Bài giảng Bài 1 : Mở đầu môn hóa học (tiết 36)

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS biết được khái niệm hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của hóa học. Biết được môn Hóa học là môn học quan trọng và bổ ích.

 - Giúp HS biết rằng Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

2. Kỹ năng:

Rèn cho HS hình thành kỹ năng ban đầu tiếp nhận kiến thức mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1 : Mở đầu môn hóa học (tiết 36), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần. 	Ngày soạn:
Tiết . 	 Ngày daïy: 
Bài 1 : MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS biết được khái niệm hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của hóa học. Biết được môn Hóa học là môn học quan trọng và bổ ích.
	- Giúp HS biết rằng Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
2. Kỹ năng: 
Rèn cho HS hình thành kỹ năng ban đầu tiếp nhận kiến thức mới.
3. Thái độ: 
Giáo dục HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn Hóa học và biết phải biết làm thế nào để học tốt môn Hóa học.
B. CHẨN BỊ :
- GV: dụng cụ và hóa chất thí nghiệm:
+ 3 lọ hóa chất: 	Lọ 1 chứa dd natri hiđroxit
	Lọ 2 chứa dd đồng sunfat
	Lọ 3 chứa dd axit clohiđric
+ 1 cây đinh sắt đã đánh sạch
+ 2 ống nghiệm và 1 giá gỗ
+ 1 ống nhỏ giọt
+ Bảng phụ
HS: đọc trước bài ở nhà
- PP: Vaán ñaùp , quan saùt thí nghieäm
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
I. Ổn định lớp:
II. Kieåm tra baøi cuõ
 III. Baøi môùi
1)Giôùi thieäu
Hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Và phương pháp nào giúp chúng ta học tốt môn Hóa học? Đó chính là mục tiêu chúng ta cần nắm được trong tiết học đầu tiên của môn Hóa học.
 2) Caùc hoaït ñoäng:
a. Hoạt động 1: 	I. Hóa học là gì?
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
- Giáo viên đặt vấn đề: Để bắt đầu và tiếp tục học môn Hóa học thì trước hết các em cần phải trả lời được câu hỏi: “Em hiểu thế nào là Hóa học?”. Để có thể hiểu rõ “Hóa học là gì” thì chúng ta sẽ tìm hiểu một vài thí nghiệm đơn giản trong sgk.
- Gọi 1 học sinh đọc mục 1-thí nghiệm sgk trang 3.
- GV trưng bày các lọ hóa chất đã chuẩn bị cho HS quan sát. 
- Yêu cầu HS quan sát và cho biết trạng thái, màu sắc của các chất trong lọ.
- Tiến hành làm thí nghiệm:
+ TN 1: Cho vào ống nghiệm 1: 1ml dd CuSO4 và 1ml dd NaOH
+ TN 2: Cho vào ống nghiệm 2: 1ml dd HCl và 1 cây đinh sắt
+ TN 3: Cho vào ống nghiệm 3: 1ml dd CuSO4 và 1 cây đinh sắt
- Gọi các nhóm trình bày các kết quả quan sát được. 
- Nhận xét, bổ sung
- Hỏi: Qua việc ngiên cứu các thí nghiệm trên, các em có thể rút ra được kết luận gì?
- Đưa ra bài tập nhỏ và gọi HS trả lời: Theo các em cách sử dụng nào sau đây đúng? Vì sao?
Nguời ta sử dụng cốc nhôm để đựng:
a) Nước
b) Nước vôi
c) Giấm ăn
- Giảng giải: HS chưa giải thích được “Vì sao?”. → GV thông báo: “Sở dĩ các em chưa biết được cách nào đúng, cách nào sai và chưa giải thích được là vì chúng ta chưa có kiến thức về Hóa học. Vì vậy, chúng ta cần phải học Hóa học, hiểu được Hóa học và biết ứng dụng của chúng để vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống”.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận khái niệm Hóa học
- Nhận xét, và cho HS ghi bài
Æ Chuyển ý: Vậy Hóa học có vai trò như thế nào trong đời sống chúng ta? → II
- Theo dõi, lắng nghe
- HS đọc các thí nghiệm sgk trang 3
- Quan sát các lọ hóa chất và đối chiếu với những thông tin sgk.
- Nhận xét và ghi lại :
+ Lọ 1: dd NaOH là chất trong suốt, không màu
+ Lọ 2: dd CuSO4 là chất lỏng trong suốt, màu xanh
+ Lọ 3: dd HCl là chất lỏng trong suốt, không màu
- Quan sát và ghi lại hiện tượng xảy ra
- Trình bày:
+ TN 1: ống nghiệm 1: dd không còn rong suốt, có chất mới màu xanh không tan sinh ra sau khi trộn 2 chất vào nhau.
+ TN 2: ống nghiệm 2: dd trong ống nghiệm sủi bọt khí liên tục.
+ TN 3: ống nghiệm 3: cây đinh sắt (phần tiếp xúc với dd HCl) có màu đỏ.
→ Ở các thí nghiệm trên đều có sự biến đổi chất.
- Suy nghĩ dựa vào kiến thức trong cuộc sống trả lời
→ Câu a đúng. Vì
- Lắng nghe
- Rút ra kết luận và ghi vào vở
Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng.
b. Hoạt động 2: 	II. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta?
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi đưa ra:
+ Em hãy kể 3 loại vật dụng sinh hoạt được sản xuất từ: nhôm, sắt, đồng, chất dẻo
+ Hãy kể 1 vài loại sản phẩm hóa học được dùng trong sản xuất nông nghiệp?
+ Hãy kể tên những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của các em và cho việc bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng?
- Như vậy, em thấy Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta?
- Nhận xét, cho HS ghi nội dung
- Suy nghĩ trả lời:
→ + Sắt: cuốc, len, khung cửa...
 + Nhôm: soong, nồi, xô, thao..
 + Chất dẻo: giầy dép, cao su, thao, xô
→ Phân bón hóa học ( NPK), thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất bảo quản thực phẩm
→ Tập sách, viết, thước, cặp da, gươm tẩy, bàn ghế, quần áo, khăn quàng.
→ các lọai thuốc chữa bệnh, thuốc bổ
→ Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
- Ghi bài vào vở
Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
c. Hoạt động 3: 	III. Các em cần phải làm gì để học tốt môn Hóa học?
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi:
+ Theo em, để học tốt môn Hóa học, các em cần phải làm gì?
- Gợi ý cho HS trả lời như 2 nội dung chính sgk.
+ Khi học tập môn Hóa học cần chú ý tới các hoạt động nào?
+ Vậy cần có phương pháp như thế nào để học tốt môn Hóa học?
+ Vậy học như thế nào được coi là học tốt môn Hóa học?
- GV nhận xét , rút ra kết luận
- Nghiên cứu thông tin sgk và trả lời.
- Trả lời theo 2 mục thông tin sgk
→ + Thu thập kiến thức
 + Xử lý thông tin
 + Vận dụng kiến thức
 + Ghi nhớ kiến thức
→ + Nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức
 + Biết làm thí nghiệm
 + Có hứng thú, say mê
 + Nhớ có chọn lọc
 + Tự đọc tài liệu tham khảo
- Rút ra kết luận và trả lời
1. Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn Hóa học:
- Thu thập kiến thức
- Xử lý thông tin
-Vận dụng và ghi nhớ kiến thức
2. Phương pháp học tập môn Hóa như thế nào là tốt?
 Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
IV. CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ:
.	- Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 5
	- GV đưa ra một số câu hỏi → gọi HS trả lời:
	1) Hóa học là gì?
	2) Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta?
	3) Cần phải làm gì để học tốt môn Hóa học?
V. DẶN DÒ:
	- Học bài
	- Xem trước bài 2: “ CHẤT”
D. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8(3).doc