Bài giảng Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiếp)

Sau bài học, HS cần:

– Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước.

– Thấy được mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá khác nhau, tạo nên sự phong phú đa dạng của nền văn hoá Việt Nam; Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta, thấy được sự biến động trong sự phân bố các dân tộc do đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng ta.

 

doc148 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phía Tây của vùng.
- So sánh các chỉ tiêu của vùng so với cả nước.
- Kể tên một số dự án quan trọng đã tạo cơ hội để vùng phát triển kinh tế - xã hội.
Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: 
-Cầu nối giữa Bắc và Nam.
-Cửa ngõ hành lang đông –tây và của tiểu vùng sông Mê Kông.
II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 
-Khí hậu phân hoá giữa bắc- nam, đông –tây – nên thường xuyên có bão, lũ, hạn hán, gió khô nóng
-Tài nguyên rừng phân hoá theo chiều B_N, nhiều gỗ quí song bị khai thác quá mức cho phép.
-Khoáng sản: Thiếc, mang gan,sắt, ti tan,crôm.
III.Đặc điểm dân cư và xã hội:
- Vùng có 25 đân tộc .
-Tình hình dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa đông và tây.
-Các tiêu chí phát triển kinh tế xã hội đều thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, kinh tế chậm phát triển và gặp nhiều khó khăn.
- Vùng có một số tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản, du lịch, biển.
- Thiên nhiên khác nhau giữa Bắc – Nam Hoành Sơn, giữa Đông – Tây.
- Thường xuyên có bão lũ, hạn hán, gió Tây khô nóng về mùa hạ.
IV–CỦNG CỐ: 
Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
V–DẶN DÒ:
- Sưu tầm tư liệu (bài viết, ảnh) và rất vắn tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế.
- Nghiên cứu trước bài 24.
 Ngày soạn:05/12/2007
 Ngày dạy:07/12/2007
 Tiết: 26
Bài 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ
(tiếp theo)
I–MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
Hiểu được so với các vùng kinh tế trong nước, Bắc Trung Bộ tuy còn nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn.
Nắm vững phương pháp nghiên cứu sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu một số vấn đề kinh tế ở Bắc Trung Bộ.
Vận dụng tốt sự kết hợp kênh hình và kênh chữ để trả lời các câu hỏi dẫn dắt.
Biết đọc, phân tích biểu đồ và lược đồ. Tiếp tục hoàn thiện kỹ năng sưu tầm tư liệu theo chủ đề.
II–CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẨN THIẾT:
Lược đồ kinh tế Bắc Trung Bộ.
III–TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1.Ổn định lớp 
	2. kiểm tra bài cũ ,(theo câu hỏi sgk )
Mở bài: Phần mở đầu bài hoc trong SGK.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
HĐ1: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào các hình: 24.1, 24.3, tranh ảnh, kết hợp kiến thức đã học:
- So sánh bình quân lương thực bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ với cả nước. Giải thích?
- Xác định trên bản đồ các vùng nông – lâm kết hợp? Tên một số sản phẩm đặc trưng?
- Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.
Bước 2: HS phát biểu (kết hợp chỉ bản đồ), GV chuẩn kiến thức.
HĐ2: Cá nhân/Cặp
Bước 1: HS dựa vào các hình: 24.2, 24.3, kết hợp kiến thức đã học:
- Nhận xét về sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
- Cho biết ngành nào là thế mạnh của Bắc Trung Bộ? Vì sao?
- Xác định vị trí trên lược đồ các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan, đá vôi.
- Xác định trên lược đồ các trung tâm công nghiệp, các ngành chủ yếu của từng trung tâm, nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng.
Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
HĐ3: Cá nhân/Cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 24.3, Atlat địa lí Việt Nam, tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết:
- Xác định vị trí quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này.
- Kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng.
Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
HĐ4: Cả lớp
Bước 1: HS dựa vào hình 24.3 kết hợp kiến thức đã học, xác định các trung tâm kinh tế và chức năng của từng trung tâm.
Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.
IV.Tình hình phát tiển kinh tế.
1. Nông nghiệp:
-Năng suất lúa và lương thực bình quân đầu người thấp.
-Phát triển mạnh nghề rừng, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc,đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
2.Công nghiệp:
-Giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục.
-Các ngành: Khai thác khoáng sản, Sx vật liệu xây dựng, cơ khí ,dệt, may, chế biến gỗ đang PT.
3.Dịch vụ:
Các dịch vụ du lịch, vận chuyển ...đang trên đà phát triển.
V.Các trung tâm kinh tế:
-Thanh Hoá, Vinh, Huế.
IV–CỦNG CỐ:
Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
V–DẶN DÒ:
- Tại sao nói du lịch là một thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?
- Sưu tầm tư liệu về khu di tích quê Bác Hồ tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Nghiên cứu trước bài Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
 Ngày soạn: 09/12/2007
 Ngày dạy:11/12/2007
 Tiết: 27
Bài 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I–MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
Khắc sâu sự hiểu biết qua các bài học về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là nhịp cầu nối giữa Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên và Biển Đông, là vùng có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của đất nước.
Nắm vững phương pháp so sánh tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu vùng Duyên hải miền Trung.
Kết hợp được kênh chữ và kênh hình để giải thích một số vấn đề của vùng.
II–CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾT:
Lược đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Tranh ảnh về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
III–TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Mở bài: Phần mở đầu bài học trong SGK.
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 25.1, hoặc Atlat, kết hợp kiến thức đã học:
- Xác định giới hạn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vị trí 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Lý Sơn, Phú Quý.
- Nêu ý nghĩa của vị trí, giới hạn
Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
Chuyển ý
HĐ 2: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 25.1, Atlat địa lý Việt Nam (trang 6, 7, 8) kết hợp kiến thức đã học:
- Nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Xác định trên bản đồ các vịnh Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, các bãi tắm và điểm du lịch nổi tiếng.
- Giá trị kinh tế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
- Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh Nam Trung Bộ?
Gợi ý
Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.
Chuyển ý
HĐ 3: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào bảng 25.1, 25.2 kết hợp kiến thức đã học:
- Nhận xét sự khác biệt về dân cư và hoạt động kinh tế giữa đồng bằng ven biển và vùng núi, đồi gò phía Tây? So sánh với Bắc Trung Bộ.
- So sánh một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của vùng so với cả nước; rút ra nhận xét về tình hình dân cư, xã hội của Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Cho biết vùng có những tài nguyên du lịch nhân văn nào?
Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.
I.Vị trí địa lí và Giới hạn lãnh thổ:
-Là cửa ngõ ra biển của Tây nguyên.
-Có tầm quan trọng rất lớn về an ninh và quốc phòng.
II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
-Tự nhiên:Địa hình phức tạp: núi, gò đồi, đồng bằng, biển xen kẽ nhau.
-Bờ biển khúc khuỷu nhiều vủng, vịnh kín gió thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cảng, PT du lịch.
-Đồng bằng hẹp,đồi núi nhiều, đất đai ít màu mỡ..
-Khoáng sản:Cát, ti tan, vàng
-Rừng còn ít nguy cơ sa mạc hoá tăng.
III.Đặc điểm dân cư và xã hội:
-Dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác nhau giữa phần đông và tây, đời sống dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn.
-Các tiêu chí Pt kinh tế ,xã hội còn thấp.
-Có tiềm năng PT du lịch danh lam và di tích
IV–CỦNG CỐ:
 1. Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tại sao nói: vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, quốc phòng?
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế xã hội?
3. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của Duyên hải Nam Trung Bộ.
4. Chọn ý đúng nhất trong câu sau:
Đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía Tây nhằm mục đích:
 A. Bảo vệ rừng đầu nguồn.
 B. Rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch giữa đồng bằng ven biển và vùng đồi núi phía Tây.
 C. Nâng cao trình độ dân trí, sức khoẻ cộng đồng.
 D. Tất cả các ý trên.
V–DẶN DÒ:
HS làm câu 3 trang 94, SGK Địa lý 9.
 Ngày soạn:10/12/2007
 Ngày dạy: 14/12/2007
 Tiết: 28
Bài 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
(tiếp theo)
I–MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
Hiểu biết về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn về kinh tế biển. Thông qua việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế, HS nhận thức được sự chuyển biến mạnh mẽ trong kinh tế, cũng như xã hội của vùng.
Thấy được vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang tác động mạnh tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng kết hợp kênh hình và kênh chữ để phân tích và giải thích một số vấn đề quan tâm trong điều kiện cụ thể của Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đọc, xử lý số liệu và phân tích quan hệ không gian: đất liền - biển và đảo, Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên.
II–CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾT:
Lược đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.
Một số tranh ảnh.
III–TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Mở đầu: Phần mở đầu bài học SGK.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HĐ 1: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào bảng 26.1, hình 26.1, Atlat địa lý Việt Nam (trang 14) kết hợp kiến thức đã học:
 -Nhận xét tình hình chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của vùng.
 -Cho biết tình hình trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả?
 -Xác định trên bản đồ các bãi tôm, bãi cá. Tại sao Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng với nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản biển?
 -Cho biết vùng có những khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp? Đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn.
Gợi ý
Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
?Hỏi: Duyên hải Nam Trung Bộ còn nổi tiếng về những sản phẩm gì? ( muối, nước mắm)
Chuyển ý
HĐ 2: Cá nhân/cặp
Bước 1: HS dựa vào bảng 26.2, hình 26.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam (trang 23), kết hợp kiến thức đã học:
- So sánh giá trị và sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ với cả nước.
- Xác định các trung tâm công nghiệp, các ngành chủ yếu của mỗi trung tâm.
- Cho biết những ngành công nghiệp nào phát triển mạnh hơn?
Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.
Chuyển ý
HĐ 3: Cá nhân/ cặp
Bước 1: HS dựa vào hình 26.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam (trang 18,20), kết hợp vốn hiểu biết:
- Xác định các tuyến đường giao thông qua vùng,

File đính kèm:

  • docgiao an dia9.doc
Giáo án liên quan