Bài giảng Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939

Học xong bài này hs cần:

1. Kiến thức:

- Nắm được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội

ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này.

- Thấy rõ những nét chính của một số phong trào cách mạng ở các nước

Đông Nam Á.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918- 1939, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn : Lịch sử_ 11
Giáo viên: Nguyễn Thị Huế
Trường : THPT Nguyễn Đăng Đạo- Bắc Ninh	
 BÀI 16: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI 
 CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918- 1939 
Mục tiêu bài học:
Học xong bài này hs cần:
Kiến thức:
Nắm được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội
ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này.
Thấy rõ những nét chính của một số phong trào cách mạng ở các nước
Đông Nam Á.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa các sự kiện
Nâng cao kĩ năng phân tích, so sánh
Thái độ, tư tưởng:
Thấy được bản sắc dân tộc tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông 
Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LỊCH SỬ CƠ BẢN
Chính đảng: tổ chức chính trị của một giai cấp, gồm những người tiêu
biểu nhất, có ý thức sâu sắc nhất về quyền lợi giai cấp và đấu tranh cho quyền lợi giai cấp đó.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Sgk, sgv và các loại sách tham khảo
Tranh ảnh tư liệu
TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ:
Chuẩn bị cho hs nghiên cứu kiến thức mới:
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết các nước Đông Nam Á đều
trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở các nước Đông Nam Á diễn ra những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Phong trào độc lập dân tộc cũng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ song không đồng đều, không giống nhau về biện pháp, giai cấp lãnh đạo cũng như kết quả đạt được. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta hiểu rõ điều đó.
Tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới:
Chuẩn kiến thức
Hoạt động dạy- học của thầy, trò
I.TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT:
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội: đọc thêm
2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á:
- giai cấp vô sản ra đời, ngày càng lớn mạnh, tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lenin, tham gia lãnh đạo cách mạng.
- giai cấp tư sản dân tộc đưa ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng: vừa đòi quyền lợi về kinh tế, vừa đòi quyền tự chủ về chính trị.
- xuất hiện nhiều tổ chức chính trị: Đảng Cộng sản, Đảng Dân tộc...
→ đưa phong trào bước vào thời kì sôi nổi, quyết liệt.
II. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở IN-ĐÔ-NÊ-XI-A: đọc thêm
III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Ở LÀO VÀ CAM-PU-CHIA:
Nước
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Nhận xét chung
Lào
-Ong Kẹo và Com-ma-đam
-Chậu-Pa-chay
1918- 1922
-phong trào phát triển mạnh mẽ
- mang tính tự phát.
- có sự liên minh chiến đấu của 3 nước
- sự ra đời đảng cộng sản Đông Dương tạo nên sự phát triển mới
Cam-pu-chia
-Phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ
1925- 1926
IV.CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN ANH Ở MÃ LAI VÀ MIẾN ĐIỆN:
1.Mã Lai:
- Nguyên nhân: chính sách bóc lột nặng nề của Anh.
- biễn biến: phong trào bùng lên mạnh mẽ với những hình thức đấu tranh phong phú. Tháng 4/1930 Đảng Cộng sản Mã Lai được thành lập, lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân đặc biệt là tổng bãi công trong những năm 1934- 1936
2. Miến Điện:
- phong trào đã phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp tham gia.
- trong những năm 20 của thế kỉ XX phong trào bất hợp tác, tẩy chay hàng Anh do Ốt-ta-ma lãnh đạo, được đông đảo quần chúng hưởng ứng.
- thập niên 30, phong trào Tha-kin của học sinh, sinh viên đòi tách Miến Điện khỏi Ấn Độ, đòi quyền tự do.
- năm 1937, phong trào giành thắng lợi, Miến Điện tách khỏi Ấn Độ và được hưởng quy chế tự trị.
V. CUỘC CÁCH MẠNG NĂM 1932 Ở XIÊM: ĐỌC THÊM
Hoạt động 1: tìm hiểu khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á:
Gv: sau CTTG , phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á xuất hiện nhiều điểm mới. Vậy điểm mới đó là gì? Tại sao lại có?
Hs: tìm hiểu sgk, trao đổi và trả lời
Gv: nhận xét, trình bày bổ sung và kết luận: nhấn mạnh sự ra đời của Đảng Cộng Sản, đánh dấu bước ngoặt của phong trào đấu tranh. Đỉnh cao là Xô-viết Nghệ Tĩnh 1930- 1931 ở Việt Nam đều do Đảng cộng sản lãnh đạo.
Hs: ghi bài
Hoạt động 2: tìm hiểu về phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia
Gv: hướng dẫn hs lập bảng niên biểu theo mẫu
Hs: lập bảng rồi trình bày
Gv: nhận xét, bổ sung
Hs: sửa chữa theo bảng
Hoạt động 3: nêu những nét chính về phong trào chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện
Gv: 
Nguyên nhân nào làm bùng nổ phong trào?
Phong trào có gì nổi bật?
Hs: suy nghĩ, trả lời
Gv: nhận xét, bổ sung, kết luận
Hs: theo dõi và ghi bài
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Củng cố:
Hướng dẫn hs điểm lại nội dung chính của bài
Bài tập về nhà:
Trả lời câu hỏi trong sgk
Đọc trước nội dung bài mới

File đính kèm:

  • doc11- bai 16.doc
Giáo án liên quan