Bài giảng Bài 1: Mở đầu môn hóa học (tiết 32)

. MỤC TIÊU:

 - Học sinh biết Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đđổi chất và ứng dụng của chúng. Hóa học là môn học quan trọng và bổ ích.

 - Bước đđầu học sinh biết rằng Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức hóa học về các chất, và ứng dụng của chúng trong cuộc sống.

 - Hướng dẫn cho học sinh phương pháp để có thể học tốt môn Hóa học. Một trong những điều kiện cơ bản nhất là học sinh phải có hứng thú, say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọcđsách. Đặc biệt chú ý phương pháp rèn luyện tư duy, óc suy luận sáng tạo.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 

doc37 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1: Mở đầu môn hóa học (tiết 32), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ät vối hợp chất, hiểu được trong một chất (đơn chất và cả hợp chất) các nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	1./ Phương pháp: Đàm thoại – trực quan. 
	2./ Phương pháp dạy học:
	- Mô hình mẫu các chất: kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro, nước và muối ăn.
	- Sơ đồ 3 trạng thái của chất rắn, lỏng, khí.
	- Bảng phụ bài tập 1/trang 25 và 3/trang 26 (chuẩn bị điền khuyết).
C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
	1./ Kiểm tra bài cũ:
	- Nguyên tố hóa học là gì? Kí hiệu hóa học có ý gì?
	- Nguyên tử khối là gì? Thế nào là đ.v.C ?
	2./ Tổ chức dạy và học: 
	Đặt vấn đề: Chất được cấu tạo từ nguyên tử mà mỗi loại nguyên tử là một nguyên tố hóa học. Vậy ta có thể nói chất được tạo nên từ nguyên tố hóa học được không? Mỗi chất tạo nên từ một nguyên tố, nhiều nguyên tố người ta gọi là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu vấn đề này. Giáo viên ghi tựa bài.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bài
	Hoạt động 1:
	Giáo viên cho một số ví dụ ghi lên bảng:
	- Khí hidro do nguyên tố H tạo nên.
	- Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên.
	- Natri do nguyên tố Na tạo nên.
	- Nhôm do nguyên tố Al tạo nên.
	Từ đó hỏi học sinh các chất trên đều do mấy nguyên tố tạo nên?
	Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận: đơn chất chia làm mấy loại?
Yêu cầu học sinh cho biết đơn chất kim loại có những tính chất gì khác với đơn chất phi kim?
	Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của đơn chất.
	Tiếp đến giáo viên giải thích về kết luận đối với kim loại, đối với phi kim. Cho học sinh xem tranh vẽ mô hình tượng trưng mẫu kim loại đồng, khí hiđro, khí oxi.
	Chuyển ý: chất được tạo nên bởi một nguyên tố gọi là đơn chất. Vậy chất tạo nên bởi 2, 3 nguyên tố (nhiều nguyên tố) gọi là gì?
	Hoạt động 2:
	Giáo viên cũng cho một số ví dụ ghi lên bảng:
	- Nước tạo nên từ nguyên tố H, O.
	- Muối ăn tạo nên từ nguyên tố Na, Cl.
	- Axit sunfuric tạo nên từ nguyên tố H, S, O.
	® Chất do nhiều nguyên tố tạo nên gọi là hợp chất.
	Học sinh trả lời tản mạn, giáo viên chốt lại:
	- Giống nhau: đều là chất (giúp học sinh phân biệt được hỗn hợp và hợp chất)
	- Khác nhau: đơn chất do một nguyên tố còn hợp chất do nhiều nguyên tố tạo nên.
 Về đặc điểm cấu tạo hợp chất giáo viên dùng tranh vẽ 1.12, 1.13 giải thích các nguyên tử liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định.
	- HS thảo luận, trả lời và dẫn đến định nghĩa đơn chất.
 - Học sinh tiến hành thảo luận ® kết luận.
	- Định nghĩa đơn chất (2, 3 học sinh phát biểu)
	- HS đọc phần đặc điểm cấu tạo của đơn chất trong SGK trang 22.
 - Học sinh chú ý xem tranh vẽ và phát biểu lại đặc điểm cấu tạo của đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
	- HS nhận xét các chất trên do mấy nguyên tố tạo nên?
 - HS định nghĩa lại hợp chất.
 - HS thảo luận và đưa ra vấn đề so sánh giữa đơn chất và hợp chất.
	- HS thảo luận cho biết hợp chất chia làm mấy loại? (vô cơ và hữu cơ, riêng hữu cơ sẽ học cuối lớp 9)
	- HS định nghĩa lại hợp chất và ghi bài.
	Đọc trang 23 phần đặc điểm cấu tạo của hợp chất.
I. Đơn chất:
	1./ Định nghĩa:
	Là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
	Ví dụ : nhôm, oxi
	2./ Đặc điểm cấu tạo:
	Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
	Ví dụ : đồng.
	- Trong đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2.
	Ví dụ: khí oxi, hidro.
II. Hợp chất
	1./ Định nghĩa:
	Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
	Ví dụ: nước, khí cacbonic.
	2./ Đặc điểm cấu tạo:
	Trong hợp chất nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ về một thứ tự nhất định.
D. CỦNG CỐ:
	Bài tập 2 trang 25.
E. DẶN DÒ:
	Xem phần III trang 24.
Tuần 	05	Ngày soạn: 	___/___/___	
Tiết 	09	Ngày dạy:	___/___/___
Bài 6
ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ
(tiếp theo)
A. MỤC TIÊU:
	- Hiểu đượcc phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Giúp học sinh hiểu và xây dựng được phân tử khối.
	- Hiểu được chất đều có hạt hợp thành là phân tử trừ đơn chất kim loại hay vài phi kim. Chất có thể có 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí (hơi). Ở thể khí khoảng cách giữa các hạt hợp thành rất lớn.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	1./ Phương pháp: Đàm thoại – trực quan. 
	2./ Phương pháp dạy học:
	- Mô hình mẫu các chất: kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro, nước và muối ăn.
	- Sơ đồ 3 trạng thái của chất rắn, lỏng, khí.
	- Bảng phụ bài tập 5, 6/trang 26 (chuẩn bị điền khuyết).
C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
	1./ Kiểm tra bài cũ: So sánh đơn chất và hợp chất. Cho ví dụ mỗi loại.
	2./ Tổ chức dạy và học: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bài
	Hoạt động 1:
	Giáo viên trở lại các tranh vẽ chỉ ra:
	- Khí oxi và hidro có hạt hợp thành gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau.
	- Nước có hạt hợp thành gồm hai nguyên tử H và một nguyên tử O liên kết.
	- Muối ăn có hạt hợp thành gồm một nguyên tử Natri và một nguyên tử Cl liên kết.
	Giáo viên cho biết tính chất của chất phải là tính chất của từng hạt. Vậy mỗi hạt thể hiện đây đủ tính chất hóa học của chất, là đại diện cho chất về mặt hóa học được gọi là phân tử.
	Cũng như nguyên tử, phân tử có khối lượng rất nhỏ và người ta dùng đ.v.C để diễn tả gọii là Phân tử khối.
	Hướng dẫn cho học sinh tính phân tử khối của một số chất.
	Từ đó lưu ý học sinh phân tử đơn chất gồm những nguyên tử cùng loại còn phân tử hợp chất gồm những nguyên tử khác loại liên kết với nhau.
	Lưu ý thêm đối với đơn chất kim loại và phi kim ở thể rắn (C, S, P) phân tử chỉ gồm một nguyên tử, còn phần lớn đơn chất phi kim ở thể khí như oxi, nitơ, hidro, clo phân tử gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau.
	Hoạt động 2:
	Giáo viên đặt câu hỏi 1 chất có thể tồn tại ở những thể nào? (rắn, lỏng, khí hay hơi)
	Cho học sinh xem sơ đồ ba trạng thái của chất (1.14)
	Giáo viên giải thích rõ hơn và cho học sinh ghi bài.
	HS thảo luận chỉ ra các hạt hợp thành của một chất thì như thế nào? (đồng nhất như nhau về thành phần và hình dạng)
	HS đđịnh nghĩa lại phân tử là gì? Kết luận và ghi bài.
 Thảo luận phân tử khối là gì? Đơn vị tính?
	HS thảo luận cho biết phân tử của đơn chất gồm những nguyên tử nào? Còn phân tử của hợp chất?
	Học sinh đọc phần IV/trang 24 và thảo luận ở mỗi trạng thái của chất các hạt (nguyên tử hay phân tử) chuyển động và sắp xếp thế nào?
III. Phân tử:
	1./ Định nghĩa:
	Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
	2./ Phân tử khối:
	Là khối lượng của phân tử tính bằng đ.v.C. 
	Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử có trong phân tử.
	Ví dụ:
	Phân tử khối của CO2:
	CO2 = 12 + (16 . 2) = 44
IV. Trạng thái của chất:
	Tùy điều kiện (nhiệt độ và áp suất) một chất có thể ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, hơi.
	- Rắn: các hạt xếp khít nhau và dao động tại chỗ.
	- Lỏng: các hạt gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau.
	- Khí: các hạt rất xa nhau và chuyển động hỗn độn.
D. CỦNG CỐ:
	- Bài tập 1, 5 trang 25, 26.
	- Dùng bảng phụ cho học sinh đánh dấu (bài tập 3, 6)
E. DẶN DÒ:
	Làm các bài tập còn lại và xem trước “BÀI THỰC HÀNH SỐ 2”
Tuần 	05	Ngày soạn: 	___/___/___	
Tiết 	10	Ngày dạy:	___/___/___
Bài 7
BÀI THỰC HÀNH 2
A. MỤC TIÊU:
	- Nhận biết được phân tử là hạt hợp thành củ hợp chất.
	- Rèn luyện kỹ năng sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	1./ Đồ dùùng dạy học:
	- Dụng cụ: ống nghiệm, đũa thủy tinh, giá ống nghiệm, cốc thủy tinh, nút cao su.
	- Hóa chất: dung dịch amoniac đặc, thuốc tím, giấy quì tím, nước sạch.
	2./ Nội dung thực hành:
	- Sự lan tỏa của chất khí (amoniac).
	- Sự lan tỏa của chất rắn tan trong nước (kali pemanganat KMnO4)
C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bài
	Thí nghiệm 1:
 Yêu cầu học sinh cho biết hóa chất và dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm 1.
Các thao tác để tiến hành thí nghiệm?
	Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
 Thí nghiệm 2:
	Cho biết hóa chất, dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm.
	Giới thiệu tranh (hình 1)
	Các thao tác để tiến hành thí nghiệm?
	Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
	(Giáo viên lưu ý học sinh mùi của amoniac rất khó chịu nên khi mở, đóng năp lọ amoniac phải thao tác nhanh)
	Giáo viên giới thiệu hóa chất, dụng cụ, tranh vẽ (hình 2)
	Hướng dẫn các thao tác làm thí nghiệm.
	(Giáo viên lưu ý cho học sinh lấy rất ít thuốc tím: vài hạt)
	Quan sát sự đổi màu của nước:
	Cho biết mục đích của bài thực hành.
 Học sinh đọc và trao đổi phần mở đề trong S

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa Hoc 8 Chuong I.doc