Bài giảng Bài 19 (1 tiết) - Tiết 32: Luyện tập chương 4

. Về kiến thức

 Củng cố kiến thức cơ bản của chương:

- Tính chất chung của kim loại.

- Dãy điện hoá chuẩn của kim loại.

- Pin điện hoá và sự điện phân.

- Sự ăn mòn điện hoá kim loại.

- Điều chế kim loại.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 19 (1 tiết) - Tiết 32: Luyện tập chương 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19 (1 tiết) - Tiết 32
Luyện tập chương 4
a. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức 
 	Củng cố kiến thức cơ bản của chương:
Tính chất chung của kim loại.
Dãy điện hoá chuẩn của kim loại.
Pin điện hoá và sự điện phân.
Sự ăn mòn điện hoá kim loại.
Điều chế kim loại.
2. Về kĩ năng
 Vận dụng lí thuyết giải thích những hiện tượng thực tế và giải BT hoá học liên quan.
b. chuẩn bị 
	Cho HS chuẩn bị trước ở nhà những ND cần luyện tập ở lớp (theo 6 chủ đểm của bàì học trong SGK) và những VD minh hoạ cho mỗi chủ điểm. 
Tổ 1- Nội dung 1; 	 Tổ 2- ND 2; Tổ 3-ND 3 và 4;	 Tổ 4- ND 5 + So sánh sự giống nhau và khác nhau cơ bản trong pin điện hoá với thiết bị điện phân;	Tổ 5-ND6	
c. tiến trình giảng dạy
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
GV gọi đại diện các tổ lên trình bày ND đã chuẩn bị, gọi HS nhận xét, GV bổ sung rồi đưa ra kết luận.
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổ 5
ã GV gọi HS lên chữa BT trong SGK, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
I. Những kiến thức cần nhớ
1. Tính chất chung của kim loại 
-TCVL chung của kim loại : tính dẻo, tính đẫn điện, tính dẫn đIện và tính ánh kim do các là do electron tự do trong kim loại gây ra. 
- TCHH chung của kim loại là tính khử, do nguyên tử kim loại dễ nhường electron trong các pư hoá học phản ứng.
2. Phản ứng hoá học trong pin điện hoá 
-Khi pin đIện hoá hoạt động, ở anốt (cực -) xảy ra sự oxi hoá, ở catot (cực +) xảy ra sự khử.
- Phản ứng oxi hoá-khử xảy ra trong pin điện hoá là nguyên nhân phát sinh dòng đIện.
3. Thế điện cực chuẩn của kim loại 
Thế địện cực chuẩn của kim loại (E0 Mn+/M) là thế điện cực chuẩn của cặp (Mn+/M) ở ĐKTC so với thế điện cực chuẩn của hiđro.
4. Dãy điện hoá chuẩn của kim loạI
- Dãy đIện hoá chuẩn của kim loại là dãy những căp oxihoá - khử của kim loại được sắp xếp theo chiều thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá- khử tăng dần.
Dãy điện hoá chuẩn của kim loại cho biết:
+ Chiều của PUHH giữa hai cặp oxhoá - khử, hoặc giữa một cặp oxi hoá - khử của kim loại với một cặp oxi hoá - khử H+/H2.
+ Suất điện động của pin điện hoá.
5. Phản ứng hoá học trong thiết bị điện phân
-Trong quá trình điện phân, ở anốt (cực +) xảy ra sự oxi hoá, chất nào có tính khử mạnh hơn (E0 nhỏ hơn sẽ bị oxi hoá trước); ở catot (cực -) xảy ra sự khử, chất nào có tính oxi hoá mạnh hơn (E0 lớn hơn sẽ bị khử trước).
- Khác với pin điện hoá: 
 ã Phản ứng oxi hoá - khử chỉ có thể xảy ra trong thiết bị đIện phân khi có dòng đIện một chiều bên ngoài cung cấp.
 ã Tên và dấu của các điện cực ngược với pin điện hoá.
- Giống với pin điện hoá: Có cùng bản chất các quá trình xảy ra ở các điện cực.
6. Các phương pháp điều chế kim loại 
-Phương pháp thuỷ luyện dùng đIều chế những kim loại có tính khử yếu như: Cu, Hg, Ag, Au...
- PP nhiệt luyện dùng đ/chế những kim loại có tính khử yếu và TB.
- PP điện phân nóng chảy dùng đIều chế những kim loại có tính khử mạnh như Al và trước Al; PP điện phân dd đùng để đIều chế những kim loại có tính khử yếu và TB.
II. Bài tập
Hướng dẫn, đáp số bài tập trong SGK
Bài 1: B. Nhận 2 mol electron. Bài 2: C nhường 3 mol electron.
Bài 3: D. Cực âm và bị khử. Bài 4: a). 1,08 V; b) C. 1,75V.
Bài 5: a) B. Ag+ ; b)B. H+.
Bài 6: A. Phản ứng Ag+ oxi hoá Zn.
 D. Sự gia tăng khối lượng Ag.
 E. Nồng độ của Zn2+ gia tăng
Bài 7: Do tạo ra sự ăn mòn điện hoá, Zn là cự âm, bị ăn mòn nhanh.
Bài 8: A. Các ion.
Bài 9*: a). Thứ tự các PTPU đIện phân: 
CuCl2 Cu + Cl2
Tiếp theo là điện phân dd KCl có màng ngăn
2KCl + 2H2O 2KOH + Cl2 +H2
Còn lại dd KOH, nếu tiếp tục đIện phân: 2H2O 2H2 + O2
Sự điện phân dừng lại, trong bình còn lạI KOH rắn.
b) Số mol CuCl2 =0.1 mol; số mol KCl = 0,2 mol.
Nếu ở cực (-) thu được 0,1 mol Cu thì: 
t1 = 6,4.96500.2 /5,1.64 = 3784 (s) < 7200 s
Vậy đIện phân 0,1 mol CuCl2 hoàn toàn.
Thời gian đIện phân dd KCl: t2=7200 – 3784 = 3416 (s)
Với thời gian 3416 s khối lượng H2 thu được khi đpdd KCl là:
 mH2 = 1.5,1.3416/ 96500.1 = 0,18 (g) , do đó số mol KCl bị đIện phân là 0,18 mol. Như vậy đIện phân dd KCl chưa kết thúc.
Vậy, dd sau đIện phân có KCl và KOH.
c) CM(KCl) = 0,02 /0,2 = 0,1 (mol/l) ; CM(KOH) = 0,18 / 0,2 = 0,9 (mol/l).

File đính kèm:

  • docC4-BAI19.doc
Giáo án liên quan