Bài giảng Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (tiết 6)

Vị trí của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm trong bảng tuần hoàn.

Tính chất vật lí và hoá học của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.

Ứng dụng và điều chế một số hợp chất quan trọng của chúng.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (tiết 6), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 + Na2CO3 ® CaCO3¯ + 2NaHCO3
CaSO4 + Na2CO3 ® CaCO3¯ + Na2SO4
Trên thực tế, người ta dùng đồng thời một số hoá chất, thí dụ Ca(OH)2 và Na2CO3.
2. Phương pháp trao đổi ion 
Sgk
IV. Nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch
Nếu trong dung dịch chỉ có cation Ca2+ hoặc Mg2+ (không kể các anion) thì để chứng minh sự có mặt của Ca2+ hoặc Mg2+, ta dùng dung dịch muối chứa CO32- sẽ tạo ra kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3. Sục khí CO2 dư vào dung dịch, nếu kết tủa tan chứng tỏ sự có mặt của Ca2+ hoặc Mg2+ trong dung dịch ban đầu.
(tan)
(tan)
	Tuaàn	Tieát	Ngaøy soaïn: 12/14/2010
Baøi 27
NHOÂM & HÔÏP CHAÁT CUÛA NHOÂM
˜ - v - ™
A. CHUAÅN KIEÁM THÖÙC & KYÕ NAÊNG
Kiến thức 
Biết được: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm.
Hiểu được: 
- Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại.
- Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy 
- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3 , muối nhôm.
- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh; 
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch. 
Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm, nhận biết ion nhôm. 
- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.
- Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
- Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng; 
B. TROÏNG TAÂM
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử nhôm và các phản ứng đặc trưng của nhôm.
- Phương pháp điều chế nhôm.
- Tính chất hoá học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3. 
- Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch.
C. CHUẨN BỊ
 (Tùy theo điều kiện của trường và của mỗi giáo viên)
1. Hóa chất 
+ chất rắn: bột Al, vụn Al, Al2O3, phèn chua
+ dung dịch: HCl, HNO3 loãng, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, Al3+, NH3, NaOH.
+ lọ đựng đầy khí Cl2 hoặc O2 đã đậy nắp.
2. Dụng cụ thí nghiệm 
Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn... 
3. Tranh ảnh (hoặc dùng trình chiếu Power Point): saphia, ruby, boxit, đất sét, mica, criolit, sơ đồ thùng điện phân Al2O3 nóng chảy.
4. Nếu không có điều kiện làm thí nghiệm Al tác dụng với Cl2, O2 có thể cho học sinh xem các đoạn phim về những thí nghiệm này.
D. PHÖÔNG PHAÙP DAÏY HOÏC
(Tùy theo điều kiện cụ thể của GV và trình độ của HS)
• Nêu vấn đề - đàm thoại.
• Học sinh thảo luận tổ nhóm.
• Học sinh thuyết trình (lớp khá, giỏi).
E. TIEÁN TRÌNH DAÏY HOÏC
1. Ôn định (5’)
2. Kiểm tra bài cũ (10’)
3. Dạy bài mới ( ‘)
	HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV – HS
NOÄI DUNG
Hoạt động 1 ( ‘)
I. Vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- HS thuyết trình
Hoạt động 2 ( ‘)
II. Tính chất vật lí
- HS thuyết trình
Hoạt động 3 ( ‘)
III. Tính chất hoá học
- HS đọc SGK
- GV nhấn mạnh để HS khắc sâu kiến thức:
+ Trong các PƯHH: nguyên tử Al nhường 3e nên Al là kim loại có tính khử mạnh. Tính khử của Al chỉ yếu hơn KLK, KLKT.
+ Không được nói:
Al là nguyên tố lưỡng tính
Al là kim loại lưỡng tính
Hoạt động 4 ( ‘)
1. Tác dụng với phi kim
- HS đọc SGK
- hoặc GV làm TN
 hoặc GV cho HS coi phim TN
- GV thông báo Al tác dụng dễ dàng với oxi không khí
 + GV cho HS xem TN “Al mọc lông tơ”
Hoạt động 5 ( ‘)
2. Tác dụng với axit
- GV giới thiệu dàn bài (lớp yếu và trung bình) hoặc đàm thoại để dẫn dắt HS xây dựng dàn bài (lớp khá, giỏi); sau đó yêu cầu HS viết PTHH của các phản ứng (do các kiến thức này HS đã học trong bài HCl, H2SO4 ở Lớp 10, HNO3 ở Lớp 11)
- GV dùng các câu gợi nhớ để HS có thể nhớ lại và nêu đúng điều kiện, sản phẩm khử của các phản ứng.
Dàn bài:
a) Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch HCl
b) Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch HNO3.
a) với dung dịch H2SO4
•với dung dịch H2SO4 đặc nguội 
•với dung dịch H2SO4 đặc nóng
b) với dung dịch HNO3
với dung dịch HNO3 đặc nguội 
• với dung dịch HNO3 đặc nóng
• với dung dịch HNO3 loãng
Hoạt động 6 ( ‘)
3. Tác dụng với oxit kim loại
- HS đọc SGK
- nếu có điều kiện: GV cho HS xem tranh ảnh hoặc phim TN
Hoạt động 7 ( ‘)
4. Tác dụng với nước
- HS đọc SGK
- GV cần phân biệt rõ các tình huống mà đề bài tập, bài kiểm tra thường ra:
+ Viết PTHH của phản ứng Al tác dụng với H2O: hiểu là Al nguyên chất.
+ Viết PTHH của phản ứng theo sơ đồ: AlAl(OH)3: hiểu là Al nguyên chất
+ Cho 1 miếng Al vào H2O: hiểu là vật bằng Al nên không tan, không tác dụng với H2O do chưa phá bỏ lớp áo Al2O3
+ Phân biệt các kim loại: Al, Mg, Ca, Na: hiểu là vật bằng Al
Hoạt động 8 ( ‘)
5. Tác dụng với dung dịch kiềm
- Do ở L11 HS đã học về hidroxit lưỡng tính và GV đã lấy thí dụ với Al(OH)3 nên GV chỉ cần gợi nhớ để HS tái hiện lại kiến thức.
- HS đọc SGK và luyện tập viết PTHH của các phản ứng.
- GV nêu vấn đề:
+ Hidroxit lưỡng tính là gì?
HS: Hidroxit lưỡng tính là hidroxit vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính bazơ nghĩa là vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh, vừa tác dụng với dung dịch bazơ mạnh
TD: Al(OH)3
+ Chất lưỡng tính là gì?
HS: Chất lưỡng tính là chất vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh, vừa tác dụng với dung dịch bazơ mạnh.
TD: NaHCO3
+ Vậy: Al vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH do đó có thể kết luận: Al là chất lưỡng tính?
HS suy nghĩ và trả lời: Sai rồi
+ GV nhấn mạnh: Al tan trong dung dịch bazơ mạnh là do Al(OH)3 có tính lưỡng tính, Al không tác dụng trực tiếp với NaOH.
 Không được nói: “Al là loại lưỡng tính”, “Al là nguyên tố lưỡng tính”.
 Khẳng định: “Al là kim loại có tính khử mạnh”
- Những nội dung GV hỏi nếu HS không trả lời được, GV dẫn dắt gợi mở để HS nhớ lại, nhận ra và vận dụng được kiến thức.
- Nội dung (5) này GV có thể chuyển sang dạy sau phần II. Nhôm hidroxit theo phương pháp quy nạp thì hay hơn.
Hoạt động 9 ( ‘)
IV. Ứng dụng và trạng thái tự nhiên của nhôm
- HS đọc SGK.
- GV yêu cầu HS thuộc công thức của boxit, criolit.
Hoạt động 10 ( ‘)
V. Sản xuất nhôm
- HS đọc SGK với mục tiêu: học để biết.
- GV giới thiệu sơ đồ bình điện phân Al2O3 nóng chảy bằng tranh ảnh hoặc trình chiếu power point.
- HS thuộc phương trình điện phân Al2O3 nóng chảy
Hoạt động 11 ( ‘)
I. Nhôm oxit
- HS đọc SGK rồi thảo luận tổ nhóm
- Nếu HS không chuẩn bị được tranh ảnh, GV giới thiệu tranh ảnh (hoặc trình chiếu power point) về quặng boxit, criolit, saphia, ruby.
Hoạt động 12 ( ‘)
II. Nhôm hiđroxit
- HS đọc SGK rồi thảo luận tổ nhóm
- HS làm TN:
dung dịch Al3+ + dung dịch OH-Al(OH)3 ¯
. rót dung dịch NaOH vào Al(OH)3
. rót dung dịch NH3 vào Al(OH)3
. rót dung dịch HCl vào Al(OH)3
- GV làm TN hoặc hướng dẫn 1 HS đại diện lớp làm TN để cả lớp quan sát: 
Lấy dung dịch sản phẩm của TN dung dịch NaOH tác dụng với Al(OH)3 vào 2 ống nghiệm.
Ống nghiệm 1: Sục khí CO2 cho đến dư
Ống nghiệm 2: Nhỏ dung dịch HCl từ từ cho đến dư 
 HS viết PTHH của các phản ứng và rút ra kết luận dưới sự dẫn dắt của GV:
ống nghiệm 1: 
NaAlO2 + H2O + CO2 ® Al(OH)3¯ + NaHCO3
Al(OH)3 + H2O + CO2
 (H2CO3)
Ống nghiệm 2: 
NaAlO2 + H2O + HCl ® Al(OH)3 + NaCl
Al(OH)3 + 3HCl ® AlCl3 + 3H2O
Vậy: tính axit: 
HCl > Al(OH)3
H2CO3 > Al(OH)3
Hoạt động 13 ( ‘)
III. Nhôm sunfat
- HS đọc SGK
- GV cho HS xem mẫu phèn chua
- GV diễn giảng thêm vì sao phèn chua được dùng làm trong nước
Hoạt động 14 ( ‘)
IV. Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch
- HS đọc SGK rồi vận dụng làm bài tập trong phần luyện tập củng cố.
A. NHÔM
I. Vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- Nhôm (Al) ở ô số 13, thuộc nhóm IIIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn.
- Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p1; viết gọn là (Ne)3s23p1.
- Nhôm dễ nhường cả 3 electron hoá trị nên có số oxi hoá +3 trong các hợp chất.
II. Tính chất vật lí
- Nhôm là kim loại màu trắng bạc, nóng chảy ở 660oC, khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng. Có thể dát được những lá nhôm mỏng 0,01 mm dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá,...
- Nhôm là kim loại nhẹ (D = 2,7 g/cm3), dẫn điện tốt (gấp 3 lần sắt, bằng 2/3 lần đồng) và dẫn nhiệt tốt (gấp 3 lần sắt).
III. Tính chất hoá học
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ, nên dễ bị oxi hoá thành ion dương. 
 Al ® Al3+ + 3e
Tính khử mạnh của Al được minh họa bằng các phản ứng sau đây :
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với halogen
Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen 
Thí dụ : 2Al + 3Cl2 ® 2AlCl3
b) Tác dụng với oxi
Khi đốt, bột nhôm cháy trong không khí với ngọn lửa sáng chói, toả nhiều nhiệt:
4Al + 3O2 2Al2O3
2. Tác dụng với axit
a) Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch HCl
Nhôm khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch HCl thành khí H2.
2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2­
b) Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch HNO3.
 a) với dung dịch H2SO4
• với dung dịch H2SO4 đặc nguội 
Al không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội (Al bị thụ động với dung dịch H2SO4 đặc nguội – dung dịch H2SO4 đặc nguội thụ động hóa Al)
• với dung dịch H2SO4 đặc nóng
Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Trong phản ứng này, Al khử xuống số oxi hoá thấp hơn.
b) với dung dịch HNO3
• với dung dịch HNO3 đặc nguội 
Al không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội (Al bị thụ động với dung dịch HNO3 đặc nguội - dung dịch HNO3 đặc nguội thụ động hóa Al)
 Þ Có thể dùng thùng nhôm để chuyên chở dung dịch H2SO4 đặc nguội, dung dịch HNO3 đặc nguội
• với dung dịch HNO3 đặc nóng
Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Trong các phản ứng này, Al khử xuống số oxi hoá thấp hơn : 
Al + 6HNO3 đặc Al(NO3)3+ 3NO2+ 3H2O
• với dung dịch HNO3 loãng
Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch HNO3 loãng. Trong các phản ứng này, Al khử xuống số oxi hoá thấp hơn: 
Al + 4HNO3 loãng Al(NO3)3 + NO­ + 2H2O 
8Al + 3HNO3 rất loãng 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
1

File đính kèm:

  • docchuong kim loai kiem.doc
Giáo án liên quan