Bài giảng Bài 10: Amino Axit (tiết 1)

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức:

- HS biết: Khái niệm về amino axit.

- HS hiểu: Hoá tính điển hình của amono axit.

2) Kĩ năng:

- Nhận dạng các hợp chất amino axit.

- Viết chính xác các PTHH của amino axit.

3) Liên hệ thực tế:

Amino axit chính là cơ sở tạo ra protein (quyết định sự sống và là nguyên liệu sản xuất nhiều vật phẩm quan trọng)

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 10: Amino Axit (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
	Bài 10: AMINO AXIT (12 CƠ BẢN)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức:	
- HS biết: Khái niệm về amino axit.
- HS hiểu: Hoá tính điển hình của amono axit.
2) Kĩ năng:
- Nhận dạng các hợp chất amino axit.
- Viết chính xác các PTHH của amino axit.
3) Liên hệ thực tế:
Amino axit chính là cơ sở tạo ra protein (quyết định sự sống và là nguyên liệu sản xuất nhiều vật phẩm quan trọng)
II. CHUẨN BỊ:
Hình ảnh liên quan bài học.
Dụng cụ và hoá chất cần thiết cho các thí nghiệm chứng minh hoá tính.
Hệ thống câu hỏi của bài học.
III. TIẾT HỌC:
Ổn định lớp - nắm sỉ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Viết các CTCT và gọi tên thay thế những amin bậc 1 có CTPT là C3H9N.
Đáp: Có 4 đồng phân: propan – 1– amin và propan – 1– amin.
Câu hỏi 2: Hoàn thành phương trình hoá học (nếu có xảy ra) cho các trường hợp sau:
a) CH3NH2 + HCl → 
b) CH3COOH + NaOH →  
c) C2H5NH2 + NaOH → 
d) CH3COOH + C2H5OH → 
Đáp: phản ứng xảy ra gồm a, b, d (phải ghi xúc tác là H2SO4 đặc, t0).
Bài mới: AMINO AXIT
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung (đánh dấu ở SGK)
Hoạt động 1: Đặt vấn đề:
Lấy câu hỏi 2 để giới thiệu tên bài mới.
GV diễn giảng: (a) CH3NH2 có vai trò bazơ; (b) CH3COOH có vai trò axit.
Þ Tìm hiểu hợp chất có chứa cả nhóm –NH2 và nhóm –COOH đó là bài học “amino axit” của tiết này. 
Hoạt động 2: 
I. Khái niệm - danh pháp:
* GV: gọi HS phát biểu khái niệm về amino axit và cho 1 ví dụ (và chỉnh sửa khi cần).
* HS: làm theo yêu cầu của GV dựa vào SGK.
* GV: cho HS tham khảo bảng 3.2 của SGK về tên gọi một số amino axit và phân tích vài điểm khác điển hình của tên thay thế với tên bán hệ thống; mối quan hệ giữa tên thường với kí hiệu.
* HS: trả lời theo từng câu hỏi gợi ý dẫn dắt của GV.
I. Khái niệm - danh pháp:
* Khái niệm: (SGK)
* Tên thay thế:
- Dùng chữ số 1, 2, 3 trước amino
- Đuôi: tên thay thế của axit tương ứng.
* Tên bán hệ thống:
- Dùng chữ cái Hilap a, b trước amino.
- Đuôi: tên thông thường của axit (mạch chính) tương ứng.
 * Lấy 3 chữ đầu của tên thường để đặt kí hiệu.
VD: glyxin → Gly
Hoạt động 3: 
II. Cấu tạo phân tử - Hoá tính:
* GV: Tại sao nói amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực.
* HS: Do sự tương tác của nhóm COOH và nhóm NH2 Þ tạo ion lưỡng cực.
* GV: HS nêu vài lí tính bị ảnh lưởng bởi cấu tạo ion lưỡng cực.
* HS: đáp theo SGK.
* GV: Từ đặc điểm cấu tạo phân tử của amino axit, yêu cầu HS làm 3 thí nghiệm minh hoạ của glyxin tác dụng với quì tím, dd HCl, dd NaOH, học sinh hãy suy ra các hoá tính điển hình
* HS: có tính chất lưỡng tính, tính chất ở mỗi nhóm chức, phản ứng trùng ngưng.
*GV: Môi trường của dd amino axit phụ thuộc vào yếu tố nào?
*HS: đáp theo ý SGK.
(GV phân tích ngắn gọn bằng mục nhận xét)
*GV: Gọi HS chọn 1 VD của amino axit tác dụng với ancol có xúc tác HCl khí. 
* HS: làm theo yêu cầu của GV.
* GV: phân tích quá trình hình thành sản phẩm polime.
II. Cấu tạo phân tử - Hoá tính:
1) CTPT:
H2N–CH2–COOH 
 dạng phân tử dạng ion lưỡng cực
2) Lí tính: 
Điều kiện thường: rắn, tương đối dễ tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao
(thỏa điều kiện thông thường của hợp chất ion)
3) Hoá tính:
a) Tính chất lưỡng tính: vừa tác dụng với axit vô cơ mạnh vừa tác dụng với bazơ mạnh.
VD: SGK.
b) Tính axit - bazơ của dd amino axit: phụ thuộc vào số nhóm NH2 và COOH
VD: SGK.
Nhận xét: Tổng quát: 
 (NH2)a R(COOH)b
Nếu a = b: Quì tím không đổi màu.
Nếu a > b: Quì tím hoá xanh.
Nếu a < b: Quì tím hoá hồng.
c) Phản ứng este hoá:
- VD: SGK
- Nhận xét: sản phẩm hữu cơ thực tế ở dạng muối
d) Phản ứng trùng ngưng:
- VD: SGK
- Nhận xét: điều kiện phản ứng, cách chọn monome có ảnh hưởng đến liên kết poliamit
 Hoạt động 4: 
III. Ứng dụng:
* GV: yêu cầu HS tóm tắt những ứng dụng quan trọng của amino axit.
* HS: (nêu theo SGK; GV phân tích gọn lại).
III. Ứng dụng:
- Amino axit thiên nhiên: là nền tảng tổng hợp protein.
- Muối mono natri của axit glutamic: bột ngọt.
- Axit glutamic: thuốc trị bệnh tâm thần.
- Axit e - aminocaproic và axit w - aminoenantoic sản xuất tơ nilon – 6, nilon – 7.
Củng cố: Bài tập 1, 2 SGK
Đáp 1C, 2D.
Câu hỏi trắc nghiệm
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Glixin còn có tên là:
A . Axit b - aminopropionic.	 	B . Axit α - aminopropionic.	
C . Axit α - aminoaxetic. 	D. Axit α – aminobutiric.
Câu 2: Dùng 2 amino axit X và Y khác nhau, ta sẽ được bao nhiêu đipeptit khác nhau?
A . 1.	 	B . 2.	C . 3. 	D. 4.
Câu 3: pH của dung dịch cùng nồng độ mol của ba chất NH2CH2COOH, CH3CH2COOH, CH3[CH2]3NH2 tăng theo trật tự nào sau đây? 
A . NH2CH2COOH < CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2.	 	
B . CH3CH2COOH < NH2CH2COOH < CH3[CH2]3NH2.	
C . CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH.	
D. CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH < CH3CH2COOH, .
Câu 4: Trạng thái và tính tan của các amino axit là:
A . Chất rắn không tan trong nước.
B . Chất lỏng không tan trong nước.
C . Chất rắn dễ tan trong nước.
D . Chất lỏng dễ tan trong nước.
Câu 5: Amino axit là những hợp chất hữu cơ có chứa các nhóm:
A . Cacboxyl và hidroxyl.	 	B . Hidroxyl và amino.	
C . Cacboxyl và amino. 	D. Cacbonyl và amino.
Câu 6: Phân biệt dung dịch chứa lòng trắng trứng và dung dịch hồ tinh bột người ta dùng:
A . NaOH	B . HNO3 đặc	C . nước brom 	D . H2SO4 đặc.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng
A . Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.	
B. Phân tử các amino axit chỉ có một nhóm NH2 và một nhóm COOH.
C . Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.	
D . Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
Câu 8: Amino axit là hợp chất cơ sở xây dựng nên::
A . Chất đạm	B . chất béo	
C . chất đường	D . chất xương.
Câu 9: Trong cơ thể, protein bị thủy phân cuối cùng thành:
A . Phân tử amino axit	B . Phân tử axit và rượu	
C . Phân tử axit và anđehit	D . Phân từ rượu và amin.
Câu 10: Polipeptit là hợp chất cao phân tử được hình thành từ các:
A . Amino axit	B . Axit béo	
C . Glucozơ	D . Axit hữu cơ.
Câu 11: Định nghĩa aminoaxit nào sau đây là đúng:
A . Là đồng đẳng của glixin H2N–CH2–COOH.
B . Là những hợp chất hữu cơ có công thức chung là H2N–R–COOH (R là gốc hiđrôcacbon)
C . Là những hợp chất hữu cơ tạp chức chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl trong phân tử.
D . Là những hợp chất hữu cơ tạp chức chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacbonyl trong phân tử.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng:
(1) Dung dịch các aminoaxit luôn làm quỳ tím hóa đỏ vì có nhóm –COOH.
(2) Các aminoaxit đều là hợp chất lưỡng tính.
(3) Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, không màu.
(4) Các aminoaxit tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra chuỗi polipeptit.
(5) Các aminoaxit đều dễ tan trong nước do chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
(6) Aminoaxit đều tham gia phản ứng este hóa.
A . (2), (3), (4), (5), (6)	B . (1), (2), (6)
C . (2), (3), (5), (6)	D . (1), (2), (3), (4), (6)
Câu 13: Điều khẳng định nào sau đây không đúng:
A . Các aminoaxit đều tan được trong nước.
B . Phân tử lượng của một aminoaxit chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH luôn là số lẻ.
C . Thủy phân protein trong môi trường axit thu được hỗn hợp các aminoaxit.
D . Các dung dịch chứa các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
Câu 14: Alanin phản ứng được với bao nhiêu dung dịch chứa các chất sau: CH3COOH, NH3, C2H5OH, NaCl, glixin (biết rằng điều kiện phản ứng được thỏa). 
	Câu trả lời đúng là:
A . 2 dung dịch	 
B . 3 dung dịch	 
C . 4 dung dịch	 
D . 5 dung dịch.
Câu 15: Cho quỳ tím vào nước có chứa alanin thì:
A . Quỳ tím hóa xanh.	 	B . Quỳ tím hóa đỏ.
C . Quỳ không đổi màu. 	D. Alanin không tan trong nước nên không xác định.
Câu 16: Nhận biết ba dung dịch chứa ba chất: Glixin, Metylamin, Axit axêtic người ta dùng:
A . Quỳ tím	B . Dung dịch NaOH	
C . Dung dịch HCl	D . Tất cả đều đúng.
Câu 17: Phân tử khối của aminoaxit X nhỏ hơn 120 đvc. Biết rằng dung dịch chứa aminoaxit (X) làm quỳ tím hóa đỏ. CTCT của X có thể là:
A . 	B . 
C . 	D . Không xác định.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 1mol aminoaxit X thu được 2 mol CO2 và 2,5 mol nước. CTPT của X là:
A . C3H5NO4	 
B . C2H5NO2	 
C . C2H6N2O2	 
D. Không xác định.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn a mol một aminoaxit X bằng lượng oxi vừa đủ rồi làm lạnh để ngưng tụ ta được 2,5a mol hỗn hợp sản phẩm. X có CTCT là:
C2H5NO2.
C3H7NO2
C4H7NO2.
C5H9NO2.
Câu 20: Có bao nhiêu công thức đồng phân của Aminoaxit có cùng CTPT C4H9O2N?
3 chất.
4 chất.
5 chất.
6 chất.

File đính kèm:

  • docGIAO AN AMONOAXIT.doc
Giáo án liên quan