Bài giảng Bài 2 : Chất ( tiết 7)

1. Kiến Thức : Học sinh phân biệt được :

 - Khi niệm chất v một số tính chất của chất .( Chất cĩ trong cc vật thể xung quanh ta )

 - Học sinh biết cách để nhận ra tính chất của chất . Biết mỗi chất được sử dụng làm gì là tuy theo tính chất của nó . biết tính chất của chất để nhận biết và giử an toàn khi sử dụng hoá chất .

 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát , thí nghiệm , kỹ năng hoạt động mhóm .

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2 : Chất ( tiết 7), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 	:	Tuần : 
Ngày dạy 	:	PPCT : 
BÀI 2 : CHẤT ( Tiết 1 ) 
	I- MỤC TIÊU 
	1. Kiến Thức : Học sinh phân biệt được :
	- Khái niệm chất và một số tính chất của chất .( Chất cĩ trong các vật thể xung quanh ta )
	- Học sinh biết cách để nhận ra tính chất của chất . Biết mỗi chất được sử dụng làm gì là tuy øtheo tính chất của nó . biết tính chất của chất để nhận biết và giử an toàn khi sử dụng hoá chất . 
	2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát , thí nghiệm , kỹ năng hoạt động mhóm .
	- Quan sát thí nghiệm , hình ảnh , mẫu chất  rút ra được nhận xét về tính chất của chất ( Chủ yếu là tính chất vật lý của chất ) 
	3. Thái độ : Giáo dục Hs lòng yêu thích bộ môn , tính cẩn thận , chính xác . 
	II- CHUẨN BỊ 
	1. Giáo viên : 	Hoá chất : S, P đỏ , Al, Cu, Fe 
	Đèn cồn , bát sứ , nhiệt kế , giá đỡ, 
	Bộ TN thử tính dẫn điện , bảng phụ 
	2. Học sinh : Xem trước nội dung SGK ở nhà 
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1 
KIỂM TRA BÀI CŨ - VÀO BÀI MỚI 
	1. Kiểm tra bài cũ :
	Hoá học là gì ? Em phải làm gì để học tốt môn hoá học ? 
	- Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi và ứng dụng của chúng. 	4 đ 
	- Để học tốt môn hoá học cần phải : Tự thu thập tìm kiến thức , xử lý thông tin , vận dụng và ghi nhớ . Nắm vũng và vận dụng kiến thức đã học 	6 đ 
	2. Vào bài : 
	Ở bài trước các em đã biết được hoá học nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chất . Ở bài học này chúng ta làm quen với chất .
Hoạt động 2
	CHẤT CÓ Ở ĐÂU ?
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài 
GV nêu : Em hãy quan sát và kể những vật cụ thể quanh ta 
- GV bổ sung : 
+ Vật thể tự nhiên : Cây , đất đá
+ Vật thể nhân tạo : Quần áo, nhà, dao..
- GV thông báo thành phần của một số vật thể tự nhiên , kể tên một số vật liệu và đặt câu hỏi :
? Hãy cho biết vật thể nào có thể làm từ vật liệu này
Vật thể tự nhiên như cây mía gồm có những chất nào
- GV dùng bảng ghi sẵn và thông tin cho HS , yêu cầu hs đọc :
Vật thể 
N.Tạo
T.Nhiên 
Gồm 1 Làm ra từ số chất vật liệu
 ( Chất hay 
 hỗn hợp 
 1 số chất )
- ? Chất có ở đâu 
- GV hướng dẫn cho HS đọc 1 số tên hoá học : Tên thông thường, tên hoá học 
=> Chuyển ý : Chất có những tính chất gì ? Hiểu tính chất của chất có lợi gì 
- HS kể : Bàn , ghế , nhà, sách , vở , quần.
HS thảo luận nhóm :
- Nhà làm từ vật liệu như : Gạch, cát, ximăng 
- Nhận xét - Bổ sung 
- Cây mía có đường, nước 
- Nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- HS thảo luận theo bàn và trả lời : Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất .
- Nhóm khác nhận xét bổ sung 
I- CHẤT CÓ Ở ĐÂU ?
Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất .
Hoạt động 3
TÍNH CHẤT CỦA CHẤT 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài 
GV cho HS đọc đoạn đầu SGK .
- Cho HS phát biểu về tính chất vật lý và tính chất hoá học 
- GV đặt câu hỏi : Vậy làm thế nào để biết được tính chất của chất 
- GV cho HS từng nhóm quan sát và nhận biết : Cu, Al, P, S, CaO ..
- GV biểu diễn thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh 
- Nhận xét và kết luận 
- GV cho từng nhóm làm thí nghiệm thử tính dẫn điện 
à Giáo dục tính an toàn 
- GV biểu diễn thí nghiệm hòa tan muối ăn vào nước để học sinh quan sát ( Liên hệ thực tế việc hoà tan nước đường ) à Làm thí nghiệm mới biết được tính tan , tính dẫn nhiệt => Kết luận 
- GV cho HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi : 
? hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? Cho ví dụ 
-GV nhận xét => kết luận 
- Đọc SGK phần 1/II từ “Trạng thái tính chất hoá học “ trang 8 
- Tính chất vật lý : Rắn , lỏng, khí, nhiệt độ sôi , ..
- Tính chất hoá học : Khả năng phân huỷ , tính cháy được ..
- Cu màu nâu đỏ , Al màu trắng bạc, S màu vàng, P màu đỏ, CaO màu trắng 
- HS quan sát nhiệt kế và phát biểu nhiệt độ nóng chảy của S là 1130c
- HS làm thí nghiệm và báo cáo kết quả thí nghiệm :
+ S,P không dẫn điện’
+ Al,Cu dẫn điện 
- Nhóm HS nhận xét 
- Hiểu biết tính chất của chất giúp ta phân biệt được chất ; Biết cách sử dụng chất ; biết ứng dụng chất trong đời sống và sản xuất . 
VD : Rượu và nước đều là chất lỏng nhưng rượ cháy được , nước thì không chát đựơc .
- Xăng dễ cháy nên để xa lửa
- Al,Cu dẫn điện nên dùng làm dây dẫn điện 
- Nhóm khác NX bổ sung 
II- TÍNH CHẤT CỦA CHẤT 
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định 
Ví dụ :
- Tính chất vật lý : Rắn , lỏng, khí, nhiệt độ sôi , .
- Tính chất hoá học : Khả năng phân huỷ , tính cháy được ..
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? 
- Hiểu biết tính chất của chất giúp ta phân biệt được chất ; - - Biết cách sử dụng chất ; 
- Biết ứng dụng chất trong đời sống và sản xuất . 
Hoạt động 4 
CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
	- Gọi 1 HS đọc phần em có biết trong SGK 
	- Cho học sinh thảo luận cặp bài tập số 1
a/ 	+ Vật thể tự nhiên : Cây điều , đất 
	+ Vật thể nhân tạo : Nhà, nà, ghế 
Bài 2 : + Vật thể làm bằng nhôm : Dây dẫn điện, xo ong 
	+ Thuỷ tinh : Chai, ly ..
	+ Chất dẻo : Rổ , bàn
Bài 3 : 	a/ Cơ thể người là vật thể , nước là chất 
	B/ Bút chì là vật thể , than chì là chất 
	C/ Dây điện là vật thể , đồng là chất 
	- GV nhận xét các câu trả lời của học sinh 
	- HS nhóm dựa vào bài làm trên bảng sẽ nhận xét bài làm của các nhóm 
	- Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 4.5.6
	- Học bài phần ghi nhớ 
	- Chuẩn bị tiết học sau : Đọc trước phần III SGK 
	- Hướng dẫn bài tập 5 : Thứ tự các từ cân điền : Một số tính chất bề ngoài , nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng , làm thí nghiệm .
	 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY :
	..
....
======== Hết ========

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 8(7).doc