn bị: “Cac bon” Soạn phần cacbon có những tính chất hóa học nào.
 Xem trước các thí nghiệm SGK / 82, 83. Dự đoán sản phẩm.
 + Chuẩn bị toàn bộ kiến thức dùng cho thi HKI
- GV nhận xét tiết dạy.
5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :

File đính kèm:

  • doctiet 32 clo tt hoa 9 nh 20112012.doc