Bài giảng Bài 2: Chất (tiết 5)

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- HS hiểu đượckhái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. Thông qua các thí nghiệm tự làm, biết được chất tinh khiết có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không.

- Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2: Chất (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 03: Ngày soạn://2010.
Bài 2: CHẤT (Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- HS hiểu đượckhái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. Thông qua các thí nghiệm tự làm, biết được chất tinh khiết có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không.
- Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Kỹ năng: Tiếp tục làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm, rèn một số thao tác thí nghiệm đơn giản. 
3. Thái độ: 
- Giữ an toàn khi dùng hoá chất, làm thí nhgiệm.
- Biết cách sử dụng các chất, ứng dụng các chất vào đời sống sản xuất.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
- Nước tự nhiên, nước cất, muối ăn.
- Đèn cồn, dụng cụ chưng cất,cốc , đũa , nhiệt kế, kiềng, kẹp gỗ 
2. HS: Nước cất, muối ăn. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số/vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Làm thế nào để biết tính chất của chất? 
- Việc hiểu biết tính chất có lợi gì?
III. Nội dung bài mới: (33’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Mỗi chất đều có tính chất định: tính chất vật lý và tính chất hoá học dựa vào tính chất khác nhau người ta có thể tách riêng mỗi chất..... 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (20’)
Yêu cầu HS quan sát chai nước khoáng, nước cất, nước tự nhiên.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Nhỏ 1-2 giọt nước cất, nước khoáng, nước tự nhiên lên 3 tấm kính khác nhau- đặt các tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn để nước từ từ bay hơi hết-nhận xét và ghi lại hiện tượng
? Qua kết quả trên em có nhận xét gì về thành phần của các loại nước trên?
- HS trả lời -nhận xét- bổ sung
- GV thông báo:Nước cất là chất tinh khiết, nước tự nhiên là hỗn hợp.
? Làm thế nào để tạo ra nước cất từ nước tự nhiên?(GV giới thiệu về cách chưng cất..)
? Cho biết chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần ntn?
? Cho biết sự khác nhau về tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp?
- HS trả lời -GV kết luận
- Giới thiệu tos, tonc, D của nước cất
?Hãy cho biết 1 vài ví dụ về chất tinh khiết, hỗn hợp? 
III.Chất tinh khiết
1. Hỗn hợp 2. Chất tinh khiết
- Gồm nhiều chất -Chỉ gồm 1chất
trộn lẫn nhau
- Có tính chất thay - Có tính chất nhất 
đổi định
Hoạt động 2: (12’)
- Trong thành phần nước biển có chứa 1 lượng muối ăn.Vậy làm thế nào để tách riêng muối ăn ra khỏi nước biển?
- HS thảo luận nhóm để trả lời
- GV cho HS mỗi nhóm làm TN trên để khẳng định câu trả lời của mình 
? Nêu 1 số ví dụ khác và cách tách các chất trong hỗn hợp đó?.
3. Tách các chất ra khỏi hợp chất
Dựa vào tính chất vật lý khác nhau để tách các chất ra khỏi hỗn hợp 
IV. Củng cố: (4’)
- HS đọc ghi nhớ sgk/11
- Chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần và tính chất khác nhau ntn?
V. Dặn dò: (2’)
- Làm bài tập7,8/11sgk
- Chuẩn bị : Đường trắng, muối, bột mì, cát, bông gòn /nhóm cho tiết 4:Bài thực hành I 
NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG	

File đính kèm:

  • docgiao an chuan.doc