Bài giảng Bài 13 : Đại cương về polime (tiết 3)
TRỌNG TÂM
II. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan - Giảng giải – Đàm thoại gợi mở - Nêu vấn đề.
III. CHUẨN BỊ
Một vài vật liệu bằng polime: áo mưa, ống nước, nilon.
Hình ảnh về cấu trúc của một số polime trong không gian.
CHƯƠNG IV - POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME BÀI 13 : ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME I. TRỌNG TÂM II. PHƯƠNG PHÁP Trực quan - Giảng giải – Đàm thoại gợi mở - Nêu vấn đề. III. CHUẨN BỊ Một vài vật liệu bằng polime: áo mưa, ống nước, nilon. Hình ảnh về cấu trúc của một số polime trong không gian. IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của Giáo viên (GV) Hoạt động của Học sinh (HS) HOẠT ĐỘNG 1 Vào bài GV cho HS quan sát một số vật liệu được làm bằng polime. Ví dụ: áo mưa, ống nước, nilon GV dẫn dắt: Những đồ vật trên được làm từ vật liệu polime. Vậy polime là gì? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết được khái niệm, phân loại, đặc điểm cấu trúc và tính chất polime. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về phản ứng trùng hợp và trùng ngưng trong điều chế các polime. HOẠT ĐỘNG 2 I. Khái niệm GV cho một vài công thức của polime và yêu cầu HS rút ra khái niệm về polime : ; GV diễn giảng thêm hệ số n : hệ số polime hoá hay độ polime. GV yêu cầu HS gọi tên của một số polime đã học ở lớp dưới. GV diễn giảng thêm tên riêng (tên thông thường) của một số polime khác. Ví dụ : : teflon : nilon – 6 : xenlulozơ GV: Em hãy nghiên cứu SGK và cho biết polime được phân loại như thế nào ? GV bổ sung các kiến thức còn thiếu và cho thêm một số ví dụ ngoài SGK. HOẠT ĐỘNG 3 II. Đặc điểm cấu trúc GV cho HS quan sát cấu trúc không gian của một số polime Ví dụ : _ amilozơ _ amilopectin _ cao su lưu hoá _ nhựa bakelit Từ đó, GV diễn giảng các cấu trúc về mạch không nhánh, mạch phân nhánh và mạch mạng lưới của các polime. HOẠT ĐỘNG 4 III. Tính chất vật lý GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và yêu cầu HS lên bảng thuyết trình về tính chất vật lý của polime. HOẠT ĐỘNG 5 IV. Tính chất hóa học 1. Phản ứng phân cắt mạch polime GV diễn giảng: polime có phản ứng phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và phát triển mạch cacbon. Phản ứng phân cắt mạch cacbon có thể là : _ Phản ứng thủy phân : polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân. _ Phản ứng nhiệt phân. GV yêu cầu HS cho ví dụ minh họa cho từng loại phản ứng. GV : Ngoài ra, còn có một số polime bị oxi hoá cắt mạch. 2. Phản ứng giữ nguyên mạch polime GV diễn giảng: những polime có liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch có thể tham gia các phản ứng đặc trưng của liên kết đôi và của nhóm chức đó. GV cho ví dụ : Cao su hidroclo hóa GV yêu cầu HS viết phương trình hóa học của phản ứng : 3. Phản ứng tăng mạch polime GV diễn giảng: Khi có điều kiện thích hợp, các mạch polime có thể nối với nhau qua cầu thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới. Ví dụ : lưu hóa cao su, chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và viết phương trình hóa học của phản ứng tăng mạch polime. HOẠT ĐỘNG 6 V. Phương pháp điều chế 1. Phản ứng trùng hợp GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và làm sáng tỏ các vấn đề sau : _ Khái niệm phản ứng trùng hợp Þ Cho ví dụ _ Điều kiện cần để monome tham gia phản ứng trùng hợp. Þ Cho ví dụ 2. Phản ứng trùng ngưng GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau : _ Nêu khái niệm phản ứng trùng ngưng. _ Cho ví dụ minh họa. _ Điều kiện cần để monome tham gia phản ứng trùng ngưng. _ Cho ví dụ minh họa. HOẠT ĐỘNG 7 VI. Ứng dụng GV: Em hãy nêu ứng dụng của polime cho sản xuất và đời sống mà em biết. GV bổ sung các kiến thức còn thiếu. HS quan sát công thức kết hợp với việc nghiên cứu SGK rút ra khái niệm về polime. HS gọi tên: : polietilen : poli (vinyl clorua) HS nghiên cứu SGK: Polime được phân loại theo nguồn gốc: _ Polime tổng hợp. _ Polime thiên nhiên. Trong polime tổng hợp lại được phân thành: _ Polime trùng hợp. _ Polime trùng ngưng. HS quan sát và tiếp thu kiến thức. HS nghiên cứu SGK và thuyết trình về tính chất vật lý của polime. HS cho ví dụ: (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 3000C HS viết phương trình HS viết phương trình HS làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên. HS : nêu ứng dụng của một vài vật liệu polime phục vụ cho sản xuất và đời sống.
File đính kèm:
- dai cuong polime 12NCcuc hay.doc