Bài giảng Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc. Đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền sài gòn ở miền nam (1954 – 1965)

I. Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức : Học sinh nắm được các nội dung cơ bản

+ Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ

+ Nhiệm vụ cách mạng hai miền trong giai đoạn 1954 – 1965

- Miền Bắc : tiến hành cách mạng XHCN

- Miền Nam : Tiếp tục cách mạng DCND – chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Miền Nam bảo vệ hoà bình và giữ gìn lực lượng cách mạng những năm 1954-1959 tiến tới Đồng khởi 1959-1960.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc. Đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền sài gòn ở miền nam (1954 – 1965), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả lớp và cá nhân
 - GV trình bày về diễn biến, kết qủa của cuộc tiến công chiến lược 1972.
- GV hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược 1972?
- HS theo dõi SGK trả lời. 
- GV nhận xét và chốt ý
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
 - GV hỏi: Trong khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân MB đã thu được kết quả gì?
- HS theo dõi SGK trả lời. 
- GV nhận xét và chốt ý
- GV hỏi: Theo em những kết quả đạt được trong khôi phục phát triển kinh tế - xã hội ở MB có ý nghĩa tác dụng gì?
- HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. 
- GV nhận xét và chốt ý
 Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
- GV hỏi: Cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mỹ nhằm mục đích gì?
- HS suy nghĩ trả lời. 
- GV nhận xét và chốt ý
 - GV hỏi: Trong cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ, quân dân MB đã lập được những chiến công nổi bật như thế nào trong sản xuất và chiến đấu và làm nghĩa vụ hậu phương? 
- HS theo dõi SGK trả lời. 
- GV nhận xét và chốt ý
- GV hướng dẫn HS khai thác H.75 SGK để khắc hoạ cho HS về chiến thắng ĐBP trên không. 
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- GV hỏi: Vì sao Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng với ta ?
- HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. 
- GV nhận xét và chốt ý
 - GV hỏi: Vì sao cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị Pari diễn ra căng thẳng và găy gắt ?
- HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. 
- GV nhận xét và chốt ý
 - GV hướng dẫn HS khai thác H.76 SGK về lễ kí chính thức HĐ Pari.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu những nội dung cơ bản của hiệp định Pari theo SGK.
- GV hỏi: Trên cơ sở nghiên cứu nội dung của HĐ Pari, em đánh giá như thế nào về ý nghĩa lịch sử của HĐ quốc tế quan trọng này?
- HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. 
- GV nhận xét và chốt ý
III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973)
1.	Chiến lược “VIệt Nam hóa chiến tranh” và Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.
a- Hoàn cảnh : - Sau thất bại của “Chiến tranh cục bộ, từ năm 1969 Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.
b- Âm mưu – Thủ đoạn :
- “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân, hậu cần của Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.
-	Giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, tận dụng xương máu người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ. Thực chất đó là sự tiếp tục âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.
-	Quân đội Sài Gòn còn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong việc mở rộng xâm lược Campuchia và Lào, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
- Lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô.
2/ Chiến đấu chống chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” và“Đông dương hóa chiến tranh” của Mỹ.
a- Trên mặt trận chính trị :
-	Ngày 6/6/1969 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
-	Ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia họp đã biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
b- Trên mặt trận quân sự :
-	Từ 30/4 đến 30/6/1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
-	Từ 12/2 đến 23/3/1971 quân đội Việt Nam phối hợp với nhân dân Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
-	Ở các thành thị, phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi.
-	Ở nông thôn phong trào phá ấp chiến lược, chống bình định đã góp phần mở rộng vùng giải phóng.
*	Ý nghĩa : Những thắng lợi trên đây đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch theo chiều hướng có lợi cho ta, tạo thời cơ thuận lợi để ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972.
3.	Cuộc tiến công chiến lược 1972
-	Ngày 30/3/1973 quân ta mở rộng cuộc tiến công chiến lược với hướng chính là đánh vào Quảng Trị, rồi phát triển rộng khắp miền Nam.
-	Kết quả : Đến cuối 6/1972 quân ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến 20 vạn quân đội Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân.
-	Ý nghĩa : Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
IV. Mền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969 – 1973)
1.	Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
-	Nông nghiệp : Nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn thóc/ha, có nơi đạt đến 6 – 7 tấn/ha. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968.
-	Công nghiệp : Nhiều cơ sở công nghiệp Trung ương – địa phương được khôi phục. Sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968.
-	Giao thông vận tải : Được khẩn trương khôi phục.
-	Văn hóa, giáo dục, y tế : Được phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân ổn định.
-	Ý nghĩa : Thành tựu đạt được tạo điều kiện tăng cường củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu chống chiên tranh phá hoại lần 2 của Mĩ.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, 
-	Tháng 16/4/1972 Tổng thống Mĩ Ních-xơn chính thức tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ 2.	
-	Từ 18/12 ® 29/12/1972 Mĩ tổ chức cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác.
+	Quân dân miền Bắc đã đập tan hoàn toàn cuộc tập kích bằng không quân của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”. Thắng lợi này buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15/1/1973) và phải kí Hiệp định Pari vầ chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).
+	Miền Bắc vẫn đảm bảo tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện ngày càng nhiều cho tiền tuyến miền Nam, cả chiến trường Lào và Campuchia.
V. Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
*	Hoàn cảnh lịch sử
-	Sau thất bại liên tiếp ở miền Nam, nhất là sau đòn bất ngờ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 của ta, Mĩ phải chấp nhận đến bàn đàm phán với ta ở Pari.
-	Hội nghị Pari bắt đầu họp từ 13/5/1968. Từ 25/1/1969 có 4 bên tham gia là Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (sau là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), Hoa Kì và Việt Nam cộng hòa (chính quyền Sài Gòn).
-	Do thái độ ngoan cố của Mĩ, nên cuộc đấu tranh trên bàn thương lượng Pari diễn ra gay gắt.
-	Sau thất bại nặng nề ở 2 miền Nam - Bắc Việt Nam, đặc biệt là thất bại trong trận tập kích chiến lược bằng B52 và Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm năm 1972, ngày 27/1/1973, Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
*	Nội dung (SGK) :
*	Ý nghĩa :
- Hiệp định Pari là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự – chính trị – ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 
- Mỹ buộc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam. 
Bài 23
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC
 GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)
* Tiết 41.
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức : Học sinh hiểu được về nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và miền Nam trong thời kỳ sau hiệp định Pari 1973
+ Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam 
+ Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
2/ Tư tưởng : Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam , niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
3/ Kỹ năng : Phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của địch sau hiệp định Pari. Chủ trương kế hoạch đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng giải phóng miền Nam 
- Tinh thần chiến đấu anh dũng, ý chí thống nhất tổ quốc của nhân dân ta 
II. Thiết bị và đồ dùng dạy học
- Lịch sử Việt Nam 1945 – 1975 của NXBGD
- Bản đồ : tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
- Tài liệu tham khảo, sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1/Ổn định tổ chức lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :
 	Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari?
 	Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn như thế nào đối với tiền tuyến miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973?
3/ Tiến trình tổ chức dạy - học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Tiết 1
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
 - GV hỏi: - Sau hiệp định Pari cách mạng hai miền Nam – Bắc thực hiện những nhiệm vụ gì ?
- HS suy nghĩ trả lời. 
- GV nhận xét và chốt ý
 - GV hỏi: Trước nhiệm vụ đó, MB đã thực hiện và đạt kết quả như thế nào?
- HS theo dõi SGK trả lời. 
- GV nhận xét và chốt ý
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- GV hỏi: Âm mưu và hành động mới của chính quyền Sài Gòn sau HĐ Pari?
- GV hỏi: Cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở MN chống lại những âm mưu và hành động đó diễn ra và giành thắng lợi như thế nào?
- HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. 
- GV nhận xét và chốt ý
I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ra sức chi viện cho miền Nam 
-	Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
-	Ra sức chi viện cho miền Nam.
*	Kết quả :
-	Cuối 6/1973 M.Bắc hoàn thành tháo gỡ thủy lôi,bom mìn.
-	Năm 1973 – 1974 khôi phục các cơ sở kinh tế, hệ thống thủy nông, giao thông và các công trình văn hóa giáo dục, y tế.
-	Cuối 1974 : Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp vượt năm 1964 – 1971.
-	Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của hậu phương lớn về nhân lực, vật chất – kỹ thuật.
II. Miền Nam đấu tranh chống “Bình định – lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn.
*	Âm mưu của Mĩ – chính quyền SG
-	Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
-	Tiến hành chiến dịch “Tràn ngập lãnh thổ” liên tiếp mở những cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng g

File đính kèm:

  • docgiao an 12ki II.doc
Giáo án liên quan