Bài giảng Bài 1: Tính chất hóa học của oxit – khái quát về sự phân loại oxit (tiếp theo)

A. Công thức

MxOy trong đó M là kim loại hay phi kim.

B. Phân loại

· Oxit axit : CO2, SO2, SO3, N2O5, P2O5. Là những oxit

· Oxit bazơ : K2O, Na2O, CaO, BaO, . Là những oxit

· Oxit lưỡng tính : BeO, Al2O3, ZnO, Cr2O3. Là những oxit

· Oxit trung tính : NO, CO, Là những oxit

C. Tính chất hóa học

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1: Tính chất hóa học của oxit – khái quát về sự phân loại oxit (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 - TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT – KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
Công thức
MxOy trong đó M là kim loại hay phi kim.
Phân loại
Oxit axit	: CO2, SO2, SO3, N2O5, P2O5.	Là những oxit ¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼
Oxit bazơ	: K2O, Na2O, CaO, BaO, .	Là những oxit ¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼
Oxit lưỡng tính	: BeO, Al2O3, ZnO, Cr2O3.	Là những oxit ¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼
Oxit trung tính	: NO, CO, 	Là những oxit ¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼
Tính chất hóa học
Oxit axit (S, P, N, C)
Oxit axit + H2O 	à 	Axit	¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼
Oxit axit + Baz(tan) 	à 	Muối + H2O	¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼	
Oxit axit + Oxit baz(tan) 	à 	Muối 	¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼
Các oxit CO, NO, SiO2 không tác dụng với nước.
Oxit bazơ (Na, K, Ba, Ca)
Oxit baz + H2O 	à 	Baz(tan)	¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼
Oxit baz + Axit	à 	Muối + H2O	¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼	
Oxit bazơ(tan) + Oxit axit	à 	Muối 	¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼
Các oxit baz khác không tác dụng với nước.
Oxit lưỡng tính 
Oxit lt + Baz	à 	Muối + H2O	 Al2O3 + 2NaOH à 2NaAlO2 + H2O 
Oxit lt + Axit	à 	Muối + H2O	Al2O3 + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2O
Oxit trung tính không tác dụng với axit và bazơ. 
Điều chế
Từ đơn chất:
Kim loại 	+ 	O2 	à 	oxit bazơ	¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼
Phi kim 	+ 	O2 	à 	oxit axit	¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼	
Từ hợp chất:
Baz(không tan)	Oxit baz + H2O	¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼
Muối cacbonat	Oxit baz + CO2­	¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼
Muối nitrat(Mg à Cu)	Oxit baz + NO2­ + O2	¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼¼
Đốt cháy hợp chất của kim loại với lưu huỳnh.	4FeS2 + 11O2 à 2Fe2O3 + 8 SO2­
Kim loại phản ứng với H2O ở nhiệt độ cao.
Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe + H2O Oxit baz + H2­	
Nhận biết
CO2 : dùng dung dịch nước vôi trong (dd Ca(OH)2). Hiện tượng xảy ra : dung dịch hóa đục.
Phản ứng:	CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3¯ + H2O
CO : đem đốt sau đó dẫn sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong có kết tủa.
Phản ứng:	CO + 0,5O2 CO2 
	CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3¯ + H2O
SO2 : mùi hắc, khó ngửi, làm mất màu nâu của nước brôm.
Phản ứng:	SO2 + Br2 + H2O à 2HBr + H2SO4
SO3 : dẫn đi qua dung dịch BaCl2 có xuất hiện kết tủa trắng.
Phản ứng:	SO3 + BaCl2 + H2O à BaSO4¯ + 2HCl
NO2 : khí màu nâu, mùi hắc, độc.
N2O : chất khí, không màu.
N2O3 : chất lỏng màu xanh thẫm.
K2O, Na2O, CaO, BaO : tan được trong nước.
BeO, Al2O3, ZnO, Cr2O3 : tác dụng được với NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.
MgO, Fe2O3,  không tan trong nước.
BÀI TẬP
Cơ sở để phân loại một chất thuộc loại oxit nào (oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính) là:
Số nguyên tử oxi có trong phân tử.
Khả năng phản ứng với axit và kiềm.
Thành phần của chất và độ tan trong nước.
Cả 3 ý trên đều đúng.
Tính chất hóa học quang trọng nhất oxit được xác định bởi:
Điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Sự tương tác với axit, kiềm, nước và giữa chúng với nhau.
Ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiêïp.
Cả 3 ý trên đều đúng. 
Khi đốt cháy các chất trong oxi không khí có phải luôn luôn tạo thành oxit không?
Luôn luôn.
Chỉ đốt cháy khi đơn chất.
Chỉ khi đốt cháy hợp chất.
Không phải luôn luôn.
Trong dãy: SiO2, K2O, Cl2O7, CO, N2O5, SO2, P2O5, NO, MgO, Fe2O3 số oxit axit, oxit bazơ và oxit trung tính lần lượt là:
a.	5, 2 và 3 	b.	5, 3 và 2	c.	4, 3 và 2	d.	6, 3 và 2.
Tìm câu sai. Những phương pháp cơ bản để điều chế oxit là:
Phản ứng phân hủy hợp chất chứa oxi.
Phản ứng của hợp chất với oxi.
Phản ứng của đơn chất với nước ở nhiệt độ cao.
Phản ứng của đơn chất với oxi.
Hãy lập công thức oxit của các nguyên tố sau và gọi tên các oxit đó.
Na, Mg, C(IV), Fe(II), Fe(III), Cu(I), Cu(II).
Có những oxit sau: CuO, Fe2O3, Fe3O4, SO3, CaO, P2O5, CO, SiO2. Hãy cho biết oxit nào tác dụng được với:
a.	Nước;	b.	Axit clohiđric	c.	Dung dịch kali hiđroxit 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
Cho biết chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một trong những chất sau: NO, Na2O, KOH, CO, CO2, H2O. Viết phương trình phản ứng. 
Hãy chọn một chất trong số các chất sau: K2O, CuO, CO, SO2, CO2 tác dụng được với: 
a.	nước, tạo thành axit	b. 	nước, tạo thành dung dịch bazơ
c.	axit, tạo thành muối và nước	d.	bazơ, tạo thành muối và nước.	
Viết 3 phương trình phản ứng để chứng tỏ CO2 là oxit axit.
Viết 3 phương trình phản ứng để chứng tỏ Na2O là oxit bazơ.
Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào để có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên. Trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng.
Có hỗn hợp rắn CaO và Fe2O3. Làm thế nào có thể tách riêng được Fe2O3. Trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng.
Khí CO2 có lẫn khí HCl và khí SO3. Hãy trình bày phương pháp để thu được CO2 tinh khiết. Trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng.
Có hỗn hợp khí gồm CO có lẫn tạp chất khí CO2 và SO2. Làm thế nào để tách được những tạp chất khí CO2 và SO2 ra khỏi hỗn hợp để thu được khí CO sạch. Trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng.
Trình bày phương pháp để tách riêng CaO và MgO từ hỗn hợp rắn của chúng. Viết phương trình phản ứng nếu có.
Có 4 chất bột màu trắng là Na2O, P2O5, MgO và Al2O3. Chỉ được dùng thêm nước và quỳ tím. Hãy nêu cách để phân biệt từng chất. Viết phương trình phản ứng nếu có. 
Hãy viết công thức hóa học của các oxit có thành phần khối lượng như sau:
a.	Na: 74,2%	b.	Fe: 72,414%	c.	S: 40%
Cho 8g đồng (II) oxit tác dụng với 125g dung dịch H2SO4 20% .
Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Để hòa tan hoàn toàn 2,4g oxit kim loại hóa trị II cần dùng 10g dung dịch HCl 21,9%. Hỏi đó là oxit của kim loại nào ?
8 g oxit kim loại hóa trị III tác dụng hết với 300ml dung dịch HCl 1M. Hãy xác định nguyên tố kim loại.
28g oxit của kim loại hóa trị II tác dụng hết với 0,5 lít dung dịch H2SO4 1M. Hãy xác định công thức phân tử của oxit kim loại đó.
Khi hòa tan một oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 11,8%. Hãy xác định công thức phân tử của oxit kim loại đó.
Cho 2,4g đồng (II) oxit tác dụng với 200g dung dịch axit nitric 15,5%.
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính khối lượng axit đã tham gia phản ứng.
Tính khối lượng muối đồng được tạo thành.
Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc. 
Hòa tan hoàn toàn 9,3g natri oxit vào nước, thu được 300g dung dịch. Hãy tính:
Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Tính thể tích khí cacbonic (đktc) tác dụng vừa đủ với dung dịch nói trên để thu được muối natri cacbonat. 
Tíng lượng H2SO4 điều chế được khi cho 40kg SO3 hợp nước. Biết hiệu suất phản ứng là 95%.
Hòa tan hết 10,9g hỗn hợp Fe và Fe2O3. Trong dung dịch HCl 20% (d = 1,1g/ml). Thu được 1,12 lít khí hiđro ở đktc.
Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Tính thành phần phần trăm của Fe và Fe2O3 có hỗn hợp.
Tính thể tích dung dịch HCl vừa đủ cho phản ứng. 
Hòa tan 15,5g Na2O vào nước tạo thành 0,5 lít dung dịch A. Tính nồng độ mol của dung dịch A.
Cho thêm bao nhiêu gam SO3 vào dung dịch H2SO4 10% để được dung dịch H2SO4 20%. 
Hòa tan 3,2g Fe2O3 trong dung dịch HNO3. 
Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Tính khối lượng muối tạo thành.
Tính khối lượng HNO3 nguyên chất đã dùng, biết rằng đã dùng dư 2% so với lượng HNO3 cần để phản ứng. 
v v v
Ghi chú: Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại (Dãy Beketôp):
Li K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe(II) Ni Sn Pb 1H Cu Fe(III) Hg(I) Ag Hg(II) Pt Au
* Ý nghĩa:	- Độ hoạt động hóa học giảm dần từ trái qua.
	- Kim loại trước Mg + H2O(điều kiện thường) à kiềm + H2­
	- Kim loại trước H + một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) à H2­
	- Từ Mg trở đi: Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối.

File đính kèm:

  • docBai 1 TCHH Oxit Day them.doc