Bài giảng Bài 2 : Một số oxit quan trọng (tiết 4)

Mục tiêu :

- Học sinh biết được những tính chất của canxioxit và viết đúng các phương trình hoá học minh hoạ cho mỗi tính chất

- Biết được những ứng dụng của canxioxit trong đời sống và sản xuất

- Biết được phương pháp điều chế CaO

B. Đồ dùng dạy học :

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2 : Một số oxit quan trọng (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 Bài 2 : MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG 
Tuần : 2 - & -
A. CANXIOXIT ( CaO )
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Học sinh biết được những tính chất của canxioxit và viết đúng các phương trình hoá học minh hoạ cho mỗi tính chất
- Biết được những ứng dụng của canxioxit trong đời sống và sản xuất 
- Biết được phương pháp điều chế CaO
B. Đồ dùng dạy học :
- Dụng cụ :
 2 ống nghiệm, 1 giá ống nghiệm, một kẹp gỗ, 1 ống nhỏ giọt
- Hoá chất :
 1 lọ CaO, 1 lọ HCl, 1 cuộn quì tím, 1 cốc nước .
- Tranh : Lò nung vôi công nghiệp và lò thủ công 
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 6’
- Kiểm tra bài cũ :
+ Trình bày tính chất hoá học của oxit bazơ ? Viết các phương trình hoá học minh hoạ.
+ Trình bày tính chất hoá học của oxit axit ? Viết các phương trình hoá học minh hoạ .
- Giới thiệu bài : Canxioxit có những tính chất hoá học như thế nào ? có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất ? Làm thế nào để điều chế được CaO ? Ta cùng tìm hiểu bài 2 phần A
2. Phát triển bài : 30’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
20’
5’
5’
I. Canxioxit có những tính chất nào ?
- CaO là chất rắn màu trắng ; t0nc 25850C
- CaO có đầy đủ tính chất hoá học của oxit bazơ 
1. Tác dụng với nước :
Tạo thành dung dịch bazơ ( canxi hidroxit )
CaO + H2O à Ca(OH)2 
( Phản ứng trên còn gọi là phản ứng tôi vôi )
 2. Tác dụng với axit :
Tạo thành muối và nước 
CaO + 2HCl à CaCl2 + H2O 
( Nhờ tính chất này mà CaO dùng để khử chua đất )
3. Tác dụng với oxit axit :
Tạo thành muối 
CaO + CO2 à CaCO3 
 ( Nếu bảo quản không tốt CaO sẽ giảm chất lượng )
 II. Canxioxit có những ứng dụng gì ?
- Dùng trong công nghiệp luyện kim 
- Làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá học 
- Khử chua đất trồng trọt
- Xử lí nước thải, sát trùng, diệt nấm . . . 
III. Sản xuất CaO như thế nào ?
1. Nguyên liệu :
Đá vôi và chất đốt 
2. Các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất :
- Than cháy tạo ra CO2 và toả nhiều nhiệt 
C + O2 CO2
- Nhiệt độ sinh ra phân huỷ đá vôi :
CaCO3 CaO + CO2
- Giới thiệu mẫu CaO trong ống nghiệm .
- Hãy mô tả tính chất vật lí của CaO ? 
- Giới thiệu nhiệt độ nóng chảy ( 25850C )
 - Ghi lên bảng 3 tính chất hoá học của oxit bazơ . Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm với từng tính chất ( ghi nhận hiện tượng và viết phương trình hoá học )
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm .
- Nhận xét, sửa chữa, kết luận 
- Liên hệ thực tế : Giải thích hiện tượng bón vôi cho đất trong quá trình trồng trọt
- Qua 3 thí nghiệm trên em có kết luận gì về tính chất hoá học của CaO?
- Liên hệ thực tế : Em hãy nêu những ứng dụng của vôi sống ?
- Giới thiệu thêm một số ứng dụng trong công nghiệp
- Giới thiệu nguyên liệu dùng để sản xuất CaO
- Treo lần lượt 2 tranh ( 2 kiểu lò ) sản xuất vôi . Giới thiệu qui trình sản xuất 
- Trong lò sản xuất vôi có những phản ứng hoá học nào xảy ra ?
- Giáo viên giới thiệu 2 phản ứng . Gọi 2 học sinh lên bảng viết phương trình hoá học .
- Nhận xét và sửa chữa các phương trình 
- Quan sát mẫu vật mô tả tính chất vật lí ( rắn, màu trắng ).
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm, ghi nhận hiện tượng và kết quả 
- Các nhóm cùng trao đổi, bổ sung 
- Kết luận CaO là oxit bazơ 
- Ứng dụng : Bón ao, bón đất trồng, sát trùng chuồng trại . . .
- Học sinh tham khảo sách giáo khoa 
- Viết phương trình hoá học . 
3. Củng cố : 3’
Viết các phương trình hoá học chứng minh CaO là oxit bazơ ?
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Bằng phương pháp hoá học, em hãy nhận biết từng chất trong mỗi dãy chất sau :
a. Hai chất rắn màu trắng : CaO và Na2O
b. Hai chất khí không màu : CO2 và O2
5. Dặn dò : 1’
- Học kĩ bài . Viết được các phương trình hoá học 
- Giải các bài tập : 2,3,4 SGK 
- Đọc mục “ Em có biết “ 
- Chuẩn bị trước phần B

File đính kèm:

  • docTiết 3 Bài 2.doc