Bài giảng Bài 1: Mở đầu môn hóa học (tiếp theo)

Mục tiêu:

1) Kiến thức:

- Học sinh biết được hoá học là một khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi của chất và những ứng dụng của chúng trong đời sống.

2) Kỹ năng:

- Học sinh biết được phải làm gì để học tốt môn hoá học.

- Biết quan sát, làm thí nghiệm, rèn khả năng tư duy và óc sáng tạo.

 

doc79 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1: Mở đầu môn hóa học (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dạy: ________________	Tiết PPCT: 16
KIỂM TRA 1 TIẾT
I-Mục tiêu:
1) Kiến thức:
Củng cố lại các kiến thức về chất, vật thể, nguyên tử , nguyên tố hoá học, phân tử
Nắm lại cách tính phân tử khối và dựa vào hoá trị lập CTHH của hợp chất
2) Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng suy luận, làm bài toán hoá học với hoá trị và NTK ( Tính PTK, Tính hoá trị và lập CTHH)
3) Thái độ:
- Có ý thức kỹ luật, tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc tronh kiểm tra thi cử .
ÊHình thức kiểm tra:
	50% Trắc nghiệm 50% tự luận
ÊThời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
II-Ma trận:
Nội dung chính
Hiểu
Biết
Vận dụng
Tổng
(%)
TNKH
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chất
I-4
0,5 điểm
5%
Nguyên tử
Nguyên tử khối
I-1, I-2
1 điểm
I-3
0,5 điểm
III
1 điểm
1
0,5 điểm
30%
Đơn chất, hợp chất-Phân tử
1, 3
2,5 điểm
25%
Công thức hóa học
II-2, II-3
1 điểm
2
2 điểm
30%
Hóa trị
II-1
0,5 điểm
II-4
0,5 điểm
10%
Tổng (điểm)
1,5 điểm
1 điểm
2,5 điểm
5 điểm
100%
10 điểm
III-Đề:
A-TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
I-Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (2 điểm)
1. Nguyên tử là ... . .
2. Nguyên tố hóa học là ..  ..
3. Nguyên tử khối là ...  ..
4. Chất tinh khiết là ....  ..
II-Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: (2 điểm)
1. Hóa trị của sắt trong hợp chất Fe2(SO4)3 là:
a. I	b. II
c. III	d. IV
2. Công thức hóa học nào sau đây sai:
a. AlO	b. Na2O
c. BaO	c. Al2O3
3. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Al (III) và SO4 (II) là:
a. AlSO4	b. Al2SO4
c. Al2(SO4)3	d. Al(SO4)3
4. Biểu thức quy tắc hóa trị của hợp chất xy là:
a. a x b = x x y	b. x x a = y x b
c. a + x = b + y	d. a + b = x + y
III-Hoàn thành bảng sau: (1 điểm)
Nguyên tử
Số p
Số n
Số e
Nhôm
13
14
Lưu huỳnh
17
16
Sắt
26
26
Kẽm
29
30
B-TỰ LUẬN (5 điểm)
1.Nguyên tử X nặng gấp hai lần phân tử O2. Tính nguyên tử khối của X. Biết nguyên tử khối của O là 16 đv.C. (1 điểm)
2. Lập công thức hóa học của các hợp chất tạo bởi các nguyên tố, nhóm nguyên tố sau: (2 điểm)
a. K (I) và Cl (I)	b. Ba (II) và Cl (I)
c. K (I) và (SO4) (II)	d. Ba (II) và (SO4) (II)
3. Tính phân tử khối của các hợp chất sau: (2 điểm)
a. H2SO4	b. KMnO4
c. Al2(SO4)3	d. Fe(NO3)3
Biết nguyên khối của H = 1 đv.C, S = 32 đv.C, O = 16 đv.C, K = 39 đv.C, Al = 27đv.C, Fe = 56 đv.C, N = 14 đv.C.
ĐÁP ÁN
A-TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
I-Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (2 điểm)
1. Nguyên tử là là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
2. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
3. Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon, kí hiệu đv.C.
4. Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác.
II-Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: (2 điểm)
1. c
2. a
3. c
4. b
III-Hoàn thành bảng sau: (1 điểm)
Nguyên tử
Số p
Số n
Số e
Nhôm
13
14
13
Lưu huỳnh
16
17
16
Sắt
26
26
26
Kẽm
30
29
30
B-TỰ LUẬN (5 điểm)
1. Phân tử khối của oxi là:
16 x 2 = 32 đv.C (0,5 điểm)
Nguyên tử khối của X là:
32 x 2 = 64 đv.C (0,5 điểm)
2. Lập công thức hóa học:
a. K (I) và Cl (I) (0,5 điểm)
- 
- x x I = y x I
- 
- x = 1, y = 1
- KCl
b. Ba (II) và Cl (I) (0,5 điểm)
- 
- x x II = y x I
- 
- x = 1, y = 2
- BaCl2
c. K (I) và (SO4) (II) (0,5 điểm)
- 
- x x I = y x II
- 
- x = 2, y = 1
- K2SO4
d. Ba (II) và (SO4) (II) (0,5 điểm)
- 
- x x II = y x II
- 
- x = 1, y = 1
- BaSO4
3. Tính phân tử khối:
a. Phân tử khối của H2SO4 là: 2x1 + 32 + 4x16 = 98 đv.C (0,5 điểm)
b. Phân tử khối của KMnO4 là: 39 + 55 + 4x16 = 158 đv.C (0,5 điểm)
c. Phân tử khối của Al2(SO4)3 là: 2x27 + 3x(32 + 4x16) = 342 đv.C (0,5 điểm)
d. Phân tử khối của Fe(NO3)3 là: 56 + 3x(14 + 3x16) = 290 đv.C (0,5 điểm)
Ngày soạn:________________	Tuần: 9
Ngày dạy: ________________	Tiết PPCT: 17
Chương 2: Phản Ứng Hoá Học 
Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
A/ Mục tiêu:
1) Kiến thức:
HS biết cách phân biệt được Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
2) Kỹ năng:
Phân biệt được các hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học trong tự nhiên và đời sống.
3) Thái độ:
B / Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm.
C/ Phương tiện dạy học:
a) GV : một số hoá chất và dụng cụ sau : Bột sắt, lưu huỳnh, đường, ống nghiệm, giá đun, đèn cồn
b) HS: CB trước nội dung theo SGK.
D/ Tiến hành bài giảng:
- Ổn định lớp: 1’
I/ Mở bài: 	
	- Chương vừa qua chúng ta tìm hiểu về chất, nguyên tử, nguyên tố, phân tử, cách tính hoá trị nguyên tố và cách lập CTHH của hợp chất. Chúng ta đã biết mọi chất, mọi vật thể trên đời đều được cấu tạo từ những nguyên tử vô cùng nhỏ bé. Tiết này chúng ta chuyển sang nghiên cứu về sự biến đổi của chất và bản chất của quá trình biến đổi ấy.
II/ Phát triển bài:
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS 
Nội dung
10’
25’
5’
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS Đọc SGK , quan sát tranh SGK vàcho biết có hiện tượng gì trong 2 thí nghiệm ở phần I.
- Chất biến đổi như thế nào?
- Chất mới có sinh ra không?
+ GV nhận xét bổ sung và hướng dẫn HS rút ra kết luận về hiện tượng vất lý.
Chuyển ý: 
Hoạt động 2:
- GV tiến hành biểu diễn thí nghiệm 1 theo SGK và hướng dẫn HS quan sát.
+ Trộn hỗn hợp và thử với nam châm.
+ Đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn trong ống nghiệm.
+ Thử tính chất sản phẩm.
- Sau thí nghiệm Gv yêu cầu HS trà lời :
+ Có hiện tượng gì xãy ra khi chưa đun hỗn hợp?
+ Khi đun các em thấy có hiện tượng gì?
+ Sau khi đun xong chất trong ống nghiệm có bị nam châm hút không?
+ Vì sao nó không bị nam châm hút?
- GV nhận xét các câu trả lời và tổng kết, sau đó cho thực hiện TH 2 SGK.
+ Tương tự TN 1 GV tiến hành hướng dẫn HS thực hiện vá quan sát sau đó giúp các em rút ra kết luận
- Qua 2 TN GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hiện tượng hoá học
HS Đọc SGK và Quan sát tranh trả lời:
Có sự biến đổi chất xãy ra.
Chỉ là sự biến đổi về trang thái tồn tại
Không sinh ra chất mối
+ HS rút ra kết luận theo sự gợi ý hướng dẫn của GV.
- HS theo dõi, quan sát thí nghiệm của GV.
+ Sắt bị hút khỏi hỗn hợp.
+ Hỗn hợp sáng lên.
+ Sau khi đun xong chất trong ống nghiệm Không bị nam châm hút 
+ Sắt và lưu huỳnh bị biến đổi thành chất khác
- HS tiến hành thí nghiệm 2 theo sự hướng dẫn của GV và quan sát kết quả thí nghiệm
- Sau 2 Thí nghiệm HS rút ra kết luận về hiện tượng hoá học theo gợi ý của GV.
I. Hiện tượng vật lý:
Là hiện tượng biến đổi chất mà vẩn giử nguyên chất ban đầu, chất chỉ thay đổi trạng thái tồn tại mà thôi.
VD: 
Nước đá → Nước lỏng → Hơi nước .
Sau quá trình biến đổi, nước vẩn là nước.
II Hiện tượng hoá học:
- Là hiện tượng biến đổi chất mà có sinh ra chất mới.
- Sau quá trình biến đổi chất không còn là chất ban đầu nữa mà đã trở thành chất khác.
VD: 
Sau khi biến đổi các chất ban đầu không còn nửa.
III/ Củng cố : 5’
	- Yêu cầu HS cho ví dụ về HTVL và HTHH
IV/ Kiểm tra , đánh giá : 5’
	- So sánh sự khác nhau giữa hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học
- Câu 2 SGK
- Nhận xét tiết học của học sinh.
V/ Hướng dẫn về nhà:
- Học bài , làm bài tập 1, 2, 3 SGK vào vở bài tập. Đọc và nghiên cứu trước bài phản ứng hoá học
VI / Rút Kinh Nghiệm
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ngày soạn:________________	Tuần: 9
Ngày dạy: ________________	Tiết PPCT: 18
Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
A/ Mục tiêu :
1) Kiến thức:
HS hiểu được:
+ Phản ứng hoá học là sự biến đổi chất này thành chất khác, chất lấy vào PỨ là chất tham gia, chất thu được sau PỨ là chất tạo thành hay sản phẩm.
+ Bản chất của PỨHH là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử bị biến đổi thành phân tử khác,
- HS biết được:
	+ PỨHH xãy ra khi các chất tiếp xúc với nhau , có trường hợp phải đun nóng hoặc cần chất xúc tác.
2) Kỹ năng:
HS viết được sơ đồ PỨHH từ hiện tượng hoá học
3) Thái độ:
B / Phương pháp : Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm.
C/ Phương tiện dạy học :
a) GV : Một số hoá chất và dụng cụ sau : Kẽm viên, dd HCl loãng, ống nghiệm, kẹp. . .
	 : Bảng phụ vẽ sơ đồ PỨ giữa H2 và O2 ở cấp độ phân tử
b) HS : CB trước nội dung theo SGK.
D/ Tiến hành bài giảng :
- Ổn định lớp: 1’
I/ Mở bài : 	
	- Tiết rồi chúng ta đã biết chất biến đổi qua hai hiện tượng là HTVL và HTHH, chúng ta đã nhận ra được sự khác nhau giữa HTVL và HTHH, chỉ có HTHH mới có sự tạo thành chất mới, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất của quá trình biến đổi chất, chúng ta vào bài 13 PỨHH.
II/ Phát triển bài :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS 
Nội dung
10’
13’
12’
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS Đọc SGK , QS các sơ đồ PỨ và cho biết :
- PỨHH là gì ?
- Những chất lấy vào PỨ gọi là gì, chất thu được sau PỨ gọi là gì ?
+ GV nhận xét bổ sung và hướng dẫn HS rút ra kết luận + GV gợi ý cho học sinh biết cách diễn đạt 1 phản ứng hoá học bằng lời.
VD:
Lưu huỳnh + Sắt → Sắt II Sunfua
- GV cho HS làm bài tập 3 SGK tại lớp
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc SGK quan sát bảng phụ và trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS, giúp HS thấy được bản chất của PỨHH là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử.
- GV cho HS làm BT 4 SGK
Hoạt động 3 :
- GV giới thiệu cho HS một số PỨ, Đốt than, TN1, TN2 bài 12 và một số thí nghiêm khác trong các hiện tượng tự nhiên để giúp HS nhận ra cách làm cho PỨ xãy ra ( 3 cách giới thiệu trong bài). GV có thể liên hệ đến khái niệm chất xúc tác trong một số hiện tượng HH
- GV tiến hành thí nghiệm kẽm tác dụng với dd HCl cho HS quan sát và hỏi.
+ Khi chưa cho viên Kẽm vào dd HCl có hiện tượng gì không 
+ Khi nào thì PỨ mới xãy ra.
-GV nhận xét, bổ sung và tổng kết kiến thức cho ghi bài
HS Đọc SGK và Quan sát tranh trả lời:
- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Chất lấy vào PỨ là chất tham gia
- Chất thu được sau PỨ là sản phẩm hay chất tạo thành
+ HS rút ra kết luận theo sự gợi ý hướng dẫn của GV.
- Lưu huỳnh tác dụng (+) với Sắt 

File đính kèm:

  • docHOA HOC 8.doc