Bài giảng Bài 1: Mở đầu môn hóa học (tiết 2)

MỤC TIÊU

1/ Kiến Thức: HS biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng, hóa học là một môn học quan trọng và bổ ích.

- Bước đầu các học sinh biết: Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

- Học sinh biết sơ bộ về phương pháp học tậpbộ môn và phải biết làm thế nào để có thể học tốt môn Hóa học.

 

doc115 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1: Mở đầu môn hóa học (tiết 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/ ĐỊNH NGHĨA 
GV: Thuyết trình cho HS ghi vào vở.
Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.
+ Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng.
+ Chất mới sinh ra gọi là chất chất tạo thành hay sản phẩm.
GV: Giới thiệu phương trình chữ của bài 2/47:
Lưu huỳnh + Oxi Lưu huỳnhđioxít
 (chất tham gia) ( chất sản phẩm)
GV: Chú ý cho HS giữa chất tham gia và sản phẩm có “ “
GV: Yêu cầu HS viết phương trình chữ của hiện tượng hóa học ở 3/47 và ghi rỏ chất tham gia và sản phẩm?
GV: Giới thiệu các phản ứng cháy trong không khí là phản ứng với Oxi.
GV: Yêu cầu HS thảo luận bài tập sau:
Hãy cho biết các biến đổi sau hiện tượng nào là hiện tượng hóa học và ghi phương trình chữ của các hiện tượng đó?
 a/ Cồn đốt trong không khí tạo thành khí cacbonic và nước.
 b/ Chế biến gỗ thành bàn, giấy, ghế,...
 c/ Đốt bột nhôm trong không khí tạo ra nhôm oxít.
GV: Yêu cầu các HS khác đọc các phương trình chữ?
GV: Thông báo: Trong quá trình phản ứng lượng chất phản ứng giảm dần lượng sản phẩm tăng dần.
HS: Ghi vào vở.
HS: Thảo luận 2’
2c/ 
 canxicacbonát 
 canxi oxít + CO2 
(chất tham gia)
 (chất sản phẩm)
3/ parafin + oxi
 cacbonic + nước 
(chất tham gia)
 (chất sản phẩm)
HS: Đọc các phương trình chữ.
HS: Thảo luận 2’
Hiện tượng hóa học a,c.
Cồn + oxi to cacbonic
 + nước 
nhôm + oxi nhôm oxít
HS: Đọc phương trình chữ.
HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
 * Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.
+ Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng.
+ Chất mới sinh ra gọi là chất chất tạo thành hay sản phẩm.
Lưu huỳnh + Oxi 
 Lưu huỳnhđioxít
 (chất tham gia) 
 ( chất sản phẩm)
Chú ý: Trong quá trình phản ứng lượng chất phản ứng giảm dần lượng sản phẩm tăng dần.
15’
HOẠT ĐỘNG 4: II/ DIỂN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về phân tử là gì?
GV: Treo hình 2.5 và yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau theo nhóm.
1/ Trước phản ứng có những phân tử nào, các nguyên tử nào liên kết với nhau?
2/ Sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau?
3/ Trong quá trình phản ứng số nguyên tử hiđro và số oxi có thay đổi không?
4/ Các phân tử trước và sau phản ứng có gì khác nhau không?
GV: Từ các nhận xét trên các em rút ra kết luận về phản ứng hóa học là gì?
HS: Phân tử là hạt đại diện cho chất và thể hiện đầy đủ tính chất của chất
HS: Tổ chức nhóm:
1/ Có hai phân tử hiđro và một phân tử oxi
- Hai nguyên tử hiđro liên kết với nhau tạo một phân tử hiđro.
- Hai nguyên tử oxi liên kết với nhau tạo phân tử oxi.
2/ Sau phản ứng các phân tử nước được tạo thành (có một nguyên tử oxi liên kết với hai nguyên tử hiđro.
3/ Số nguyên tử hiđro và oxi không thay đổi.
4/ Trước phản ứng các nguyên tử hiđro và oxi liên kết với nhau.
 Sau phản ứng nguyên tử hiđro và oxi liên kết với nhau
HS: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kếtgiữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến thành phân tử khác.
 * Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến thành phân tử khác.
5’
HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỐ – DẶN DÒ
GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính.
1/ Phản ứng hóa học là gì?
2/ Diễn biến của phản ứng hóa học?
GV: Bài tập về nhà 1, 2, 3 trang 50.
 Xem tiếp phần còn lại.
HS: Trả lời các câu hỏi.
HS: Lắng nghe.
1/ Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.
+ Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng.
+ Chất mới sinh ra gọi là chất chất tạo thành hay sản phẩm.
2/ Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến thành phân tử khác.
D/ HƯỚNG DẪN BÀI TẬP SGK
2a/ 50 Vì hạt hợp thành của hầu hết các chất là phân tử, mà phân tử thể hiện đầy đủ tính chất của chất. Đơn chất là kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử, nên nguyên tử tham gia phản ứng hóa học (tạo ra liên kết với nguyên tử nguyên tố khác). 
 3/ 50 Parafin + oxi Nước + Khí cacbon đioxít.
 Chất phản ứng: Parafin và Oxi. Chất tạo thành (sản phẩm): Nước và Cacbonđioxít.
E/ BỔ SUNG 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Duyệt của tổ trưởng
Tuần: 10	Ngày soạn:
Tiết: 19	Ngày dạy:
 BÀI 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC 
A/ MỤC TIÊU
1/ Kiến Thức: HS biết điều kiện để có phản ứng hóa học.
 HS biết dấu hiệu để nhận ra phản ứng hóa học có xảy ra hay không. 
	2/ Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết phương trình chữ, phân biệt được các chất tham gia và tạo thành trong một phản ứng hóa học. 
	3/ Thái độ, tình cảm: Thông qua sự biến đổi các chất giúp HS ham thích môn học và hứng thú tìm tòi các hiện tượng trong đời sông thể hiện các phản ứng hóa học.
B/ CHUẨN BỊ
1/ Phương pháp: Trực quan, thảo luận, đàm thoại, gợi mở,...
2/ Chuẩn bị:
a/ Giáo viên: Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, muôi sắt, khai nhựa.
	Hóa chất: nhôm (kẽm), DD HCl, DD BaCl2, DD CuSO4, DD Na2SO4, P đỏ.
b/ Học sinh: Đọc thông tin SGK, các bài tập.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7’
HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ 
GV: Yêu cầu HS trả lời lý thuyết.
1/ Nêu định nghĩa phản ứng hóa học, giải thích chất tham gia, sản phẩm?
2/ Diễn biến của phản ứng hóa học là gì?
GV: Nhận xét, đánh giá.
HS 1: Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.
+ Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng.
+ Chất mới sinh ra gọi là chất chất tạo thành hay sản phẩm.
HS 2: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến thành phân tử khác.
2’
HOẠT ĐỘNG 2: VÀO BÀI MỚI
GV: Chúng ta đã biết thế nào là phản ứng hóa học. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu về điều kiện gì để có phản ứng hóa học xảy ra và làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
HS: Lắng nghe và ghi tựa bài. 
18’
HOẠT ĐỘNG 3: III/ KHI NÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC 
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Cho kẽm vào DD HCl và quan sát.
GV: Qua thí nghiệm trên em có thấy hiện tượng gì? Vậy để cho phản ứng xảy ra cần có điều kiện gì?
GV: Thuyết trình thêm:
Các em muốn phản ứng xảy ra dể dàng thì bề mặt phải nhiều (dạng bột tiếp xúc dể hơn dạng lá).
GV: Nếu ta để P đỏ và than trong không khí thì chúng có thể tự bốt cháy hay không?
GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm đốt Pđỏ và than trong không khí, yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xétvà rút ra kết luận?
GV: Từ gạo chúng ta muốn chuyển thành rượu thì ta cần có cho vào chất gì?
GV: Vậy các em thảo luận Chất xút tác là gì?
GV: Yêu cầu HS trả lời Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
HS: Làm thí nghiệm và quan sát:
Có bọt khí.
Mẩu kẻm nhỏ dần.
 Vậy các chất phải tiếp xúc với nhau.
HS: Trả lời là không.
Một số cần đun nóng đến nhiệt độ thích hợp.
 Có những phản ứng cần có mặt chất xút tác.
HS: Thảo luận 2’
 Chất xút tác là chất kích thích cho phản ứng sảy ra nhanh hơn, nhưng không bị biến đổi sau khi phản ứng kết thúc
HS: 
- Các chất tham gia phải tiếp xút với nhau.
- Một số phản ứng cần có nhiệt độ.
- Một số phản ứng cần có mặt chất xút tác.
Chất xút tác là chất kích thích cho phản ứng sảy ra nhanh hơn, nhưng không bị biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.
 * Các chất tham gia phải tiếp xút với nhau.
- Một số phản ứng cần có nhiệt độ.
- Một số phản ứng cần có mặt chất xút tác.
10’
HOẠT ĐỘNG 4: IV/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA
GV: Yêu cầu HS quan sát các chất trước khi làm thí nghiệm.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Cho DD BaCl2 vào DD Na2SO4 .
Cho kẽm vào DD CuSO4. 
GV: Yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét.
GV: Qua các thí nghiệm em nào cho biết làm thế nào nhận biết có phản ứng xảy ra?
HS: Quan sát và tiến hành thí nghiệm
HS: Rút ra kết luận.
- Ở ống 1 có chất màu trắng xuất hiện
- Ở ống 2 dây kẽm có một lớp màu đỏ bám vào
HS: Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ta dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành (Màu sắc, tính tan, trạng thái,...)
 * Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ta dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành (Màu sắc, tính tan, trạng thái,...)
8’
HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỐ – DẶN DÒ
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
1/ Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
2/ Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
GV: Bài tập về nhà 5, 6 trang 51.
 Chuẩn bị xem trước bài thực hành và 1 chậu nươ

File đính kèm:

  • docGA HOA 8 HK I .doc
Giáo án liên quan