Bài giảng Bài 1: Ôn tập hóa học 8

1.1. kiến thức :

- học sinh hệ thống lại kiến thức đã học ở lớp 8: nguyên tố hóa hoc, nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, mối quan hệ giữa các chất, các loại phản ứng, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học.

1.2. kĩ năng:

- rèn học sinh kĩ năng viết phương trình phản ứng.

- hs so sánh, phân biệt các loại phản ứng.

1.3. thái độ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1: Ôn tập hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 
Tiết ppct: 01 BÀI 1: ÔN TẬP HÓA HỌC 8
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức :
- Học sinh hệ thống lại kiến thức đã học ở lớp 8: Nguyên tố hóa hocï, nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, mối quan hệ giữa các chất, các loại phản ứng, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn học sinh kĩ năng viết phương trình phản ứng..
- HS so sánh, phân biệt các loại phản ứng.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn Hóa học.
2.TRỌNG TÂM:
	Mối quan hệ các loại chất vô cơ.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập.
3.2. Học sinh: Kiến thức lớp 8.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số HS.
 4.2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
 4.3. Giảng bài mới: 
Để củng cố các kiến thức lớp 8, các em cần hệ thống lại các chất vô cơ: Có mấy loại chất vô cơ ? Gồm những phản ứng nào ? Và viết phương trình phản ứng ra sao? Tìm hiểu tiết 1 “ Ôn tập Hoá 8”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các chất.
Phương pháp: vấn đáp
 GV:Vừa thông báo vừa thiết lập sơ đồ.
 chất
Nguyên tử Đơn chất
Phân tử Hợp chất
HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm nêu các định nghĩa và cho ví dụ.
 Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa các chất.
 Phương pháp: vấn đáp.
 GV: Nêu một số câu hỏi: 
Đơn chất có tác dụng với đơn chất hay không ? Cho ví dụ ?
 HS: Đơn chất tác dụng với đơn chất :
2H2 + O2 2H2O
 GV: Đơn chất có tác dụng với hợp chất hay không?
 HS: Liên hệ điều chế H2 trong phòng thí nghiệm. 
Đơn chất tác dụng với hợp chất.
Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2­
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận hai yêu cầu: hợp chất tác dụng với hợp chất, hợp chất bị phân hủy
HS:Thảo luận và viết phương trình hóa học minh họa.
Hoạt động 3: Các loại phản ứng.
Phương pháp: vấn đáp
 GV: Dựa vào dấu hiệu phản ứng, sự thay đổi thành phần, tìm hiểu về các loại phản ứng.
GV: Yêu vầu học sinh nêu định nghĩa và cho ví dụ phản ứng hóa hợp.
 HS: Viết được: 2H2 + O2 2H2O
GV: Phản ứng phân hủy là gì ? Viết PTHH minh họa?
 HS: Viết được: CaCO3 CaO + CO2 
GV: Thế nào là phản ứng oxi hóa khử ? Viết PTHH minh họa?
HS: CuO + H2 Cu + H2O
GV: Phản ứng thế là gì? 
HS: Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2­
Hoạt động 4: Định luật bảo toàn khối lượng.
Phương pháp: Vấn đáp.
GV: Thế nào là định luật bảo toàn khối lượng và công thức tính về khối lượng?
HS:mA + mB = mC + mD
GV: Cho học sinh làm các bài tập/ 54 SGK
HS: Aùp dụng tính.
GV: Nhận xét. Cho điểm.
Hoạt động 5: Các công thức tính
Phương pháp: Thảo luận.
GV: Liên hệ kiến thức lớp 8 yêu cầu học sinh viết công thức tính tỉ khối chất khí. 
MA
HS: Công thức: 
MB
 dA/B = 
MA
29
 dA/KK = 
GV: Nhận xét, sửa sai nếu có.
GV: Gợi ý , hướng dẫn học sinh hình thành sơ đồ: sự chuyển đổi giữa lượng chất ( mol ) – khối lượng chất – thể tích chất khí ( đktc )
HS:Thảo luận nhóm, hoàn thành sơ đồ. Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả.
GV: Lưu ý học sinh nhớ điều kiện thường một mol khí chiếm thể tích là 24 l.
GV:Yêu cầu HS viết công thức C %, tìm mct, mdd
HS: C % = x 100% 
mct = x C% 
mdd = x100% 
GV: Yêu cầu HS viết công thức tính CM, tìm n, Vdd.
HS: Công thức : CM = 
V = 
n = CM xV
Hoạt động 6: Hợp chất vô cơ.
Phương pháp : Vấn đáp
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận: 
Nêu định nghĩa và phân loại oxit, axit, bazơ, muối.
HS: Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung.
I. Các loại chất:
- Nguyên tử : Al, O, Cu, .
- Phân tử : O2, N2, CO2,.
-Đơn chất : Fe, H2,..
- Hợp chất : H2O, CO2, .
II. Mối quan hệ các loại chất:
1. Đơn chất tác dụng với đơn chất:
2H2 + O2 2H2O
2. Đơn chất tác dụng với hợp chất:
2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2­
3. Hợp chất tác dụng với hợp chất:
CaO + H2O ® Ca(OH)2
4. Hợp chất bị phân hủy:
CaCO3 CaO + CO2
III. Một số loại phản ứng:
1. Phản ứng hóa hợp:
P2O5 + 3H2O ® 2 H3PO4
2. Phản ứng phân hủy: 
2KClO3 3KCl + 3O2
3. Phản ứng oxi hóa khử:
Fe2O3 + 3H2 2Fe + H2O
4. Phản ứng thế:
2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2
IV. Định luật bảo toàn khối lượng:
Định luật bảo toàn khối lượng SGK/ 53.
mA + mB = mC + mD
V. Công thức tính : m, n, V, CM , C%:
1. Công thức tính tỉ khối chất khí.
MA
MB
 dA/B = 
MA
29
 dA/KK = 
2. Công thức tính : m, n, V (khí)
 n = 
Khối lượng Số mol 
chất (m) m = n.M chất (n)
 V = n x22,4
 Thể tích chất khí (V)
 n = 
3. Công thức tính: C%, CM.
C % = x 100%
CM = 
VI. Oxit, axit, bazơ, muối:
1. Oxit:
- Oxit axit: CO2 , N2O5 ,
- Oxit bazơ: Na2O, BaO, 
2. Axit :
- Axit có oxi :H2SO4, HNO3,
- Axit không có oxi: HCl, HBr, 
3. Bazơ:
- Bazơ tan (kiềm): NaOH, KOH,
- Bazơ không tan: Fe(OH)2, Cu(OH)2,
4. Muối :
- Muối trung hòa: Na2CO3,
- Muối axit: NaHCO3,
 4.4 Củng cố và luyện tập:(bảng phụ)
BT1: Em hãy viết CTHH của các chất có tên gọi sau và phân loại chúng theo mẫu sau:
Tên gọi
CTHH
Phân loại
Đồng(II) Oxit,
Kali cacbonat,
Natri hidroxit,
axit sunfuric,
lưu huỳnh dioxit,
bari sunfat,
nhôm hidroxit,
axit clohidric,
sắt (III) oxit,
BT2: Hoàn thành các PTPƯ sau:
a. P	+	O2	--> 	?
b. Fe	+	O2	-->	?
c. Zn	+	?	-->	?	+	H2 
d. ?	+	?	-->	H2O
e. P2O5	 +	?	--> H3PO4
f. CuO +	?	-->	Cu	+	?
g. Na	+	?	-->	?	+ 	H2	
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Ôn lại kiến thức đã học. 
- Rèn kỹ năng viết các phương trình phản ứng.
- Xem trước bài TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
+ Oxit gồm mấy loại, cho ví dụ?
+ Tìm hiểu TCHH của oxit?
- Mang SGK hóa 9 theo học.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm: 	
* Hạn chế: 	

File đính kèm:

  • docH9-1.doc