Bài giảng Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức. HS cần biết.
- Một số tính chất vật lý của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim.
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống sản xuất có liên quan đến tính chất vật lý như: chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng.
2. Kỹ năng.
- Biết tiến hành thí nghiệm , biết quan sát mô tả hiện tượng thí nghiệm nhận xét rút ra kết luận cho từng tính chất vật lý
- Liên hệ ứng dụng với tính chất vật lý của kkim loại.
Ngày soạn : 2/10/07 Ngày dạy : Tiết : 21. chương II. kim loại bài 15. tính chất vật lý của kim loại. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. HS cần biết. - Một số tính chất vật lý của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim... - Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống sản xuất có liên quan đến tính chất vật lý như: chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng... 2. Kỹ năng. - Biết tiến hành thí nghiệm , biết quan sát mô tả hiện tượng thí nghiệm nhận xét rút ra kết luận cho từng tính chất vật lý - Liên hệ ứng dụng với tính chất vật lý của kkim loại. 3. Thái độ. - Có ý thức bảo vệ các dồ dùng bằng kim loại. II. Phương pháp. - Thực hành. - Nêu và giải quyết vấn đề - Hoạt độn nhóm. III. Chuẩn bị. - Dụng cụ thử tính dẫn điện. - Đoạn dây nhôm, sắt dài 20 cm. - Đèn cồn, búa đinh. - Một số đồ dùng bằng kim loại: giấy gói bánh kẹo, vỉ đựng thuốc, kim khâu... IV. Các hoạt động dạy và học. 1. ổn định lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (0) 3. Bài mới: (38') Hoạt dộng của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (10') Tìm hiểu tính dẻo của kim loại. GV. Đưa mẩu dây nhôm. HS. Quan sát - nhận xét về màu sắc, trạng thái. GV. Cho gọi một hs làm thí nghiệm dùng búa đinh đập nhẹ xuống dây nhôm. HS. làm thí nghiệm - quan sát - nhận xét (dây nhôm bị đập thành bản mỏng) GV. Cho hs quan sát thêm một số đồ dùng khác bằng kim loại như giấy gói bánh kẹo, kim khâu, lưỡi lam... HS. quan sát nêu nhận xét. ? Qua thí nghiệm và quan sát các mẫu vật trên em có nhận xét gì về tính dẻo của kim loại. HS. trả lời - nhận xét - bổ xung. GV. nhận xét - chốt lại. ? tính dẻo của các kim loại có giống nhau không. HS. trả lời - nhận xét. ? Tính dẻo của kim loại có ứng dụng gì. HS. trả lời - nhận xét. I. Tính dẻo. - Kim loại có tính dẻo dễ kéo dài, dát mỏng. - Tính dẻo của các kim loại không giống nhau. - Nhờ tính dẻo mà kim loại được ứng dụng rộng rãi như làm giấy gói kẹo, kim khâu, xoong, nồi... Hoạt động 2: (10') Tìm hiểu tính dẫn điện của kim loại. GV. giới thiệu dụng cụ thử tính dẫn điện sau đó cho gọi hs làm thí nghiệm thử tính dẫn điện của kim loại. HS. làm thí nghiệm quan sát nêu nhận xét - kết luận. ? Kể tên một số dây điện bằng kim loại. HS. kể tên ( đồng nhôm, sắt...) ? Nghiên cứu thông tin sgk cho biết tính dẫn điện của các kim loại có giống nhau không. HS. trả lời - nhận xét - bổ xung. ? Người ta thường sử dụng kim loại nào làm dây dẫn điện nhiều nhất, tại sao. HS. trả lời liên hệ thực tế gia đình, địa phương. GV. thông tin Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất xong do là kim loại quý, giá thành cao nên không được dùng để làm dây điện. - Trong thực tế người ta thường sử dụng kim loại Cu, hoặc lưỡng kim để làm dây dẫn điện. - Càn lưu ý không dùng dây điện trần dễ gây nguy hiểm( giật điện, chập điện) II. Tính dẫn điện. - Kim loại có tính dẫn điện. - Các kim loại khác nhau có tính dẫn địên cũng khác nhau. - Kim loại dẫn điện tốt nhất là: Ag, Cu, Al, Fe... Hoạt động 3: (10') Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của kim loại. GV. Cho hs làm thí nghiệm đốt nóng 1 đầu dây kim loại dài khoảng 10 cm ròi kiểm tra đầu dây không bị đốt. HS. làm thí nghiệm - thử và nêu nhận xét - kết luận. ? Nêu ứng dụng về tính dẫn nhiệt của kim loại. HS. nêu ứng dụng - nhận xét và liên hệ thực tế gia đình. GV. thông tin những kim loại nào dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. III. Tính dẫn nhiệt. - Kim loại có tính dẫn nhiệt. - Các kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt cũng khác nhau. - Nhò tính dẫn nhiệt mà kim loại được dùng làm đồ đun nấu trong gia đình như: nồi, ấm... Hoạt động 4: (8') Tìm hiểu về tính ánh kim của kim loại. GV. y/c hs nhận xét về màu sắc của các đồ dùng bằng KL còn mới. HS. trao đổi - liên hệ thực tế - nêu nhận xét. ? Nêu ứng dụng của kim loại nhờ có ánh kim. HS. trả lời , liên hệ thực tế về đồ trang sức... GV. nhận xét và chốt lại. IV. ánh kim. - Kim loại có ánh kim: VD: Nhôm sáng trắng. Đồng có ánh vàng. Bạc có ánh sáng bạc.... - Nhờ có ánh kim mà nhiều kim loại được dùng làm đồ trang sức như vàng, bạc, nhôm... 4. Củng cố: (5') - GV. chốt lại toàn bài - HS. đọc kết luận sgk/47. đọc phần em có biết. - HS. làm nhanh bài tập 2/48. - GV. chuẩn bị sẵn nội dung trên bảng phụ cho hs điền. * Bài tập: Chọn những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây. a. Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn là do có.......................cao. b. Bạc vàng được dùng làm.......................vì có ánh kim rất đẹp. c. Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do..................và............... d. Đồng và nhôm được dùng làm............................là do dẫn điện tốt. e. ...................được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt. - Đ/A a. Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn là do có nhiệt độ nóng chảy cao. b. Bạc, vàng được dùng làm Đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp. c. Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do bền và nhẹ . d. Đồng và nhôm được dùng làm dây điện là do dẫn điện tốt. e. Nhôm được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt. 5. Dặn dò: (1') - BTVN. 2, 3, 4, 5 sgk/48. - Chuẩn bị trước bài 16.
File đính kèm:
- Tiet 21.doc