Bài giảng Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống (tiếp)
Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống .
- Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống .
- Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để sắp xếp chúng và rút ra kết luận nhận xét
II. Phương pháp: Quan sát ,hỏi đáp, thảo luận nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh 1 số loài động vật ăn cỏ.
Tranh vẽ H. 46.1
? 2. Bài mới: GT: (SGK) 1’ Hoạt động 1: Tìm hiểu giâm cành (7’) . Mục tiêu : HS biết được giâm cành là tách một đoạn thân hoặc cành cây mẹ cắm xuống đất mọc lên thành cây con. . Tiến hành: GV HS - GV cho HS hoạt động độc lập: H. Đoạn cành có đủ mắt và chồi đem cắm xuống đất ẩm sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì ? H. Cho biết giâm cành là gì ? H. Hãy kể các loại cây trồng bằng cách giâm cành. Cành của những loại cây nầy thường có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được. - GV: Cành của những cây nầy thường ra rễ nhanh. - HS nghiên cứu đọc lập trả lời: + .từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới Cây mới + Giâm cành là tách một đoạn thân hoặc cành cây mẹ cắm xuống đất cho ra rễ và phát triển thành cây mới. - Đại diện lớp trình bày - HS khác nhận xét. *Tiểu kết: Giâm cành là cắt một đoạn thân hay cành có đủ mắt chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ phát triển thành cây mới. Ví dụ : (HS tự sưu tầm ) Hoạt động 2: Tìm hiểu chiết cành: . Mục tiêu: HS biết cách chiết cành và phân biệt được những cây có thể chiết cành. . Tiến hành : GV HS - GV cho HS quan sát H27.2 hãy cho biết : H. Hãy cho biết chiết cành là gì ? H Vì sao ở cành chiết rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên vết cắt ? H. Hãy kể tên một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành ? Vì sao những cây nầy không trồng bằng cách giâm cành. - GV nhận xét. - HS quan sát H27.2 trả lời: - Đại diện lớp trình bày . - HS khác nhận xét. - HS kể tên một số cây thực hiện chiết cành * Tiểu kết: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi cắt đem trồng thành cây mới Hoạt động 3: Tìm hiểu về ghép cây : (8’) . Mục tiêu : HS biết các cách ghép mắt ở cây. . Tiến hành : GV HS - GV cho HS nghiên cứu thông tin : H. Em hiểuthế nào là ghép cây; Có mấy cách ghép cây ? H. Ghép mắc gồm những bước nào ? - GV nhận xét. - HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi: - Đại diện lớp trình bày - HS khác nhận xét + Gồm 4 bước. - Đại diện lớp trình bày. - HS khác nhận xét. *Tiểu kết: Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. Hoạt động 4: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm : (8’) GV HS - GV cho HS đọc SGK. H. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là gì ? H. Hãy cho biết thành tựu nhân giống vô tính mà em biết qua các phương tiện thông tin đại chúng. GV : Từ 1 củ khoai tây 8 tháng, qua phương pháp nhân giống thu được 2 tỉ mầm giống được gieo trồng trên 40 ha đất. + Nhân giống phong lan cho hàng trăm cây mới. - HS trả lời qua nghiên cứu thông tin và quan sát H27.4 SGK. - Đại diện lớp trình bày. - HS khác nhận xét. *Tiểu kết: Nhân giống vô tính là phương pháp tạo ra nhiều cây mới từ một mô trong ống nghiệm. * Kết luận chung: GV cho HS đọc phần kết luận chung SGK IV. Kiểm tra đấnh giá : (7’) H. Vì sao cành giâm phải có đủ mắt chồi ? H. Chiết cành khác với giâm cành ở chỗ nào ? Người ta thường chiết cành ở những loại cây nào ? IV. Dặn dò- chuẩn bị : (2’) - Học bài – xem trước bài 28. - Làm câu 4*. - Đem hoa bưởi, hoa râm bụt, chanh, hoa mướp. ◄◄◄ §§§ ►►► Tuần 16: NS: 02/12/09. NG: 05/12/09 Tiết 32 : Chương VI : HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH Bài 28 : CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA I. Mục tiêu : - Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận. - Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. II. Phương tiện dạy học : - GV : + Tranh : H28.1 ; H28.2 ; H28.4 SGK. + Một số hoa thật để bổ sung cho HS còn thiếu. - HS : Sưu tầm một số hoa lưỡng tính. III. Tiến trình bài giảng 1. Bài cũ: (5’) Không kiểm tra (đầu chương) 2. Bài mới: (38’) GT (1’) : Hoa là cơ quan sinh sản của cây, vậy hoa có cấu tạo phù hợp với chức năng sinh sản như thế nào ? Hoạt động 1: Các bộ phận của hoa (25’) GV HS - GV cho HS quan sát hoa thật Xác định các bộ phận của hoa. H. Hãy tìm từng bộ phận của hoa và gọi tên chúng. - GV cho HS lần lượt tách các bộ phận quan sát số lượng màu sắc. - GV hướng dẫn HS quan sát đĩa mật, nhuỵ. H. Nhuỵ gồm những bộ phận nào ? Noãn nằm ở đâu ? - GV chốt kiến thức bằng cách treo tranh các bộ phận của hoa. - GV cho HS quan sát một số hoa khác mang đến lớp - GV nhận xét kết luận. - Các nhóm quan sát hoa bưởi + những hiểu biết về hoa xác định các bộ phận của hoa. - Đại diện nhóm cầm hoa và xác định các bộ phận của hoa. - Nhóm khác nhận xét. - HS quan sát nhị bao phấn. Nhuỵ bầu nhuỵ. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét. - HS quan sát một số hoa khác. *Tiểu kết: Hoa gồm các bộ phận chính: Đài, tràng, nhuỵ và nhuỵ. - Đài tràng làm thành bao hoa. Tràng có nhiều cánh hoa có màu sắc khác nhau. - Nhị gồm chỉ nhị và bao phấn( chứa hạt phấn). - Nhuỵ gồm:Đầu, vòi,bầu nhuỵ. Noãn trong bầu. Hoạt động 2: Chức năng các bộ phận của hoa: . Mục tiêu: HS xác định được chức năng từng bộ phận của hoa: Đài, tràng, nhị và nhuỵ. . Tiến hành: GV HS - GV cho HS hoạt động cá nhân nghiên cứu SGK: H. Những bộ phận nào của hoa thực hiện chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao? H. Những bộ phận nào bao bọc lấy nhị và nhuỵ? Chúng có chức năng gì? - GV nhận xét kết luận - HS hoạt động cá nhân nghiên cứu SGK: - Đại diện lớp trình bày. Yêu cầu: + Nhị có hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. Nhuỵ chức noãn mang tế bào sinh dục cái. + Đài tràng bảo vệ nhị và nhuỵ - HS khác nhận xét kết luận. * Tiểu kết: - Đài, tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhuỵ. - Nhị có hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. - Nhuỵ có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. - Nhị và nhuỵ là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. IV. Kiểm tra đấnh giá: (7’) - GV cho HS ghép hoa, ghép nhị và nhuỵ vào bìa ghép ? a. Ghép hoa : - GV cho 1 HS lên chọn các bộ phận của hoa rồi gắn vào tấm bìa ghép thành 1 bông hoa hoàn chỉnh gồm : Cuống, đế, đài tràng, nhuỵ và nhị. - HS tự đánh giá và nhận xét cho nhau. - GV nhận xét đánh giá và cho điểm (nếu hoàn chỉnh). b. Ghép nhị và nhuỵ : - GV treo tranh câm nhị và nhuỵ như H28.2 và 28.3 - GV cho HS chọn các mẫu giấy có ghi chữ đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhuỵ, chỉ nhuỵ, bao phấn để gắn vào bên cạnh cho phù hợp. - HS tự nhận xét cho điểm lẫn nhau. - GV nhận xét và cho điểm. IV. Dặn dò- chuẩn bị : (2’) - Học bài – trả lời câu hỏi SGK. - làm bài tập trang 95 SGK. - HS chuẩn bị : Hoa bí đỏ, hoa mướp, hoa râm bụt, hoa huệ, tranh ảnh các loại hoa khác. ◄◄◄ §§§ ►►► Tuần 17: NS: 02/12/09. NG: 05/12/09 Tiết 33: Bài 29: CÁC LOẠI HOA I. Mục tiêu : - Phân biệt được hai loại hoa : lưỡng tính và đơn tính. - Phân biệt được hai cách sắp xếp hoa trên thân cây, biết đựơc ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa theo cụm. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh. II. Phương tiện dạy học : - GV : Một số hoa đơn tính và lưỡng tính. - HS : Đem dủ các loại hoa đã dặn ở tiết trước.. III. Tiến trình bài giảng : 1. Bài cũ :(4’) H. Hoa gồm những bộ phận nào ? Chức năng của từng bộ phận là gì ? H. Bộ phận nào của hoa quan trọng nhất ? Vì sao ? 2. Bài mới : GT : SGK (1’) Hoạt động 1 : Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của cây : (25’) GV HS - GV yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn để quan sát, hoàn thành cột 1, 2, 3 ở vở bài tập. - GV cho HS chia hoa thành hai nhóm. - GV nhận xét bằng cách cho HS lên chữa bảng. - GV cho HS làm bài tập điền từ. - GV nhận xét và sửa chữa. H. Dựa và bộ phận sinh sảnchia làm mấy loại hoa ? Thế nào là hoa đơn tính, hoa lưỡng tính? - GV cho HS lên bảng nhặt riêng hoa đơn tính và hoa lưỡng tính của GV. - Các HS làm việc độc lập, thảo luận nhóm để hoàng thành bảng cột 1, 2, 3 SGK và vở bài tập. - Các nhóm chia hoa ra thành hai nhóm và viết ra giấy. - HS nêu được : + Nhóm 1 : Có đủ nhị và nhuỵ. + Nhóm 2 : Chỉ có nhị hoặc chỉ có nhuỵ. - HS làm bài tập. - HS liệt kê vào bảng : + Hoa đơn tính : + Hoa lưỡng tính : - HS lên phân loại hoa của GV mang theo. *Tiểu kết : Có hai loại hoa : Hoa đơn tính : Chỉ có nhị hoặc chỉ có nhuỵ ; nhị ở hoa đực và nhuỵ ở hoa cái. - Hoa lưỡng tính : Có cả nhị và nhuỵ. Hoạt động 2 : Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây : (15’) . Mục tiêu : HS biết được có hai nhóm : Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm. . Tiến hành : GV HS - GV cho HS HS nghiên cứu SGK và phân biệt : Cách sắp xếp hoa trên ảnh và trên vật mẫu. - GV bổ sung thêm một số hoa mọc thành cụm. - HS phân biệt các cách xếp hoa trên cây. + Hoa mọc thành cụm. + Hoa mọc đơn độc. - Đại diện lớp trình bày. - HS nghe và ghi nhớ. *Tiểu kết : Có hai cách mọc hoa : - Hoa mọc đơn độc : Hoa hồng, hoa râm bụt, - Hoa mọc thành cụm : Hoa cúc, hoa hướng dương, IV. Kiểm tra đấnh giá : (7’) H. Có mấy cách sắp xếp hoa trên cây ? Cho ví dụ. H. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân bịêt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính ? Hãy kể tên 3 loại hoa lưỡng tính và ba loại hoa đơn tính mà em biết. IV. Dặn dò- chuẩn bị : (2’) - Học bài. - Xem lại tất cả các bài để ôn tập. ◄◄◄ §§§ ►►► Tuần 17: NS: 02/12/09. NG: 05/12/09 Tiết 34: ÔN TẬP I. Mục tiêu : - Củng cố kiến thức ở các chương : Lá và sinh sản sinh dưỡng. - Tìm mối quan hệ giữa các cơ quan bộ phận. - Nâng cao sự tìm hiểu kiến thức cho HS. II. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, bảng phụ. III. Tiến trình bài giảng : 1. Bài cũ :(4’) (lồng ghép vào khi ôn tập) 2. Bài mới : Ôn tập. Hoạt động 1 : Hệ thống hoá kiến thức : (10’) - GV cho HS trả lời nhanh câu hỏi : H. Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp lá trên thân như thế nào giúp nhận được nhiều ánh sáng ? H. Có những kiểu xếp lá trên thân cây nào ? H. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào ? Chức năng mỗi phần là gì ? H. Cấu tạo phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó chế tạo chất hữu cơ nuôi cây ? H. Lỗ khí có chức năng gì ? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó ? Lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu ? H. Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp. Những yếu tố nào là cần thiết cho quang hợp ? H. Những điều kiện nào ảnh hưởng tới quang hợp ? H. Hô hấp là gì ? Sơ đồ hô hấp ? Ý nghĩa của
File đính kèm:
- Giao an sinh 6 20102011.doc