Bài giảng Bài 25 – Tiết 30 - Tuần dạy 15: Tính chất của phi kim

1.1) Kiến thức: HS biết:

- Tính chất vật lí của phi kim.

- Tính chất hóa học của phi kim: Tác cdung5 với kim loại, với hiđro và oxi.

- Sơ lược về mức độ hoạt động hóa học mạnh yếu của một số phi kim.

1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng :

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của phi kim.

- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hóa học

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 25 – Tiết 30 - Tuần dạy 15: Tính chất của phi kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 25 – Tiết 30
Tuần dạy 15 
1. MỤC TIÊU:
1.1) Kiến thức: HS biết:
- Tính chất vật lí của phi kim.
- Tính chất hóa học của phi kim: Tác cdung5 với kim loại, với hiđro và oxi.
- Sơ lược về mức độ hoạt động hóa học mạnh yếu của một số phi kim.
1.2) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng :
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của phi kim.
- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hóa học.
1.3) Thái độ: 
- Giáo dục học sinh: Tự tin vào khoa học, yêu thích bộ môn.. Cẩn thận, tính chính xác khi suy luận, nhận xét hay dự đoán.
2. TRỌNG TÂM:
- Tính chất hóa học của phi kim.
3. CHUẨN BỊ :
3.1) Giáo viên: Tranh hình 3.1 Hiđro cháy trong khí Clo, phiếu học tập.
3.2) Học sinh: Đọc trước thông tin SGK, soạn bài.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2/ Kiểm tra miệng : Kiểm tra sự chuẩn bị, ghi chép bài của HS.
4.3/ Bài mới : 
* GV: Các em đã tìm hiểu xong phần kim loại. Thế còn phi kim có những tính chất vật lí và hóa học nào ? Chúng ta đi vào tìm hiểu bài: “Tính chất của phi kim”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của phi kim.
- GV: Hãy kể một số đơn chất phi kim mà em biết ? ( O2, H2, S, P, C, ) 
- GV: Cho HS quan sát một số mẫu đơn chất: Khí Cl2, lọ P, S, Br2.
- GV: Em hãy cho biết trạng thái của các đơn chất phi kim trên? 
- GV: Vậy ta có thể kết luận gì về trạng thái của các đơn chất phi kim ở điều kiện bình thường ? (phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí)
- GV: Dùng dụng cụ thử điện thử tính dẫn điện của các phi kim nói trên. 
- HS quan sát nhận xét. 
- HS đọc thông tin SGK, bổ sung thêm tính chất vật lí của phi kim. 
- GV kết luận ghi nội dung.
- GVGDHN các ngành nghề có liên quan.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của phi kim.
- GV đặt vần đề: Hãy liên hệ một số phản ứng ở bài hiđro, oxi lớp 8 và những tính chất hoá học của nhôm và sắt trong đó có sự tham gia phản ứng của phi kim.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm viết các phương trình mà em đã biết trong đó có chất tham gia phản ứng là phi kim và một số phương trình GV gợi ý
 Na + Cl2 --->
 Fe + S ---> 
 Mg + O2 --->
 Cu + O2 --->
- HS: thảo luận và viết PTHH vào bảng nhóm và cho biết sản phẩm của từng phương trình thuộc loại chất gì ? sau đó đính bảng nhóm trình bày trên bảng lớp.
- HS: Các nhóm nhận xét PTHH trên bảng của các nhóm.
- GV: Sửa chữa các PTHH sai, uốn nắn cách viết các PTHH cũng như viết KHHH.
- GV: Dựa vào các phương trình trên, em hãy cho biết phi kim có những tính chất hóa học nào ?
- GV: Phi kim tác dụng với kim loại sản phẩm tạo thành có giống nhau không ?
- HS: rút ra kết luận phi kim tác dụng với kim loại.
- GV treo tranh mô tả thí nghiệm: Khí hiđro cháy trong Clo.
 Trước phản ứng clo là chất khí màu vàng lục
 Đưa hiđro đáng cháy vào lọ đựng khí Clo. Sau phản ứng, cho một ít nước vào lọ, lắc nhẹ rồi dùng quì tím để thử.
  HS: Nhìn tranh nêu hiện tượng
 ( Hiđrô cháy trong khí Clo ngọn lửa màu xanh tạo khí không màu. Màu vàng lục của khí Clo biến mất. 
 Cho nước vào lọ thử bằng quì tím: Quì tím hóa đỏ). 
  HS: Viết PTHH
- GV thông báo phần nhận xét:
 Khí Clo đã phản ứng mạnh với Hiđro tạo thành khí hiđro clorua không màu. Khí này tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric, làm quì tím hóa đỏ.
- GV: Vậy các em có kết luận gì về tính chất của phi kim với hiđro
  HS: Rút ra kết luận:
ª GV mở rộng: Ngoài ra nhiều phi kim khác như S, C, Br2, N2 tác dụng với hiđro cũng tạo thành hợp chất khí.
- GV gọi HS mô tả lại hiện tượng thí nghiệm S , P cháy trong Oxi đã học ở lớp 8
  HS: S cháy trong oxi mãnh liệt hơn tron không khí tạo thành khí có mùi hắc. (SO2). P cháy manh với ngọn lửa sáng chói khói trắng dày dặc bám vào thành lọ dưới dạng bột (P2O5)
- GV: Hãy viết các PTPƯ xảy ra khi đốt S, P. các sản phẩm thuộc loại hợp chất nào ?
- GV: Vậy các em có kết luận gì về tính chất của phi kim với oxi ?
Ú GV thông báo: Các phi kim khác nhau hoạt động hóa học mạnh yếu khác nhau : F, Cl, I, Br, O là những phi kim hoạt động hóa học mạnh. C, Si là những phi kim hoạt động yếu hơn.
 Mức độ mạnh, yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng, mức độ phản ứng của phi kim với hiđro hoặc với kim loại.
 VD: Hỗn hợp Flo và hiđro nổ trong bóng tối
 Clo phản ứng với hiđro khi chiếu sáng.
 Br2 phản ứng với H2 khi đun nóng.
 I2 phản ứng với H2 ở nhiệt độ cao.
 C phản ứng với H2 ở nhiệt độ rất cao.
 Cl2 đẩy được Br2, Br2 đẩy được I2 ra khỏi dung dịch muối.
- GV :Căn cứ vào đâu có thể đánh giá được mức độ hoạt động mạnh, yếu của các phi kim đó ?
- GV: Theo em các kim loại phản ứng với hiđro ở các PTHH trên, phi kim nào mạnh nhất ? Em hãy xắp xếp chúng theo mức độ hoạt động hoá học giảm dần.
  HS: F> Cl > S > C
- GV chốt kiến thức.
I. Tính chất vật lý của phi kim
- Ở điều kiện thường phi kim tồn tại ở 3 trạng thái:
 + Trạng thái rắn: C, S, P,  
 + Trạng thái lỏng: Br2, 
 + Trạng thái khí: O2, N2, Cl2, 
- Phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2, 
II. Tính chất hoá học của phi kim
1. Tác dụng với kim loại: 
 - Nhiều phi kim tác dụng với kim loại muối 
 2Na + Cl2 2NaCl
 (r) (k) (r)
 Fe + S FeS
 (r) (r) (r)
- Oxi tác dụng với kim loại oxit.
 2Mg + O2 2MgO
 (r) (k) (r)
* Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.
2. Tác dụng với hiđro.
 - Oxi tác dụng với Hiđro tạo thành hơi nước
 O2 + 2H2 2H2O
 (k) (k) (l)
 - Clo tác dụng với Hiđro.
 H2 + Cl2 2HCl
 (k) (k) (k)
 Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
3. Tác dụng với oxi: 
 S + O2 SO2
 (r) (k) (k)
 4P + 5O2 2P2O5
 (r) (k) (r)
Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất oxit axit
 4. Mức độ hoạt động hoá học của phi kim:
 PTHH 
 H2 + F2 2HF
 (k) (k) (k)
 H2 + Cl2 2HCl
 (k) (k) (k)
 H2 + S H2S
 (k) (r) (k)
 2H2 + C CH4
 (k) (r) (k)
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
 (r) (k) (r)
 Fe (r) + S (r) FeS (r)
 Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2
 Br2 + 2NaI 2NaBr + I2
Mức độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng phi kim đó với kim loại và hiđro.
 VD: F2 > Cl2 > S > C
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố : GV phát phiếu học tập
1. Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D chỉ câu nào dưới đây là đúng:
A. Phi kim dẫn điện tốt. C. Phi kim chỉ tồn tại ở trạng thái rắn và khí
B. Phi kim dẫn nhiệt tốt D. Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
2. Cho các chất sau: Cl, S, Cu, Mg.
A. Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit axit. Viết PTHH. ( S )
B. Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit bazơ. Viết PTHH. ( Cu ) 
C. Chất nào tác dụng với đồng kim loại tạo thành muối. Viết PTHH. (Cl)
3. Viết các PTHH và ghi đầy đủ điều kiện khi cho khí hiđro phản ứng với:
A. Cl2 B. S C. Br2
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học :
- Đối với bài học ở tiết học này: 
+ Làm hoàn chỉnh các bài tập 1 6 SGK / 76. Luyện viết PTHH.. Học kĩ bài
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
+ Chuẩn bị: “Clo” + Xem các phản ứng của clo và ứng dụng SGK / 77 – 80
 + Soạn tính chất hóa học của clo.
- GV nhận xét tiết dạy.
5 . RÚT KINH NGHIỆM 
 - Nội dung :..
 - Phương pháp :
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :...

File đính kèm:

  • doctiet 30 tinh chat cua phi kim hoa 9 nh 20112012.doc
Giáo án liên quan